Suy thận mạn giai đoạn 2: Nguyên nhân, biểu hiện và chế độ dinh dưỡng

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Suy thận mạn giai đoạn 2 là bệnh xảy ra ở thận, khiến cho hoạt động của thận bị suy giảm. Nếu như không được điều trị và chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý thì rất dễ chạm đến giai đoạn cuối của bệnh.

Trong bài viết này, H&H Nutrition sẽ chia sẻ một số thông tin về bệnh này để mọi người có thể nắm. Từ đó có cách chăm sóc và phòng ngừa bảo vệ cơ thể nhé!

Nguyên nhân và biểu hiện suy thận mạn giai đoạn 2

Suy thận độ 2 được xem là giai đoạn suy thận có mức độ tổn thương từ 40% trở lên. Tuy nhiên, ở giai đoạn này rất khó phát hiện bệnh thông qua triệu chứng thông thường. Bệnh nhân phát hiện bệnh chỉ khi làm xét nghiệm lọc máu tại cơ sở y tế hay bệnh viện để kiểm tra.

Ở giai đoạn 2 này, thận bị tổn thương với mức lọc cầu thận giảm nhẹ, trong khoảng 60-89ml/ phút/ 1,73m2.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh, trong đó, một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Thận yếu do cơ địa bẩm sinh
  • Chế độ ăn uống thất thường, ăn uống không đảm bảo về mặt dinh dưỡng để nuôi thận nói riêng và cơ thể nói chung
  • Tăng huyết áp kéo dài có thể gây tổn thương mạch máu nhỏ dẫn đến suy thận
  • Tiểu đường: do biến chứng mạch máu bị tổn thương làm độc chất tích tụ.
  • Va chạm làm thận bị tổn thương
  • Nhiễm độc kéo dài
  • Mắc bệnh tự miễn
Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu
Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu

Suy thận độ 2 ít khi biểu hiện triệu chứng hay triệu chứng rất nhẹ nên hầu như bệnh nhân không phát hiện. Hơn nữa, các triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn này cũng không rõ ràng, một số bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu biểu hiện: tiểu đêm, thiếu máu ở mức độ nhẹ, mệt mỏi, đau thắt lưng.

Ngoài ra, vẫn có một số biểu hiện xuất hiện trong giai đoạn này mà bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe để có biện pháp can thiệp, điều trị sớm nhất:

  • Lượng nước tiểu đi ra ít, thiểu niệu
  • Phù chi, có thể mặt, tay, chân nhưng thường thấy nhất là phù ở mắt cá chân
  • Khó thở không rõ nguyên nhân
  • Đau nặng ngực
  • Khó ngủ, mệt mỏi, uể oải
  • Kém ăn, chán ăn, nôn ói
  • Giảm cân
  • Ngứa nhiều
  • Co giật, hôn mê

Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những biểu hiện trên, bệnh nhân nên đến bệnh viện/ cơ sở y tế kiểm tra để được làm các xét nghiệm phát hiện bệnh sớm nhất.

Suy thận mạn giai đoạn 2 có nguy hiểm không?

Suy thận mạn giai đoạn 2 có nguy hiểm không là vấn đề được đa số bệnh nhân và người thân quan tâm. Theo các bác sĩ, suy thận độ 2 xét về tổng thể của suy thận thì đây là giai đoạn đầu của bệnh, được xem là nhẹ. Và nếu được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời sẽ khả năng chữa khỏi bệnh cao.

Đồng thời, suy thận độ 2 ở mức độ chưa có nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị, thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bệnh gây nhiều biến chứng. Nguy hiểm hơn là chuyển sang giai đoạn 3 và 4 – giai đoạn cuối rất khó điều trị và nguy cơ đe dọa tính mạng là rất cao.

Một số biến chứng nguy hiểm xảy ra nếu như suy thận độ 2 không được điều trị kịp thời:

Xương bị xốp và lão hóa

  • Thận bị tổn thương không thể lọc thải được cặn bã nên chất độc cùng ứ đọng photpho trong máu, dẫn đến thiếu hụt canxi trong xương. Tình trạng này càng kéo dài thì xương ngày càng suy yếu, bị xốp, lão hóa, nhất là ở thắt lưng và cột sống của người bệnh.

Thiếu máu

  • Do bệnh suy thận mà hormone erythropoietin không thể giúp tủy sản sinh ra hồng cầu. Từ đó, cơ thể không được cung cấp máu dẫn đến thiếu máu.

Suy tim

  • Khi mắc bệnh suy thận, chức năng của thận bị giảm. Cho nên,, enzym Renin giữ nhiệm vụ kiểm soát huyết áp sẽ tăng đột ngột dẫn đến huyết áp tăng cao và suy tim, đau tim.

Đột quỵ

  • Thận bị tổn thương, chức năng suy giảm nên không thể đào thải được hết chất độc. Điều này làm cho chất độc sẽ bám vào thành mạch khiến mạch máu bị tắc nghẽn từ đó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Suy thận mạn giai đoạn 2
Suy thận mạn giai đoạn 2 có nguy hiểm không?

Suy thận giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Suy thận giai đoạn 2 sống được bao lâu được nhiều người thân và người bệnh quan tâm. Theo các bác sĩ, thời gian sống của người bệnh có thể kéo dài nếu được can thiệp điều trị kịp thời, tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp cùng lối sống lành mạnh và có chế độ ăn uống phù hợp với giai đoạn bệnh.

Hơn nữa, suy thận giai đoạn 2 được xem là giai đoạn đầu của bệnh. Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân được can thiệp điều trị sớm và thay đổi lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh thì việc kiểm soát bệnh hoàn toàn có thể.

Làm sao xác định giai đoạn suy thận

Vào năm 2002, NKF- KDOQI (National Kidney Foundation-Kidney Disease Outcomes Quality Initiatives) phân bệnh suy thận thành 5 giai đoạn dựa vào mức giảm độ lọc cầu thận GFR như sau:

Giai đoạnMô tảMức lọc cầu thận (ml/ph/1,73 m2 da)
1Tổn thương thận với MLCT bình thường hoặc tăng≥ 90
2Tổn thương thận với MLCT giảm nhẹ60-89
3Giảm MLCT trung bình30-59
4Giảm MLCT nặng15-29
5Bệnh thận mạn giai đoạn cuối<15 hoặc phải điều trị thận nhân tạo

Bảng: Các giai đoạn của bệnh suy thận

Phương pháp chữa trị suy thận mạn giai đoạn 2

Hiện nay, phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn 2 đang được áp dụng kết hợp giữa điều trị nguyên nhân gây ra bệnh với việc thay đổi lối sống, dinh dưỡng hằng ngày. Nếu độ lọc cầu thần chưa bị giảm quá nhiều thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị nội khoa.

Nguyên tắc trong điều trị suy thận độ 2 là hạn chế tình trạng bệnh tiến triển xấu cùng với giảm các tác động của suy thận ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Việc kết hợp thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh, thiết kế thực đơn dinh dưỡng khoa học sẽ giúp kết quả điều trị trở nên tích cực, dễ dàng và bệnh nhanh khỏi hơn.

Trong chế độ ăn hằng ngày, bệnh nhân nên:

  • Giảm thịt và lượng muối nên tăng cường bổ sung khoáng chất, rau xanh và nước.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ và tinh bột
  • Tránh hút thuốc, rượu bia và sử dụng các chất kích thích.

Ngoài ra, trong lối sống hằng ngày cũng nên duy trì theo dõi tình trạng bệnh:

  • Theo dõi triệu chứng mới
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám đúng lịch
  • Kiểm soát các chỉ số huyết áp, cân nặng, nhiệt độ cơ thể, tim mạch,…
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi

Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 2

Suy thận mạn giai đoạn 2 là ranh giới giữa mức độ nặng và nhẹ, do đó bệnh nhân cần có chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe.

Trong thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh suy thận độ 2 nên tuân thủ:

Nguyên tắc

  • Đảm bảo đủ năng lượng
  • Hạn chế đạm tương ứng chức năng thận
  • Hạn chế thực phẩm giàu natri, kali, phospho
  • Hạn chế nước tương ứng chức năng thận
  • Đủ vitamin và khoáng chất

Nhu cầu đạm (protein)

  • Bệnh nhân suy thận độ 2, cần lượng đạm thấp, khoảng 0,6-0,8g/kg/ngày
  • Khẩu phần ăn giảm đạm sẽ giúp làm chậm tiến triển đến giai đoạn cuối của suy thận.

Nhu cầu chất béo (lipid)

  • Nhu cầu chất béo nên chiếm khoảng 40% năng lượng khẩu phần ăn nhằm đảm bảo đủ năng lượng, hạn chế tình trạng dị hóa đạm trong cơ thế.
  • Ưu tiên các chất béo không bão hòa như: quả bơ, các loại hạt, các loại đậu, cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích, dầu đậu nành, dầu hướng dương,…
Suy thận mạn giai đoạn 2
Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 2

Nhu cầu chất bột đường

  • Nhu cầu tinh bột nên chiếm khoảng 50-55% năng lượng khẩu phần ăn.
  • Thực phẩm chứa tinh bột có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình như: yến mạch, khoai lang, đậu, gạo lứt,…

Nhu cầu chất khoáng

  • Kali: 2000-3000mg/ngày
  • Phospho: <1200mg/ ngày
  • Natri: bệnh nhân suy thận cần phải hạn chế muối để tránh gây sức ép với thận đang tổn thương và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Nhu cầu muối (Natri) với bệnh nhân suy thận độ 2 phải < 2g/ngày.
  • Bổ sung đầy đủ các vitamin A, B, C, D, E,… trong thực phẩm như sữa, trứng, các loại trái cây, rau củ,…
  • Tránh ăn/ uống các thực phẩm chứa muối (dưa muối, cà muối, thịt cá muối,…; các thực phẩm chế biến sẵn như: giò, chả, thịt hun khói, thịt hộp, xúc xích…)
  • Hạn chế các gia vị chứa muối (nước mắm, gia vị, mì chính, muối) trong chế biến thức ăn.

Nhu cầu nước

  • Lượng nước uống trong ngày = lượng nước tiểu 24h + 300 -500 ml (mất qua mồ hôi, hơi thở) + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy). Lượng nước uống bao gồm tính cả lượng dịch truyền, nước uống thuốc, uống canh, uống sữa.
  • Khi bệnh nhân có phù cần hạn chế lượng nước đưa vào để tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng do dư thừa quá nhiều dịch trong cơ thể.

Ngoài ra, khi bị bệnh người bệnh thường chán ăn, mệt mỏi. Do đó, nếu không thể ăn quá nhiều, bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân bên bổ sung sữa để đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể.

Dưới đây là một số loại sữa được bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng cho người bệnh suy thận độ 2:

Sữa Lean Max Rena Gold 1

Sữa Lean max Rena Gold 1 là sản phẩm sữa thuộc Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare – một thương hiệu Quốc gia về dinh dưỡng y học. Sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào chính là giải pháp dinh dưỡng hoàn hảo đối với các bệnh nhân bị suy thận. Với công thức năng lượng cao, cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối, đầy đủ, cùng với vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức khỏe.

Đặc biệt, sữa với thành phần thấp Protein, chứa ít Natri, Kali, Photpho,… Từ đó, hỗ trợ cân bằng điện giải, huyết áp, giảm thiểu lượng nước nạp vào cơ thể rất tốt. Đồng thời, cũng giúp kiểm soát chỉ số đường huyết rất phù hợp cho người bệnh suy thận nạp năng lượng và dinh dưỡng trong thời gian điều trị bệnh.

Suy thận mạn giai đoạn 2
Leanmax Rena Gold 1

Sữa Nutricare Kidney 1

Sữa Nutricare Kidney 1 cũng là sản phẩm sữa dinh dưỡng y học chuyên biệt cho bệnh nhân suy thận bổ sung dinh dưỡng, cải thiện năng lượng và sức khỏe. Cùng với nguồn dưỡng chất dồi dào, sữa giúp cân bằng điện giải, kiểm soát đường huyết tốt cho tiêu hóa và tim mạch, ngăn ngừa thiếu máu và tăng cường sức khỏe.

Để mang đến nhiều công dụng và lợi ích như thế, thành phần sữa là sự kết hợp của các dưỡng chất:

  • Thành phần protein ở mức thấp
  • Chứa ít Natri, Kali, phospho
  • Hệ MUFA, PUFA
  • 100% chất xơ hòa tan Polydextrose
  • Giàu Sắt, axit Folic và Vitamin B12

Ngoài ra, sữa không chứa đường lactose nên các bệnh nhân dị ứng đường sữa không cần lo lắng mà hoàn toàn có thể sử dụng.

Suy thận mạn giai đoạn 2
Sữa Nutricare Kidney 1

Xem chi tiết sản phẩm tại: Sữa NUTRICARE KIDNEY 1 – Dinh dưỡng chuyên biệt cho BỆNH NHÂN SUY THẬN CHƯA LỌC THẬN

Sữa Fresubin Renal Drink 200ml

Sữa Fresubin Renal Drink 200ml là sản phẩm sữa với công thức nghiên cứu đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận. Các thành phần trong sữa được, nghiên cứu, phân bố theo tỷ lệ cân bằng và khoa học. Từ đó, giúp bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo sức khỏe.

Sữa với năng lượng cao, cùng các chất protein, carbohydrate, chất béo, EPA, DHA, canxi, chất xơ và các loại vitamin như B, C, D, E, K,…, các khoáng chất Natri, Kali, Magie, Sắt, Kẽm,… đảm bảo dinh dưỡng phong phú cho bệnh nhân.

Điểm đặc biệt là sữa được sản xuất dưới dạng đóng chai với một lượng vừa đủ cho 1 lần dùng. Cho nên vô cùng tiện lợi cho cả bệnh nhân và người thân chăm sóc.

Suy thận mạn giai đoạn 2
Sữa Fresubin Renal Drink

Xem chi tiết sản phẩm tại: Sữa Fresubin Renal Drink 200ml hương Vanilla – Dinh dưỡng tối ưu cho người suy thận trước lọc thận

Thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân suy thận giai đoạn 2

Tùy vào thể trạng, sức khỏe, giai đoạn bệnh và nhu cầu dinh dưỡng mà mỗi bệnh nhân sẽ có thực đơn ăn uống khác nhau. Do đó, người bệnh và người thân nên tham khảo kỹ tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.

Sau đây là thực đơn 7 ngày cho người mắc suy thận giai đoạn 2 được thiết kế bởi chuyên gia dinh dưỡng mà mọi người có thể tham khảo:

Thực đơn tham khảo 1600kcal (G:P:L = 60:13:27)

Bữa sángBữa phụBữa trưa XếBữa tối
Thứ 2
– Miến dong xào mực

(Miến dong khô: 60g, mực: 30g, cải thìa: 80g,cà rốt 50g)

– Sữa thận: 100ml

-Khoai lang hấp: 100g

– Cơm gạo lứt: 1 chén vừa

– Cá hồi áp chảo: 30g

– Canh bí xanh: 100g

– Sữa thận: 100ml

– Táo: 200g

– Cơm gạo lứt: 1 chén vừa

–  Gà kho gừng: 30g

– Bầu luộc: 100g

Thứ 3
– Cháo yến mạch thịt băm( 40g yến mạch, thịt băm: 25g, cà rốt: 50g)– Sữa thận: 100ml

-Khoai mì hấp: 100g

– Cơm gạo lứt: 1 chén vừa

– Bò xào susu: (Bò : 30g, susu :100g)

– Sữa thận: 100ml

– Ổi: 200g

– Cơm gạo lứt: 1 chén vừa

– Hến kho: 30g

– Canh hẹ đậu hũ: (Hẹ: 50g, đậu hũ: 10g)

