Suy tuyến giáp là bệnh gì? Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Bùi Đình Hoàn - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh lý tuyến giáp liên tục tăng cao. Bệnh nhân suy giáp nói riêng và mỗi người trong chúng ta nói chung đều nên hiểu rõ suy tuyến giáp là bệnh gì, mức độ nguy hiểm của bệnh suy giáp, những loại sữa cho người suy giáp nào được bác sĩ khuyên dùng. Hãy cùng H&H Nutrition tham khảo các kiến thức hữu ích và những thông tin tư vấn dinh dưỡng hữu ích đến từ các chuyên gia trong bài viết sau!

Suy tuyến giáp là bệnh gì?

Hiện nay, rất nhiều câu hỏi được đặt ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng rằng suy tuyến giáp là bệnh gì? Suy giáp (nhược giáp, còn được gọi là tuyến giáp hoạt động kém) xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ một số hormon tuyến giáp. Suy giáp giai đoạn đầu có thể không gây ra các triệu chứng rõ ràng. Suy giáp lâu dài không được điều trị có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, đau khớp, vô sinh và bệnh tim.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy giáp thường khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt hormone. Tình trạng này có xu hướng tiến triển chậm trong vài năm. Lúc đầu, bệnh nhân có thể hầu như không nhận thấy các triệu chứng của suy giáp, chẳng hạn như mệt mỏi và tăng cân. Hoặc, bệnh nhân có thể đổ lỗi các triệu chứng này do vấn đề tuổi tác. Nhưng khi quá trình trao đổi chất tiếp tục chậm lại, người bệnh có thể gặp các triệu chứng rõ rệt hơn. Bệnh nhân cần kiểm tra, nghe theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ và thiết kế thực đơn dinh dưỡng lành mạnh hàng ngày.

Nguyên nhân suy giáp:

  • Suy giáp nguyên phát: Suy giáp do bệnh của chính tuyến giáp gây ra chiếm hơn 95% các trường hợp suy giáp, và hơn 90% suy giáp nguyên phát là do tự miễn dịch, phẫu thuật tuyến giáp và điều trị cường giáp.
  • Suy giáp thứ phát: Suy giáp do giảm sản xuất và bài tiết hormone giải phóng thyrotropin (TRH) hoặc hormone kích thích tuyến giáp (TSH) do tổn thương vùng dưới đồi và tuyến yên, chiếu xạ ngoài tuyến yên, u tuyến yên, u ống hầu họng và xuất huyết sau sinh,…
  • Hội chứng kháng hormone tuyến giáp: Hội chứng do suy giảm tác dụng sinh học của hormone tuyến giáp ở các mô ngoại vi.
Suy tuyến giáp là bệnh gì
Suy tuyến giáp là bệnh gì?

Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?

Suy giáp có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Nói chung, bệnh nhân suy giáp nhẹ giai đoạn đầu không có biểu hiện lâm sàng đặc biệt, ảnh hưởng ít đến cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân cần làm xét nghiệm nhanh chóng để điều trị kịp thời, ngăn chặn tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp.

Suy giảm chức năng tuyến giáp có thể gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Ví dụ, bệnh nhân có thể gặp tình trạng suy tim, suy thận, thậm chí phù não, tăng áp lực nội sọ, buồn nôn, nôn mửa, hôn mê thậm chí tử vong trong trường hợp nặng. Vì vậy, bệnh nhân suy giáp phải thường xuyên theo dõi chức năng tuyến giáp, tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn của bác sĩ, uống thuốc đúng chỉ định, không tự ý ngưng thuốc để phòng tránh xảy ra tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe, nhanh chóng hồi phục.

Suy tuyến giáp là bệnh gì?
Bệnh suy tuyến giáp có nguy hiểm không?

Biến chứng của bệnh suy giáp

Sau khi trả lời câu hỏi “Suy tuyến giáp là bệnh gì?”, bạn đọc chắc hẳn cũng muốn tìm hiểu các biến chứng của căn bệnh này. Suy giáp gây ra rất nhiều biến chứng, có thể liệt kê dưới đây:

  • Các vấn đề về tim: Những người bị suy giáp có mức cholesterol LDL gây hại và cholesterol toàn phần tăng cao, có thể làm giảm khả năng bơm máu của tim. Suy giáp cũng có thể dẫn đến tim to và suy tim nặng hơn.
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Suy giáp có thể gây ra mệt mỏi, thờ ơ, khó tập trung hoặc hôn mê, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
  • Bệnh thần kinh ngoại biên: Nếu không được điều trị trong một thời gian dài, suy giáp có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên mang thông tin từ não và tủy sống đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như tay và chân. Bệnh nhân có thể đau, tê và ngứa ran ở vùng bị tổn thương dây thần kinh, gây ra yếu cơ hoặc mất kiểm soát cơ.
  • Tiêu hóa: bệnh nhân dễ gặp các tình trạng táo bón
  • Bệnh phù niêm myxedema: Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng của suy giáp. Bệnh nhân cực kỳ lạnh (nhiệt độ từ 24 ° đến 32,2 ° C), sốc, sau đó là hôn mê và mất ý thức. Trong trường hợp này cần điều trị ngay khi có dấu hiệu đầu tiên.
  • Vô sinh: Suy giáp làm suy giảm khả năng sinh sản của phụ nữ do lượng hormone tuyến giáp thấp cản trở quá trình rụng trứng,.
  • Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh: Trẻ sinh ra từ phụ nữ bị suy giáp có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn. Trẻ sơ sinh có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng về phát triển trí tuệ và thể chất.

Người bệnh suy giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tham khảo các tư vấn dinh dưỡng đến từ chuyên gia và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh có vai trò vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân suy giáp. Bệnh nhân cần tránh thực phẩm sau đây:

  • Quá trình chuyển hóa trong cơ thể của bệnh nhân suy giáp bị giảm sút dẫn đến tăng cholesterol, thường kèm theo tăng lipid máu. Vì vậy, chế độ ăn nên hạn chế ăn nhiều chất béo, nhiều cholesterol như thịt mỡ, đậu phộng, óc chó, hạnh nhân,…; hạn chế ăn mỡ động vật và cholesterol như bơ, nội tạng động vật, v.v.
  • Không ăn thức ăn cay và kích thích như tiêu, mù tạt, v.v.

Bệnh nhân nên thiết kế thực đơn dinh dưỡng dựa trên những thực phẩm sau:

  • Thức ăn dễ tiêu: Bệnh nhân suy giáp thường có các triệu chứng về đường tiêu hóa như chán ăn, chướng bụng, táo bón, khẩu phần ăn giảm sút dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy chế độ ăn thông thường cần cung cấp đủ năng lượng và chất đạm. Bệnh nhân có thể Bổ sung đủ chất đạm bằng cách ăn một số thức ăn giàu calo, dễ tiêu hóa như trứng, bơ sữa, thịt, cá, đậu đỗ,…
  • Bệnh nhân suy giáp do thiếu iốt chủ yếu bổ sung bằng cách ăn muối iốt, ngoài ra có thể ăn thêm các thực phẩm chứa iốt như hải sâm, tôm, tảo bẹ, rong biển và các loại hải sản khác. Tuy nhiên, I-ốt rất dễ bay hơi và muối có chứa i-ốt sẽ mất i-ốt khi bảo quản và nấu chín không đúng cách.
  • Bệnh nhân suy giáp thiếu máu nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và vitamin B12 như rau mồng tơi,… Nếu cần thiết có thể uống thêm axit folic, các chế phẩm của sắt và sử dụng các loại sữa cho người tuyến giáp.
  • Kẽm: giúp điều chỉnh TSH và kích thích giải phóng các loại hocmon tuyến giáp. Kẽm có nhiều trong hải sản, các loại thịt, đậu hạt… Người bệnh cần nên phong phú bữa ăn để bổ sung thêm kẽm trong khẩu phần.
  • Canxi: suy giảm làm khả năng chuyển hóa canxi, do đó cần bổ sung canxi trong chế độ ăn. Sữa và các chế phẩm từ sữa là thực phẩm giàu canxi. Ngoài ra, canxi còn có nhiều ỏ trong cua, tôm, thịt, trứng…
  • Bổ sung chất xơ: Hormone tuyến giáp có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, bệnh nhân suy giáp dễ bị đầy bụng, táo bón do không đủ hormone tuyến giáp, do đó nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như bột mì nguyên cám, gạo lứt, yến mạch, đậu, khoai tây, trái cây và rau,…

Nếu bệnh nhân còn đang lo lắng về chế độ ăn hàng ngày của mình có phù hợp hay không, hãy liên hệ đến các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng giàu kinh nghiệm của H&H Nutrition.

Suy tuyến giáp là bệnh gì?
Thực phẩm tốt cho người bệnh suy giáp

Sữa cho người tuyến giáp bác sĩ khuyên dùng

Sữa cho người tuyến giáp Nutricare Lean Pro Thyro là một sản phẩm nổi bật trên thị trường hiện nay. Sản phẩm được được các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng khuyên dùng do chứa những thành phần chuyên biệt giúp cải thiện hormone tuyến giáp. Điểm nổi bật của sản phẩm là hệ SLIM CARE độc quyền giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện.

Chất lượng sản phẩm hoàn toàn tuân theo sứ mệnh của thương hiệu Nutricare: “Để mỗi người Việt Nam được sống vui khỏe trong suốt cuộc đời của họ”. Đó là lý do vì sao hàng ngàn bệnh nhân đang lựa chọn sản phẩm này cho việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng nghiêm ngặt mỗi ngày.

Cụ thể, thành phần dinh dưỡng của Nutricare Lean Pro Thyro bao gồm: iot, đạm chất béo,MUFA, PUFA, dầu cá, bột đường, chất xơ, lactium, polyol, curcumin, vitamin (A, D3, E, K1, C, B1, B2, B6, B12), nicacin, axit pantothenic, axit folic, bitotin, khoáng chất (natri, clo, canxi, kali, photpho, magie, sắt, kẽm, mangan, đồng, selen, crom, molepden. Những dưỡng chất thiết yếu này giúp điều hòa hoạt động tuyến giáp, canxi máu phòng loãng xương, kiểm soát cân nặng và tăng cường miễn dịch cho người bệnh.

Suy tuyến giáp là bệnh gì?
Lean Pro Thyo

Xem chi tiết sản phẩm: Sữa Nutricare Lean Pro Thyro 900g – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân suy giáp sau phẫu thuật

Trên đây là bài viết hữu ích giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “suy tuyến giáp là bệnh gì”. Bệnh nhân tuyến giáp nên chủ động chăm sóc bản thân, thiết kế thực đơn dinh dưỡng lành mạnh hàng ngày. Các loại sữa cho người tuyến giáp sẽ là giải pháp sức khỏe lý tưởng để người bệnh nâng cao sức khỏe. Đừng quên theo dõi H&H Nutrition để cập nhật những thông tin hữu ích, các sản phẩm uy tín bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Xem thêm: 

BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Suy tuyến giáp là bệnh gì? Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition