Người suy thận nên ăn các loại bột đường ít đạm: gạo xay trắng, khoai sắn, bột sắn, miến, bánh mì, Chất béo: dầu oliu, dầu cá, dầu đậu nành, Chất đạm. Nên hạn chế rau củ, trái cây tươi, khô, nước ép…
Thận và bệnh suy thận
Định nghĩa về cơ quan và chức năng thận
Thận là một cơ quan có nhiều chức năng quan trọng của sự sống:
- Lọc thải, thoái biến, tổng hợp, điều hòa, bài tiết các chất chuyển hóa trong cơ thể.
- Tham gia quá trình tạo máu.
- Chuyển hóa các hormone (Vitamin D).
Suy thận
Là tình trạng suy giảm chức năng thận dẫn đến các bất thường ở môi trường bên trong cơ thể. Tình trạng suy thận có thể diễn ra cấp tính (suy thận cấp) hoặc từ từ (suy thận mạn) do nhiều nguyên nhân.
Suy thận cấp
Là tình trạng suy giảm chức năng thận đột ngột và rõ ràng, biểu hiện bằng tình trạng giảm độ lọc cầu thận cấp tính.
Suy thận mạn
Là tình trạng suy giảm chức năng thận mạn tính không có khả năng phục hồi do tổn thương số lượng và chức năng của các đơn vị thận (nephron) và được chia làm 5 giai đoạn khác nhau.
- Giai đoạn 1: Độ lọc cầu thận (GFR) ≥ 90 mm/phút/1,73 m2 da, suy thận mức độ nhẹ; điều trị nguyên nhân và giảm tiến triển mức độ suy thận.
- Giai đoạn 2: GFR 60-89mm/phút/1,73 m2 da, ước đoán tiến triển của suy thận.
- Giai đoạn 3: GFR 30-59 mm/phút/1,73 m2 da, đánh giá và điều trị biến chứng thận.
- Giai đoạn 4: GFR 15-29 mm/phút/1,73 m2 da, chuẩn bị phương pháp điều trị thay thế thận.
- Giai đoạn 5: GFR< 15 mm/phút/1,73 m2 da, bắt buộc điều trị thay thế thận nếu có hội chứng tăng ure huyết.
Các triệu chứng của giảm độ lọc cầu thận (GFR) chỉ xuất hiện khi có đến 50% lượng nephron không còn chức năng hoạt động. Vì vậy, ở những giai đoạn đầu của suy thận các dấu hiệu lâm sàng thường rất nhẹ và dễ bỏ sót như: mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, tiểu đêm, mất ngon miệng, giảm cân không chủ đích,… và từ từ tiến triển mức suy thận giai đoạn nặng.
>> Xem thêm: 5 loại sữa dành cho người suy thận trước và sau lọc thận được bác sĩ tin dùng 2024
Dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào trong bệnh nhân suy thận?
Dinh dưỡng trong bệnh thận rất phức tạp, đòi hỏi phải theo sát quá trình diễn tiến của suy thận.
Đối với suy thận cấp, dinh dưỡng nhằm giảm thiểu các rối loạn nội môi bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và duy trì tình trạng dinh dưỡng bình thường của người bệnh.
Tuy nhiên, đối với suy thận mạn, dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, vì sẽ góp phần vào hiệu quả điều trị, giảm tiến triển nặng của thận, giảm thiểu sự mệt mỏi và gia tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Nguyên tắc dinh dưỡng trong suy thận
- Hạn chế protein tương ứng từng giai đoạn.
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng bằng chất béo và bột đường để hạn chế quá trình thoái biến Protein của cơ thể.
- Cung cấp đầy đủ nhu cầu các vitamin và khoáng chất.
- Đảm bảo cân bằng điện giải, nước, ít natri, kali, photphat, đủ canxi.
>> Xem thêm: 4 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho người lớn uy tín tại TP.HCM chỉ từ 180.000đ
Bệnh nhân suy thận nên ăn gì?
Suy thận mạn làm suy giảm chức năng nhiều cơ quan và thường kèm theo sự suy kiệt dinh dưỡng do các triệu chứng từ đường tiêu hóa: chán ăn, nôn ói, hơi thở vị kim loại,… Như vậy để có một bữa ăn vừa đầy đủ dưỡng chất và đảm bảo những nguyên tắc trên, chúng ta cần chú ý nhiều vấn đề về lựa chọn thực phẩm.
Chất bột đường
Là nguồn năng lượng chính, nên sử dụng loại bột đường ít đạm: gạo xay trắng, khoai sắn, bột sắn, miến, bánh mì,… Phải cung cấp đầy đủ chất đường bột này để đảm bảo năng lượng cho cơ thể, đồng thời tránh quá trình dị hóa protein làm tăng diễn tiến suy mòn ở bệnh nhân thận.
Chất béo
Chất béo cùng với chất đường bột cung cấp năng lượng cao cho cơ thể. Bệnh nhân suy thận nên sử dụng chất béo không bão hòa (chất béo tốt) như dầu oliu, dầu cá, dầu đậu nành để làm giảm nguy cơ tim mạch trên nền suy thận mạn.
Chất đạm
Protein cần thiết cho quá trình sửa chữa và duy trì mô cơ thể, hàn gắn vết thương, chống lại nhiễm trùng. Bệnh nhân suy thận thường ăn kém do bệnh ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa nên dễ dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng, gia tăng yếu tố nhiễm trùng và tiên lượng tử vong.
Nếu người bệnh ăn quá ít đạm làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu người bệnh ăn lượng đạm quá nhiều làm tăng gánh nặng, áp lực lên thận. Do đó, bệnh nhân suy thận trước lọc máu nên ăn lượng đạm <0,8g/kg/ngày, nếu đang lọc máu hay đang điều trị thay thế thận nên ăn lượng đạm 1-1,2g/kg/ngày. Đặc biệt, người bệnh suy thận nên ưu tiên sử dụng đạm có giá trị sinh học cao như đạm động vật (thịt, cá, trứng).
Sữa
Loãng xương tăng theo độ nặng của bệnh thận mạn, vì liên quan đến rối loạn chuyển hóa vitamin D tại thận, hậu quả làm giảm canxi máu, giảm vitamin D. Vì vậy, việc bổ sung thêm sữa dành cho người bệnh thận sẽ cung cấp một phần năng lượng thiếu hụt trong chế độ ăn và canxi cho cơ thể.
Hạn chế các loại sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, yaourt thông thường vì chứa nhiều photpho, gây tăng gánh nặng cho thận.
>> Xem thêm: Sữa NEPRO 1 – Sữa cho người suy thận chưa lọc thận
Bệnh nhân suy thận hạn chế ăn gì?
Thực phẩm giàu Kali
Kali cần cho điều hòa nhịp tim và hoạt động của cơ. Chúng ta lấy kali từ nguồn thức ăn và đào thải ra ngoài bằng nước tiểu. Tuy nhiên, những bệnh nhân suy thận bị rối loạn chuyển hóa kali nên nồng độ kali trong máu cao hơn mức bình thường. Đồng nghĩa với việc khi họ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều kali thì dễ có nguy cơ rối loạn nhịp tim, yếu cơ nặng, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Vì vậy, bệnh nhân suy thận nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều kali như:
- Rau, củ: Rau lá màu xanh (rau lang, cải xanh, bắp cải xanh,…).
- Trái cây tươi: cam, bưởi, quả bơ, quả mơ, đặc biệt chuối
- Trái cây khô: nho khô, mận khô, chà là.
- Củ quả: dưa leo, củ cải, củ dền, khoai lang, khoai tây.
- Nước ép trái cây.
- Các loại đậu: đậu xanh.
- Cá: cá ngừ, cá hồi, cá bơn
Để hạn chế lượng kali trong rau, củ,quả nhưng vẫn đảm bảo lượng chất xơ bằng cách:
- Ăn nhiều loại với lượng vừa phải.
- Ăn các loại ít kali (ít màu xanh): măng tây, bắp cải trắng, cà rốt, cà chua, ớt chuông, táo…
- Chế biến rau, củ: lột vỏ, cắt nhỏ, ngâm với nước 2-3 giờ; luộc 2-3 lần, bỏ nước luộc.
- Không uống nước trái cây, nước ép rau củ.
Muối, nước
Muối
Natri làm tăng áp lực lên thận, do đó bệnh nhân suy thận không nên ăn lượng muối quá 2-3g/ngày, tương đương 10-15ml nước mắm.
Hạn chế các thực phẩm: dưa muối, thịt xông khói, đồ hộp, các loại mắm, cá muối…
Nên tập thói quen bữa ăn không nêm muối vào đồ ăn, thay vào đó để tăng thêm độ ngon nên cho gia vị: hành, tỏi, chanh…
Nước
Bệnh nhân suy thận cần hạn chế nước, tránh quá tải dịch cho cơ thể.
Lượng nước cần nhập = lượng nước tiểu (ml) + 600-800ml (lượng nước mất qua hô hấp, da)
Lượng nước này bao gồm nước uống, từ thức ăn, sữa,… Mỗi lần nên uống từng ngụm rải đều các buổi trong ngày.
Hạn chế húp nước canh vì phần lớn trong nước canh chỉ chứa muối.
Kết luận
Qua bài chia sẻ trên hi vọng đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “bệnh nhân suy thận mạn nên ăn gì?“. Mặc dù, bệnh nhân suy thận gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống nhưng việc lựa chọn thực phẩm tốt, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ cải thiện, hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho họ.
>> Xem thêm:
- Sữa NEPRO 2 – Dinh dưỡng đặc chế cho NGƯỜI BỆNH THẬN CÓ LỌC MÁU NGOÀI THẬN
- Sữa NUTRICARE KIDNEY 2 400G – Sữa dành cho bệnh nhân SUY THẬN sau lọc thận
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Thông tin liên hệ
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433