Thứ 4
-Hủ tiếu thịt heo ( Hủ tiếu: 150g, Thịt heo: 20g, Trứng cút: 1 quả)

– Giá, rau: 80g

– Sữa thận: 100ml

-Khoai lang hấp: 120g

– Cơm gạo lứt: 1 chén vừa

– Tôm rim: 30g

– Salad trộn: 100g

– Sữa thận: 100ml

– Bưởi: 200g

– Cơm gạo lứt: 1 chén vừa

– Cá nục sốt cà chua: (Cá: 30g, cà chua: 40g)

– Cải thìa luộc: 80g

Thứ 5
– Bánh mì nướng nguyên cám (2 lát)

– Trứng ốp la: 1 quả

– Sữa thận: 100ml

– Khoai lang hấp: 100g

– Sữa thận: 100ml

– Cơm gạo lứt: 1 chén vừa

– Đậu hũ kho nấm rơm: (Đậu hũ: 40g. nấm rơm: 20g)

-Canh tần ô: 80g

– Sữa thận: 100ml

– Bưởi: 200g

– Cơm gạo lứt: 1 chén vừa

– Tép xào bầu: (Tép: 30g, bầu: 100g)

– Rau cải luộc: 80g

Thứ 6
-Phở bò: (Bánh phở: 150g, Thịt bò: 25g)

-Rau, gía: 80g

– Sữa thận: 100ml

-Khoai lang hấp: 120g

– Cơm gạo lứt: 1 chén vừa

– Vịt nấu măng: 30g

– Rau xanh luộc : 80g

– Sữa thận: 100ml

– Quýt: 200g

– Cơm gạo lứt: 1 chén vừa

– Thịt heo luộc: 30g

– Su hào xào tỏi: 100g

Thứ 7
– Bún xào chay: (Bún: 150g, nấm: 40g, đậu hũ: 40g, Rau,giá: 80g)– Sữa thận: 100ml

-Khoai sọ hấp: 100g

– Cháo gà (Cháo trắng: 200g, thịt gà: 30g, cà rốt: 40g)

-Gỏi bắp cải: 100g

– Sữa thận: 100ml

– Mận: 200g

– Cơm gạo lứt: 1 chén vừa

– Cá diêu hồng chiên sả: 30g

– Đậu que luộc: 40g

– Canh hẹ: 50g

Chủ Nhật
– Cơm tấm sườn: (Cơm: 1 chén, sườn: 30g)

– Dưa leo, cà chua: 50g

-Canh rong biển: 1 chén

– Sữa thận: 100ml

– Khoai lang hấp: 120g

– Cơm gạo lứt: 1 chén vừa

– Nấm đùi gà hấp sả: 50g

– Canh rau bina: 80g

– Sữa thận: 100ml

– Lê: 200g

– Mì trộn thịt bò sốt cà chua( Mì: 150g, thịt bò: 30g, cà chua: 40g)

– Salad trái cây ( Sà lách: 50g, thanh long: 60g)

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận cùng chuyên gia

Chế độ ăn uống, nhu cầu dinh dưỡng và thể trạng của mỗi bệnh nhân mỗi khác. Do đó, để thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp, việc tham khảo và lắng nghe tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia là điều vô cùng cần thiết.

Đội ngũ NRECI
Đội ngũ NRECI

Viện NRECI – Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng và thiết kế thực đơn ăn uống cho người bệnh suy thận bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Khi đến Viện, người bệnh sẽ được thăm khám dinh dưỡng theo quy trình và lắng nghe tư vấn chuyên biệt cùng bác sĩ. Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ dinh dưỡng đồng hành cùng người bệnh và người thân để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như khả năng đáp ứng dinh dưỡng, điều trị. Từ đó, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Qua những thông tin về bệnh suy thận mạn giai đoạn 2, hy vọng mọi người nắm hiểu hơn về bệnh. Điều này giúp mỗi người có được chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay gặp phải những vấn đề về dinh dưỡng thì có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ!

Xem thêm: 

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Suy thận mạn giai đoạn 2: Nguyên nhân, biểu hiện và chế độ dinh dưỡng




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition