Suy thận độ 1 sống được bao lâu? Những điều về về suy thận giai đoạn 1

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Nhiều dấu hiệu suy thận xuất hiện mà người bệnh không hay biết hoặc chủ quan không thăm khám dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vậy suy thận độ 1 sống bao lâu? Suy thận giai đoạn 1 là gì? Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu về suy thận qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu, triệu chứng của suy thận độ 1

Việc nhận biết bệnh sớm qua các dấu hiệu là giải pháp để người bệnh thăm khám và điều trị kịp thời nhằm kiểm soát bệnh, giảm các biến chứng. Với suy thận độ 1 các triệu chứng thường không rõ ràng, tuy nhiên có thể gặp một trong số các biểu hiện sau:

Giảm lượng nước tiểu

Giảm lượng nước tiểu là một trong những dấu hiệu biểu hiện bệnh suy thận mà người bệnh cần chú ý. Bởi chức năng của thận suy giảm việc lọc thải các chất sẽ không được bình thường như trước.

Người bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên hơn nhưng ít nước tiểu. Đi kèm với đó là tình trạng đau, căng tức khó chịu khi đi tiểu. Các triệu chứng này thường xảy ra vào ban đêm do thận suy yếu, chức năng lọc bị hạn chế.

Ngoài ra, quan sát nước tiểu cũng có thể thấy nước tiểu sủi bọt, có màu đậm và mùi khó chịu. Điều này có thể do cơ chế lọc của thận bị tổn thương dẫn đến tình trạng thất thoát đạm và tế bào máu vào trong nước tiểu.

Suy thận độ 1 sống được bao lâu? Những điều về về suy thận giai đoạn 1

Phù 

Khi xuất hiện tình trạng phù ở các vị trí như tay chân, mặt, cổ,… người bệnh cần đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe. Bởi có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận. Chức năng của thận suy giảm, chất lỏng không thể được loại bỏ mà còn dư thừa dẫn đến tích tụ nhiều trong các mô và tế bào gây phù nề.

Khó thở không rõ nguyên nhân

Triệu chứng khó thở là triệu chứng dễ nhầm lẫn bởi đôi khi làm việc quá sức hay mệt mỏi cũng gây ra triệu chứng này. Vì thế mà nhiều người bệnh thường bỏ qua và cho rằng không có gì nghiêm trọng.

Tuy nhiên, khó thở không rõ nguyên nhân cũng đến từ chức năng lọc thải suy giảm không thải được các chất thải ra khỏi cơ thể dẫn đến ứ đọng ở phổi. Chính điều này gây nên tình trạng khó thở, thở nông không rõ nguyên nhân cho người bệnh.

Ngoài ra, đôi khi người bệnh còn cảm nhận được hơi thở của mình của mùi hôi khó chịu. Điều này do cơ thể tích tụ quá nhiều chất thải dẫn đến hôi miệng.

Đau hoặc cảm thấy nặng ngực

Khi cảm giác đau và cảm thấy nặng ngực, người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe bởi có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở lưng hoặc phần hông do cấu trúc của thận bị tổn thương như viêm bể thận, sỏi thận. Một số trường hợp còn bị đau bụng dưới có thể do mắc sỏi niệu quản hoặc nhiễm trùng bàng quang.

Không những vậy, chức năng thận suy giảm không thể đào thải lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể khiến kali tích tụ nhiều trong máu, dẫn đến tình trạng tăng kali máu. Tình trạng này đã khiến cho người bệnh đau tim, nặng ngực và nhịp tim bất thường.

Mệt mỏi, uể oải

Cơ thể chúng ta khi làm việc nhiều sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải hoặc đôi khi một chút cảm mạo cũng gây nên tình trạng này. Song, mệt mỏi kéo dài cần được thăm khám sớm bởi có thể là dấu hiệu của suy thận.

Thận khỏe mạnh sẽ tạo ra lượng hormone erythropoietin – đây là hormone có khả năng truyền tín hiệu, báo thông tin cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Nếu thận không khỏe, hư hỏng, có vấn đề sẽ tạo ra số lượng hormone erythropoietin ít hơn khiến cho cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn. Từ đó, cơ thể nhanh chóng mệt mỏi, kiệt sức, uể oải, đầu óc kém tập trung.

Và dấu hiệu mệt mỏi này xảy ra ngay cả khi người bệnh không làm việc gắng sức.

Kém ăn, buồn nôn, nôn

Người bệnh cũng cần chú ý đến các biểu hiện kém ăn, nôn, buồn nôn. Các triệu chứng này phổ biến, cảnh báo nhiều bệnh, trong đó có suy thận. Thời gian đầu, các triệu chứng này không rõ nhưng khi bệnh suy thận tiến triển sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Các chất thải, chất độc như ure, các acid amin và creatinin tích tụ trong cơ thể khiến miệng có mùi vị kim loại, thay đổi vị giác. Từ đó, người bệnh cảm thấy ăn không ngon, kém ăn, chán ăn. Hơn nữa, người bệnh còn dễ nôn và buồn nôn vào sáng sớm.

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Sụt cân, giảm cân không rõ nguyên nhân hay không có mục đích cần phải được chú ý. Bởi đây cũng là dấu hiệu của bệnh suy thận. Người bệnh suy thận thường kém ăn, lại không còn đủ đạm nuôi dưỡng cơ thể nên cơ thể dễ bị suy kiệt, mất cơ, giảm cân,…

suy thận khi bị covid

Ngứa ngáy

Dấu hiệu ở giai đoạn đầu của bệnh suy thận có thể dễ dàng nhận biết là ngứa ở da. Do chức năng của thận suy giảm, không lọc thải được các chất độc khiến chúng tồn đọng và tích tụ toàn thân. Từ đó, khiến cho da bị nổi mẩn, dị ứng, ngứa ngáy, kèm theo mùi hôi. Khi bệnh tiến triển, tình trạng ngứa ngáy sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Co rút cơ 

Co rút cơ hay chuột rút chân hoặc ở các vị trí khác trên cơ thể cũng có thể là triệu chứng của bệnh suy thận. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thận suy giảm chức năng, làm cho mất cân bằng nồng độ kali, natri, canxi và các chất điện giải. Từ đó, làm gián đoạn hoạt động của các cơ gây nên tình trạng chuột rút, co rút cơ.

Thiếu máu ( biểu hiện hoa mắt, chóng mặt)

Vai trò của thận không chỉ lọc thải mà còn có khả năng sinh ra hormone erythropoietin – hormone kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu. Khi chức năng thận suy giảm, lượng hormone này được tạo ra ít hơn bình thường nên cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hóa, gây ra thiếu máu. Tình trạng thiếu máu khiến não không cung cấp đủ lượng oxy hóa cần thiết, dẫn đến các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, kém tập trung, không tỉnh táo,…

Các biểu hiện, dấu hiệu kể trên báo hiệu sức khỏe cần được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân. Thời gian đầu, chức năng thận vẫn chưa mất đi nhiều nên triệu chứng còn mờ nhạt. Song, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng càng nghiêm trọng và càng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên thăm khám để được can thiệp điều trị sớm nhất.

Suy thận độ 1 sống được bao lâu?

Suy thận giai đoạn 1 hay còn gọi là bệnh thận mạn giai đoạn đoạn 1 là suy thận nhẹ. Những người suy thận cấp 1 có kết quả xét nghiệm độ lọc cầu thận eGFR 90ml/phút hoặc cao hơn. Chức năng của Thận vẫn hoạt động tốt nhưng xuất hiện các dấu hiệu tổn thương như: Đạm niệu hoặc tổn thương thực thể trên thận.

Những người suy thận ở giai đoạn này có thể không có triệu chứng và biến chứng. Nếu phát hiện kịp thời và tiến hành điều trị thì sẽ giúp kiểm soát và làm chậm tốc độ của bệnh. Suy thận giai đoạn 1 gần như không có dấu hiệu trên lâm sàng để phát hiện bệnh. Bệnh thường được phát hiện bệnh thường thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng khi đi khám sức khỏe.

Suy thận độ 1 sống bao được lâu? Suy thận giai đoạn 1 thì thận gần như khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Người bệnh vẫn chưa bị ảnh hưởng về sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần được phát hiện sớm để có được bác sĩ có biện pháp can thiệp bảo vệ thận tối ưu hơn nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn và phải tiến hành theo dõi chức năng của thận thường xuyên.

Suy thận độ 1 sống được bao lâu
Suy thận độ 1 sống được bao lâu?

Suy thận độ 1 có chữa được không?

Suy thận độ 1 có chữa được không là vấn đề được quan tâm nhiều bởi người thân và người bệnh. Theo các bác sĩ, nếu đợt cấp suy thận  có thể giảm nhưng với suy thận mạn gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Song, bệnh vẫn có thể được kiểm soát, ngăn sự tiến triển và các biến chứng nguy hiểm nếu tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp lối sống lành mạnh cũng như chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp với giai đoạn bệnh.

Những phương pháp điều trị bệnh suy thận giai độ 1

Việc can thiệp điều trị bệnh sớm sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, và kéo dài tuổi thọ. Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra mục tiêu điều trị khác nhau:

  • Điều trị bệnh thận căn nguyên
  • Điều trị nguyên nhân gây giảm mức lọc cầu thận GFR cấp tính có thể phục hồi được
  • Điều trị để làm chậm sự tiến triển của bệnh
  • Điều trị các biến chứng tim mạch, và các yếu tố nguy cơ tim mạch
  • Chuẩn bị điều trị thay thế thận khi chức năng thận suy giảm và hầu như không còn khả năng lọc.

Hơn nữa, tùy vào giai đoạn mắc bệnh mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp, cụ thể như sau:

Giai đoạn Mức lọc cầu thận (ml/ph/1,73) Hướng điều trị
1 ≥90 Chẩn đoán và điều trị bệnh căn nguyên, giới hạn yếu tố nguy cơ gây suy thận cấp, làm chậm tiến triển bệnh thận, điều trị yếu tố nguy cơ tim mạch
2 60-89 Ước đoán tốc độ tiến triển bệnh thận
3 30-59 Đánh giá và điều trị biến chứng
4 15-29 Chuẩn bị điều trị thay thế thận
5 ≤ 15 Điều trị thay thế thận nếu có hội chứng ure huyết

Trong đó, việc điều trị bệnh căn nguyên và điều trị làm chậm tiến triển của bệnh bao gồm các việc như:

Điều trị bệnh căn nguyên:

Phương pháp điều trị giữ vai trò quan trọng nhất trong bảo vệ thận và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận. Khi thận đã suy nặng (giai đoạn 4, 5), do việc chẩn đoán bệnh căn nguyên trở nên khó khăn, đồng thời việc điều trị trở nên kém hiệu quả, do đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án để người thân và người bệnh cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của thuốc điều trị căn nguyên ở nhóm người bệnh này.

Điều trị để làm chậm sự tiến triển của bệnh thận:

Yếu tố cần can thiệp Mục tiêu Biện pháp
Giảm protein niệu, tiểu albumin Protein/creatinine <0,5mg/g

Albumin/creatinine niệu < 30mg/g

– Kiểm soát huyết áp

– Điều trị bệnh căn nguyên

– Tiết chế protein trong khẩu phần

– Dùng UCMC hoặc UCTT

Kiểm soát huyết áp – Nếu người bệnh ACR< 30mg/g, HA mục tiêu ≤ 140/90 mmHg

– Nếu ACR≥ 30mg/g, HA mục tiêu ≤ 130/80mmHg

Ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin II: ưu tiên chọn, nhất là ở người bệnh có tiểu albumin
Ăn nhạt Sodium < 2g /ngày (hoặc NaCl < 5g/ngày Tự nấu ăn, không ăn thức ăn chế biến sẵn, không chấm thêm
Giảm protein trong khẩu phần Áp dụng ở người bệnh GFR<30ml/ph/1,73, lượng protein nhập

<0,8g/Kg/ngày

Giảm protein, chọn các loại đạm có giá trị sinh học cao (tư vấn chuyên gia dinh dưỡng)
Kiểm soát đường huyết HbA1C ≈ 7%

HbA1C > 7%, ở người bệnh có nguy cơ hạ đường huyết cao

Không dùng metformin khi GFR<60 ml/ph/1,73
Thay đổi lối sống Đạt cân nặng lý tưởng, tránh béo phì

Bỏ hút thuốc lá

Tập thể lực tùy theo tình trạng tim mạch và khả năng dung nạp (ít nhất 30 ph/lần/ngày x 5 ngày/tuần)
Điều trị thiếu máu Hb 11-12 g/dL Erythropoietin, sắt, acid folic..
Kiểm soát rối loạn lipid máu LDL- cholesterol <100 mg/dL, HDL- cholesterol >40 mg/dL, triglyceride <200 mg/dL. Statin, gemfibrozil

Fibrate giảm liều khi GFR<60, và không dung khi GFR<15

Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ứ chế thụ thể angiotensin II Dùng liều tối ưu để giảm protein niệu, và kiểm soát huyết áp Phòng ngừa, và theo dõi các tác dụng phụ: suy thận cấp và tăng kali, hay xảy ra ở người bệnh GFR giảm

Như vậy, trong điều trị bệnh suy thận sẽ có 2 phương pháp chính là điều trị bệnh căn nguyên và làm chậm các tiến triển của bệnh. Tùy vào tình trạng, giai đoạn, triệu chứng ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất để bệnh được kiểm soát hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh suy thận độ 1

Dựa vào lâm sàng, yếu tố gia đình, tiền sử bệnh cá nhân, hoàn cảnh xã hội, yếu tố môi trường, thuốc sử dụng, khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa và thậm chí là sinh thiết thận để chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh suy thận.

Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh suy thận bao gồm:

  • Bệnh thận đái tháo đường
  • Bệnh thận xơ hóa do huyết áp tăng
  • Bệnh cầu thận

Theo Hội thận học Quốc tế KDIGO, nguyên nhân gây bệnh suy thận được phân chia dựa vào vị trí tổn thương giải phẫu học và bệnh căn nguyên chủ yếu xảy ra tại thận hoặc thứ phát sau mắc các bệnh lý toàn thân.

Nguyên nhân Bệnh thận nguyên phát Bệnh thận thứ phát sau bệnh lý toàn thân
Bệnh cầu thận Bệnh cầu thận tổn thương tối thiểu, bệnh cầu thận màng… Đái tháo đường, thuốc, bệnh ác tính, bệnh tự miễn
Bệnh ống thận mô kẽ Nhiễm trùng tiểu, bệnh thận tắc nghẽn, sỏi niệu Bệnh tự miễn, bệnh thận do thuốc, đa u tủy
Bệnh mạch máu thận Viêm mạch máu do ANCA, loạn dưỡng xơ cơ Xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thuyên tắc do cholesterol
Bệnh nang thận và bệnh thận bẩm sinh Thiểu sản thận, nang tủy thận Bệnh thận đa nang, hội chứng Alport

Bảng: Phân loại nguyên nhân bệnh thận mạn (theo KDIGO 2012)

Nguyên nhân gây bệnh suy thận chủ yếu là nguyên nhân khiến cho cấu trúc thận bị tổn thương và khiến cho chức năng ở thận suy giảm. Việc thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh sớm sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị phù hợp và kiểm soát bệnh tốt nhất.

Thực đơn cho người suy thận độ 1

Trong Suy thận độ 1 biện pháp hiệu quả nhất để can thiệp bảo vệ thận là chế độ Dinh dưỡng có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng đến các cơ quan khác và nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận như sau:

  • Ăn các món ăn ít đạm như: Miến, khoai lang, bún, phở, hủ tiếu, bắp,…
  • Sử dụng các loại thực phẩm cho nhiều đạm thiết yếu có giá trị cao tốt hơn cho cơ thể có trong: thịt, cá, trứng, sữa.
  • Khi suy thận hoặc suy thận kèm với các bệnh khác như: máu mỡ, đái tháo đường hay bệnh tim mạch,…. Cần được khám và tư vấn dinh dưỡng bởi bác sĩ dinh dưỡng.
  • Bổ sung canxi, sữa.
  • Sử dụng dầu oliu, dầu óc chó, dầu mè, dầu nành,… để bổ sung chất béo
  • Bổ sung đầy đủ và cân bằng vitamin, khoáng chất.
  • Không sử dụng chất kích thích

Sữa cho người suy thận chuyên gia khuyên dùng

Sữa Fresubin Renal Drink 

Sữa Fresubin Renal Drink 200ml là dòng sữa cho người suy thận chuyên biệt đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh trước chạy thận. Sữa có thể sử dụng đường uống hoặc qua ống thông với năng lượng (2kcal/ml), bổ sung EPA và DHA từ dầu cá, hệ chất bột đường biến đổi tinh bột, ít đạm và chất điện giải, isomaltulose, chất xơ.

Thành phần dinh dưỡng:

  • Sữa Fresubin Renal Drink 200ml có chứa:
  • Năng lượng: 150kcal
  • Protein: 5,6g
  • Carbohydrate: 19.9g
  • Chất béo: 5g
  • Canxi: 100mg

Các thành phần dinh dưỡng trong sữa Fresubin Renal Drink 200ml cho người suy thận được bố trí theo tỷ lệ cân bằng và khoa học, giúp quản lý chế độ ăn và đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.

Sữa Fresubin còn chứa EPA và DHA từ dầu cá, không gluten và ít lactose phù hợp cho người bị bệnh thận mãn tính, giảm được các nguy cơ rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra, sữa cũng bổ sung thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất, acid Folic, taurine, nước, maltodextrin, isomaltulose, Biotin, Acid Pantothenic,chất điều chỉnh độ chua (E 524),… cho người suy thận.

Suy thận độ 1 sống được bao lâu?
Fresubin Renal Drink

Xem chi tiết sản phẩm: Sữa Fresubin Renal Drink 200ml hương Vanilla – Dinh dưỡng tối ưu cho người suy thận trước lọc thận

Sữa Nepro 1

Sữa Nepro 1 là sữa cho người suy thận được khuyến cáo về dinh dưỡng từ các chuyên gia dinh dưỡng. Đây là sản phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối, ít protein, natri, kali, photpho, giàu năng lượng, giúp phục hồi thể trạng, ổn định đường huyết, kiểm soát tình trạng bệnh và tăng cường sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng:

  • Dòng sữa cho sữa người suy thận này bổ sung đầy đủ đạm sữa, vitamin và khoáng chất giúp cung cấp năng lượng, kiểm soát bệnh thận và tiểu đường.
  • Đồng thời, sữa làm giảm lượng protein, giảm lượng ure máu, giảm gánh nặng thận, ngăn ngừa bệnh thận hiệu quả. Natri, Kali, Photpho: Giúp ổn định huyết áp và kiểm soát điện giải.
  • Hệ bột đường tiên tiến LGI: Giúp kiểm soát đường huyết sau khi uống và đường huyết dài lâu.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Đạm sữa, đạm đậu nành và phức hợp đạm giúp hấp thu nhanh và thuận lợi, đảm bảo nguồn axit amin đa dạng.
  • Các Vitamin A, C, E và khoáng chất: Giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm mệt mỏi.
  • Không Cholesterol, không đường lactose
  • Canxi, Vitamin D: Giúp bảo vệ hệ xương chắc khỏe.
  • Sắt, B12: Giúp tạo máu, tăng tuần hoàn máu, giúp da dẻ và cơ thể khỏe mạnh,
  • Chất xơ tự nhiên FOS (Prebiotic): Nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi, hỗ trợ hệ tiêu hóa, ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột giúp hấp thu, hạn chế rối loạn tiêu hóa, tăng cường hấp thu miễn dịch cho đường ruột.
  • Chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, tăng miễn dịch, tăng sự phát triển hệ vi khuẩn đường ruột, và phòng ngừa táo bón.
Suy thận độ 1 sống được bao lâu?
Sữa Nepro 1

Xem chi tiết sản phẩm: Sữa NEPRO 1 – Sữa cho người suy thận chưa lọc thận

Sữa Nutricare Kidney 2

Sữa Nutricare Kidney 2 là dòng sữa cho người suy thận giàu protein, dễ tiêu hóa, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tốt cho tim mạch, bổ sung Vitamin và khoáng chất giúp cân bằng điện giải, giảm thiếu máu

Thành phần dinh dưỡng

  • Sữa có nguồn năng lượng cao 1.5 kcal/ml
  • Giàu acid amin giúp hỗ trợ khối cơ bắp cho cơ thể
  • Chứa hàm lượng chất béo MUFA, PUFA tốt cho hệ tim mạch
  • Carbohydrat với hệ bột đường Palatinose,isomalt, maltitol có chỉ số đường huyết thấp
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể

Công dụng:

Sữa Nutricare Kidney 2 giúp:

  • Cung cấp protein tại quá trình lọc thận của người bệnh
  • Giảm tải hoạt động của thận, giảm tình trạng phù nề, ổn định huyết áp và hạn chế loãng xương.
  • Đảm bảo lượng nước cho cơ thể
  • Giảm rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch, giúp tiêu hóa dễ dàng, phòng thiếu máu
  • Không chứa đường Lactose.
  • Hệ bột đường Palatinose, Isomalt giúp ổn định đường huyết
Suy thận độ 1 sống được bao lâu?
Nutricare Kidney 2

Xem chi tiết sản phẩm:  Sữa NUTRICARE KIDNEY 2 – Sữa dành cho bệnh nhân SUY THẬN trong giai đoạn lọc thận nhân tạo

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận cùng chuyên gia

Để kiểm soát bệnh hiệu quả, nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị, chế độ ăn uống giữ vai trò lớn. Do đó, người bệnh, người thân nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng cùng chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống, thực đơn dinh dưỡng phù hợp.

Viện NRECI cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡngthiết kế thực đơn dinh dưỡng cụ thể, chi tiết cho người bệnh theo thể trạng, nhu cầu, giai đoạn bệnh,… bởi các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng giỏi. Người bệnh sẽ được thăm khám dinh dưỡng theo quy trình và lắng nghe tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ. Trong thời gian điều trị, bác sĩ vẫn luôn đồng hành cùng bệnh nhân và người thân giải đáp các thắc mắc có liên quan cũng như theo dõi tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng dinh dưỡng và hiệu quả điều trị. Điều này giúp người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, cân đối và lành mạnh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến suy thận độ 1 sống bao lâu mà bạn có thể tham khảo. Suy thận giai đoạn 1 là suy thận nhẹ và có thể kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng. H&H Nutrition là nơi cung cấp, thiết kế thực đơn dinh dưỡng giúp đảm bảo đầy đủ chất cần thiết cho người bệnh. Ngoài ra, chúng tôi còn tư vấn dinh dưỡng giúp người bệnh có thể cải thiện sức khỏe. Hãy liên hệ ngay để nhận được sự tư vấn cho bản thân và gia đình bạn nhé!

Xem thêm: 

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Suy thận độ 1 sống được bao lâu? Những điều về về suy thận giai đoạn 1




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (2 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition