Thiếu máu dinh dưỡng và Thiếu máu di truyền ở trẻ

Ở trẻ nhỏ rất dễ bị thiếu máu và không phải loại thiếu máu nào cũng giống nhau. Có nhiều loại thiếu máu và do nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở trẻ nhỏ. Có thể do dinh dưỡng bé không được cung cấp đủ chất, đặc biệt là những chất cần thiết cho sự tạo máu hay do di truyền. Tuy nhiên các bà mẹ chúng ta vẫn chưa biết được hết những biểu hiện thiếu máu ở con em mình và do nguyên nhân gì.

Trẻ em muốn phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần thì chế độ ăn uống phải đầy đủ chất, đặc biệt là các chất giúp sản sinh tế bào máu. Tuy nhiên trên thực tế còn rất bé bị thiếu máu do thiếu dinh dưỡng hay do di truyền làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hai loại thiếu máu hay gặp ở trẻ và biểu hiện của nó như thế nào.

Định nghĩa thiếu máu? Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em?

Định nghĩa

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (Hb) trong một đơn vị thể tích máu. Theo tổ chức y tế thế giới trẻ được gọi là thiếu máu khi:

  • Hb dưới 100g/l đối với trẻ 6 tháng đến 6 tuổi.
  • Hb dưới 120g/l đối với trẻ 7 tuổi đến 14 tuổi.

Thiếu máu di truyền là bệnh thiếu máu do di truyền từ bố mẹ mắc bệnh và bố mẹ mang gen bệnh.

Nguyên nhân

Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhưng có một số nguyên nhân cơ bản sau:

  • Bệnh của cơ quan tạo máu.
  • Do mất máu.
  • Rối loạn về chức năng đông máu.
  • Do tan máu di truyền.
  • Thiếu máu dinh dưỡng.

Xem thêm: Dinh dưỡng hỗ trợ trẻ thiếu máu

Sinh lý quá trình tạo máu

thiếu máu dinh dưỡng - thiếu máu di truyền
Sinh lý quá trình tạo máu

Trong suốt thời kỳ phôi thai, lần lượt túi noãn hoàng, gan, lách, tuyến ức, hạch bạch huyết và tủy xương tham gia hình thành các tế bào máu. Tuy nhiên sau khi sinh quá trình tạo máu chỉ xảy ra ở tủy xương.

Dưới 5 tuổi tủy của tất cả các loại xương điều là tủy đỏ, nghĩa là đều có khả năng tạo máu. Sau lứa tuổi này các tủy xương dài ra (trừ hai đầu xương cánh tay và xương đùi) bị mỡ xâm lấn dần và từ tuổi hai mươi trở đi chúng hoàn toàn trở thành tủy vàng không tham gia tạo máu nữa. Như vậy sau tuổi 20 chỉ có tủy xương dẹt và hai đầu xương đùi, hai đầu xương cánh tay tham gia tạo máu.

Quá trình biệt hóa các tế bào gốc tạo máu đa năng quá trình này cần các chất kích thích như erythropoietin, thrombopietin,… nó kích thích sản sinh các tế bào gốc biệt hóa.

Thế nào là thiếu máu dinh dưỡng và thiếu máu di truyền

Thiếu máu dinh dưỡng

Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn so với chỉ số bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, đồng, acid folic, vitamin B12. Trong đó thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là phổ biến nhất.

Thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu do không cung cấp đủ chất sắt, trẻ em là lứa tuổi lớn nhanh nên nhu cầu sắt cao. Trẻ sinh đủ tháng có dự trữ sắt tốt sẽ được đáp ứng cho tới 6 tháng đầu đời. Sau khoảng thời gian này bắt đầu có sự thiếu hụt sắt nên phải bổ sung thêm sắt qua thức ăn, phụ nữ có thai và cho con bú cần có đủ sắt để tránh gây thiếu máu sơ sinh.

Trẻ em bị nhiễm các loại ký sinh trùng đường ruột, trẻ đi tiêu chảy kéo dài cũng gây nên tình trạng thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt.

Xem thêm: Thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ em

Thiếu máu di truyền

Ở trẻ thiếu máu di truyền chủ yếu do tan máu hay gọi là bệnh Thalasssemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền (thiếu máu địa trung hải) biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu. Đây là một bất thường di truyền hay gặp nhất trên thế giới hiện nay có khoảng 7% số người trên toàn cầu có gen mang bệnh .Trong đó Việt Nam là một nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao.

Ở nước ta số bệnh nhân mắc tan máu bẩm sinh cần điều trị thường xuyên là trên 220.000 người, thế nhưng chỉ có khoảng 5.000 bệnh nhân là được tiếp cận điều trị. Ngoài ra hàng năm có khoảng 2000 trẻ sơ sinh được sinh ra mang gen bệnh.

Biểu hiện của thiếu máu ở trẻ em

Ở trẻ thiếu máu

Trẻ thiếu máu thường có các biểu hiện:

  • Trẻ mệt mỏi, kém ăn chậm lớn.
  • Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay, bàn chân, móng tay, móng chân cũng nhợt nhạt.
  • Nhịp tim nhanh khó thở khi gắng sức.
  • Trẻ học kém tập trung, chỉ số thông minh thấp.

Ở trẻ thiếu máu dinh dưỡng

  • Trẻ biếng ăn, đứng cân hay sụt cân.
  • Môi khô, lưỡi láng mất gai, móng biếng dạng: dẹt có khía hoặc khum hình thìa, tóc khô, dễ gãy, dễ rụng…
  • Trẻ dưới 2 tuổi chậm biết ngồi biết đi, chậm tăng trưởng chiều cao cân nặng.
  • Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng do sức đề kháng kém.

 Ở trẻ thiếu máu do di truyền

Đối với trẻ thiếu máu do di truyền ngoài những biểu hiện chung trên thì trẻ có những biểu hiện đặc trưng như:

  • Hộp sọ to ra bướu trán, bướu đỉnh, hai gò má cao, mũi tẹt, răng cửa hàm trên vểu.
  • Loãng xương làm trẻ rất dễ bị gãy xương.
  • Da xạm, củng mạc mắt vàng.
tan máu di truyền
Biểu hiện của Tan máu di truyền

Các mẹ cần làm gì khi trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng hay thiếu máu do di truyền

Đối với thiếu máu dinh dưỡng

  • Cho trẻ ăn các loại thức phẩm có chứa nhiều chất sắt như gan, tim, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, lạc vừng, raun xanh, quả chín.
  • Cho trẻ ăn bổ sung đúng độ tuổi, đủ thành phần các chất dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày và đặc biệt chú ý bổ sung chất sắt trong bữa ăn của trẻ.
  • Các mẹ có thể đến gặp bác sỹ dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn cho trẻ.
  • Khi trẻ bị thiếu máu ngoài chế độ ăn có tính chất hỗ trợ thì cũng cần cho trẻ uống thêm các chế phẩm có chứa sắt theo chỉ định của bác sỹ.
dinh dưỡng trẻ thiếu máu
Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt cho trẻ

Đối với thiếu máu di truyền

Ngoài chế độ dinh dưỡng trẻ cần được khám và theo dõi ở bệnh viện để được truyền máu và thải sắt theo phát đồ điều trị để hạn chế những biến chứng của bệnh.

Cách phòng ngừa thiếu máu cho trẻ

  • Uống bổ sung sắt, acid folic là cách điều trị và phòng bệnh thiếu máu dinh dưỡng.
  • Trong bữa ăn nên có rau xanh hoặc sau bữa ăn nên dùng thêm trái cây tươi giàu vitamin C như cam, bưởi, táo sơ ri, đu đủ…sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
  • Để phòng ngừa cho trẻ sơ sinh thì phải phòng ngừa từ lúc mẹ mang thai và bú sữa mẹ.
  • Nên khám sức khỏe tiền hôn nhân và tầm soát tốt trong thời kỳ mang thai để phát hiện sớm người mang gen bệnh.

Xem thêm: Các bài viết khác về Dinh dưỡng trẻ em

Với những kiến thức trên mong rằng sẽ phần nào giúp đước các bà mẹ hiểu thêm về bệnh thiếu máu dinh dưỡng và thiếu máu di truyền, biết cách nhận biết và phòng ngừa cho con trẻ để trẻ có được sức khỏe tốt và cuộc sống lành mạnh.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition