Hóa trị liệu là phương pháp điều trị ung thư được nhiều bệnh nhân tin chọn nhất hiện nay. Thời gian hóa trị ung thư sẽ phụ thuộc vào mục đích hóa trị, phương pháp hóa trị, loại ung thư và đặc biệt là thời gian hồi phục cơ thể của người bệnh.
Hóa trị là gì?
Hóa trị là liệu pháp sử dụng thuốc nhằm phá hủy các tế bào ung thư, ngăn chặn chúng phát triển. Ung thư là những tế bào tăng sinh một cách bất thường và không có chức năng trong cơ thể.
Phương pháp điều trị ung thư này không thể làm người bệnh khỏi hoàn toàn mà chỉ có khả năng kìm hãm lại tốc độ nảy mầm của các tế bào ung thư. Mục đích hóa trị trong chữa bệnh ung thư nhằm kiểm soát sự phát triển của khối u, giảm cảm giác đau do bệnh gây ra và tạo cơ hội để dễ dàng tiến hành xạ trị và phẫu thuật hơn. Tuy phổ biến nhưng liệu pháp này được các bác sĩ khuyến nghị không nên áp dụng cho phụ nữ mang thai, người có sức khỏe yếu hoặc có tiền sử bệnh về tim và thận.
Hóa trị ung thư gây ra nhiều triệu chứng khác nhau nhưng không kéo dài mà sẽ hết khi kết thúc đợt hóa trị. Cơ thể khi tiếp nhận các hóa chất, ngoài công dụng xóa bỏ tế bào ung thư thì nó cũng đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến tế bào khỏe mạnh khác.
Điều trị ung thư bằng liệu pháp hóa trị được thực hiện như sau, mỗi liệu pháp phụ thuộc vào thời điểm tiến hành hóa trị:
- Hóa trị bổ trợ: mục đích hướng tới việc xóa hết tất cả tế bào vẫn tồn tại trong cơ thể sau khi đã cắt bỏ khối u, tránh tái nhiễm bệnh;
- Hóa trị tân bổ trợ: được các bác sĩ sử dụng trước khi tiến hành phẫu thuật để làm nhỏ đi kích thước khối u giúp việc phẫu thuật được thực hiện gọn gàng hơn;
- Hóa trị tấn công: một lựa chọn điều trị thường được sử dụng ở bệnh nhân ung thư máu cấp;
- Hóa trị củng cố: có tác dụng giữ vững, nâng cao tác dụng của hóa trị tấn công;
- Hóa trị duy trì: dùng để kéo dài thời gian bệnh tái phát;
- Hóa trị triệu chứng: phù hợp cho bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối.
Thời gian hóa trị ung thư kéo dài bao lâu
Trung bình mỗi một đợt hóa trị ung thư thường từ 3 đến 6 tháng, trong một số trường hợp thời gian có thể nhanh hoặc lâu hơn. Khi tiếp nhận liệu pháp hóa trị, bệnh nhân sẽ phải trải qua khoảng 4 đến 8 chu kì điều trị.
Mỗi chu kỳ diễn ra trong 1 hoặc 2 ngày. Người bệnh không thể thực hiện hóa trị liệu liên tục mà cần có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi giữa các đợt.
Các hình thức hóa trị ung thư
Gồm 6 hình thức cơ bản sau:
- Truyền tĩnh mạch: thuốc hóa trị sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh bằng cách trực tiếp tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Thời gian thực hiện xong có thể là một ngày.
- Đường uống: thuốc hóa trị mang nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên con nhộng hoặc dạng lỏng. Với hình thức uống, bệnh nhân có thể dễ dàng mua tại các quầy thuốc chính hãng theo chỉ định của bác sĩ. Người mắc ung thư sẽ uống thuốc hóa trị trong vòng 1 tháng và dành 2 tuần để cơ thể hồi phục.
- Đường tiêm: ở các phần mô cơ hoặc da mềm sẽ được chọn để tiêm thuốc hóa trị
- Tiêm vào động mạch chủ: động mạch chủ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa máu từ tim phân tán đến các cơ quan, bộ phận cơ thể khác. Vì vậy, việc tiêm vào động mạch chủ giúp thuốc phân tán tốt hơn.
Các bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị chính xác cho bệnh nhân dựa trên tình trạng sức khỏe, thời gian điều trị trước đó của họ. Khi sử dụng phương pháp hóa trị, người bệnh gặp phải các tác dụng phụ như thiếu máu, khó tiêu hóa, rụng tóc, rối loạn hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch.
Những tác dụng phụ khi hóa trị ung thư
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị, trong đó thường nhất là hóa trị. Thuốc hóa trị ung thư đủ mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng nhưng cũng có thể tiêu diệt và gây hại luôn cho các tế bào khỏe mạnh. Chính điều này có thể gây ra hàng loạt các tác dụng phụ cho cơ thể.
Không phải ai cũng gặp phải các tác dụng này khi hóa trị ung thư nhưng sau đây là một số tác dụng phụ phổ biến và điển hình:
Nhiễm trùng và suy yếu hệ miễn dịch
Khi điều trị hóa trị cho bệnh nhân ung thư, theo dõi công thức máu định kỳ là một phần vô cùng quan trọng để đánh giá số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong cơ thể.
Thuốc hóa trị có thể làm mất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh dẫn đến thiếu máu. Khi cơ thể người bệnh thiếu máu sẽ kéo theo các triệu chứng như mệt mỏi, choáng váng, da tái nhợt, hụt hơi, đau ngực và tim đập nhanh.
Bên cạnh đó, hóa trị cũng làm giảm số lượng bạch cầu trung tính dẫn đến lượng bạch cầu trong cơ thể thấp hơn bình thường. Các tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Việc suy giảm bạch này khiến hệ miễn dịch của bệnh nhân ung thư suy yếu nên dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hơn bình thường.
Dễ bầm tím và chảy máu hơn bình thường
Thuốc hóa trị cũng làm giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Các tế bào được gọi là tiểu cầu giúp đông máu. Số lượng tiểu cầu thấp, cơ thể người bệnh có khả năng dễ bị bầm và chảy máu hơn.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Xuất hiện nhiều chấm nhỏ màu đỏ trên da được gọi là đốm xuất huyết
- Chảy máu cam
- Vết cắt nhỏ nhưng chảy máu nhiều
- Máu kinh nặng hơn so với bình thường
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cơ bắp
Thuốc hóa trị có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ, khiến người bệnh khó tập trung và không suy nghĩ rõ ràng. Điều này đôi khi được gọi là “não hóa trị”. Tình trạng “não hóa trị” này thường là tạm thời nhưng đối với một số người, những thay đổi và ảnh hưởng này sẽ lâu dài và thậm chí là vĩnh viễn.
Các triệu chứng ở người bệnh cho thấy thuốc hóa trị ảnh hưởng đến vấn đề thần kinh như sau:
- Thiếu cân bằng
- Người yếu đuối, chậm chạp
- Co giật
- Tê hoặc ngứa ran ở tay, chân
- Rối loạn cương dương
- Phản xạ chậm
Người thiếu cân bằng, yếu đuối cần được chăm sóc và người thân hỗ trợ bởi dễ té ngã hơn so với bình thường.
Ảnh hưởng ăn uống và tiêu hóa
Sử dụng thuốc hóa trị điều trị ung thư trong thời gian dài với lượng lớn sẽ làm tăng khả năng bị đau và khó chịu ở miệng hay cổ họng của người bệnh.
Một số loại thuốc hóa trị cũng tác động đến niêm mạc của người bệnh nhiều hơn các loại khác. Từ đó, khiến người bệnh gặp phải:
- Khô miệng
- Loét miệng trên lưỡi, nướu khiến người bệnh dễ nhiễm trùng hơn
- Chảy máu
- Sưng tấy
- Sâu răng
- Cảm giác vị kim loại c trong miệng
- Khó nhai nuốt
Chính những điều này khiến cho người bệnh khó cảm nhận được mùi vị thức ăn và khó ăn uống hơn bình thường. Điều này có thể gây ra giảm cân không chủ ý.
Bên cạnh đó, thuốc hóa trị cũng gây hại cho các tế bào dọc đường tiêu hóa gây ra táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và chứa khí quanh bụng.
Buồn nôn
Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ phổ biến khi hóa trị. Người bệnh cảm thấy buồn nôn dẫn đến nôn mửa, mất nước và giảm cảm giác thèm ăn.
Ảnh hưởng da, móng, tóc
Rụng tóc cũng là một trong những tác dụng phụ thường được biết đến nhất sau khi điều trị hóa trị. Thuốc hóa trị ảnh hưởng đến nang lông và tóc và khiến cho tóc, lông rụng.
Rụng lông, tóc có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường nhất là da đầu. Tóc mới vẫn sẽ tiếp tục mọc khi bắt đầu vài tuần sau lần điều trị cuối cùng.
Không chỉ lông, tóc, làn da cũng có những ảnh hưởng như da khô, ngứa ngáy, bong tróc và phát ban. Hơn nữa, làn da của bệnh nhân ung thư điều trị hóa trị cũng trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn. Do đó, để tránh bỏng nên sử dụng kem chống nắng hoặc mũ áo dài tay khi ra ngoài.
Ngoài ra, móng tay và chân của người bệnh có thể chuyển sang màu vàng và trở nên giòn hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng, móng có thể tách khỏi thịt, vì thế người bệnh cần dưỡng móng và cắt ngắn móng thường xuyên.
Ảnh hưởng chức năng sinh sản
Thuốc hóa trị làm thay đổi nội tiết ở cả nam và nữ. Đối với nữ giới, hóa trị có thể gây ảnh hưởng đến buồng trứng, có thể gây ra một số tình trạng như:
- Nóng bừng
- Kinh nguyệt không đều
- Bắt đầu mãn kinh đột ngột
- Khô âm đạo
Ở nam giới, thuốc hóa trị có thể gây hại ảnh hưởng sức khỏe tinh trùng hoặc làm số lượng tinh trùng giảm. Điều này có thể khiến đàn ông bị vô sinh tạm thời hoặc vĩnh viễn do tác dụng phụ hóa trị.
Bác sĩ khuyên người bệnh không nên mang thai trong thời gian điều trị hóa trị. Bởi thuốc hóa trị ảnh hưởng đến thai nhi gây dị tật bẩm sinh.
Ảnh hưởng hệ bài tiết (thận và bàng quang)
Thận hoạt động để bài tiết các loại thuốc hóa trị khi chúng di chuyển qua cơ thể người bệnh. Trong quá trình này, một số tế bào thận và bàng quang có thể bị kích thích và tổn thương.
Một số triệu chứng tổn thương bao gồm:
- Giảm đi tiểu
- Sưng tay và chân
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Huyết áp cao
- Buồn nôn
Bên cạnh đó, một số loại thuốc còn khiến cho nước tiểu chuyển sang màu đỏ hoặc cam trong vài ngày. Và không chỉ thận mà bàng quang cũng bị kích thích gây ra cảm giác nóng rát khi đi tiểu và tăng tần suất đi tiểu.
Sức khỏe xương khớp
Theo tuổi tác, khối lượng xương có thể bị mất dần – đây là điều hết sức bình thường theo sinh lý cơ thể. Song, một số thuốc hóa trị cũng có thể làm mất khối lượng xương.
Ở nữ giới, hóa trị có thể làm tổn thương buồng trứng, khiến cơ thể ngừng sản xuất estrogen. Một khi nồng độ estrogen thấp hơn bình thường dẫn đến tình trạng mất xương.
Theo Viện Y tế Quốc gia, phụ nữ điều trị ung thư vú có nguy cơ bị loãng xương và gãy xương cao. Phổ biến nhất là các vị trí như xương sống, xương hông và cổ tay.
Sức khỏe tinh thần
Sống chung với bệnh và đối phó ung thư, hóa trị sẽ khiến tinh thần của người bệnh ảnh hưởng rất nhiều. Thông thường, người bệnh đối mặt với nỗi sợ, tức giận, bi quan, trầm cảm và lo lắng nhiều.
Gặp vấn đề về hô hấp
Đôi khi, hóa trị cũng có thể làm tổn thương phổi và khiến việc lấy đủ oxy trở nên khó khăn hơn. Vì thế, người bệnh ung thư sau hóa trị thường gặp tình trạng khó thở.
Tác dụng phụ hiếm gặp
Không chỉ các tác dụng phụ phổ biến, hóa trị cũng gây ra một số tác dụng phụ hiếm gặp như:
- Viêm tụy
- Viêm ruột giảm bạch cầu trung tính
- Tan máu do tế bào hồng cầu tổn thương
- Chảy nước mắt
- Phát ban dạng mụn trứng cá
Và với những tác dụng phụ sau hóa trị xảy ra sau đây, các chuyên gia, bác sĩ khuyên người bệnh nên đến bệnh viện và nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ, nhân viên y tế ngay:
- Sốt cao hơn bình thường
- Ớn lạnh dữ dội
- Chảy máu hay bầm tím bất thường
- Phản ứng dị ứng gây sưng, ngứa dữ dội
- Đau ở chỗ tiêm hoặc ống thông
- Đau đầu dữ dội
- Tiêu chảy, nôn mửa kéo dài
- Máu trong phân hay nước tiểu
- Khó thở.
Tác dụng phụ của hóa trị kéo dài bao lâu?
Tác dụng phụ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của bệnh nhân ung thư, vì thế, hầu hết người thân lo lắng không biết các tác dụng phụ này kéo dài bao lâu.
Theo các bác sĩ, nhiều tác dụng phụ sẽ hết ngay sau khi điều trị, những một số vẫn có thể tiếp tục trong nhiều tháng, nhiều năm hoặc có thể tồn tại vĩnh viễn không bao giờ biến mất. Hơn nữa, tác dụng phụ xảy ra triệu chứng, mức độ nặng nhẹ cũng tùy vào sức khỏe, giai đoạn ung thư, loại và số lượng thuốc của mỗi bệnh nhân.
Vì thế, điều quan trọng là hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị:
- Những tác dụng phụ nào thường xảy ra với thuốc hóa trị đang sử dụng
- Khi nào người bệnh có thể gặp tác dụng phụ và gặp trong bao lâu
- Những triệu chứng hoặc tác dụng phụ nào có thể cần điều trị thêm
- Khi nào cần gọi bác sĩ.
Việc nắm thông tin và lên kế hoạch chăm sóc trước sẽ giúp người thân, người chăm sóc bệnh nhân kiểm soát được triệu chứng tốt hơn. Đồng thời, còn có biện pháp điều trị và đối phó nhằm làm giảm nhiều tác dụng phụ của hóa trị..
Như vậy, tác dụng phụ của hóa trị có thể hết ngay sau khi điều trị hay kéo dài thêm thời gian vài tháng, vài năm, thậm chí vĩnh viễn. Hơn nữa, mức độ và thời gian kéo dài tác dụng phụ còn tùy thuộc cơ địa, sức khỏe, giai đoạn ung thư và loại thuốc mà mỗi bệnh nhân sử dụng.
Hỏi – đáp về hóa trị ung thư
Hóa trị ung thư có đau không?
Thông thường, mọi người thấy bệnh nhân ung thư rất đau đớn sau mỗi lần điều trị hóa trị. Thực tế, sau mỗi lần điều trị, cơ thể người bệnh mất sức rất nhiều và trở nên vô cùng mệt mỏi, đuối sức,… Đi kèm với đó là những cơn đau do tác dụng phụ của thuốc gây ra như:
- Đau miệng và cổ họng do các vết lở loét gây ra
- Đau dây thần kinh
- Đau đầu
- Đau ở chỗ tiêm
Bên cạnh đó, triệu chứng đau ở bệnh nhân ung thư không hẳn do hóa trị mà còn do ung thư tiến triển. Các bác sĩ khuyên người nhà, người thân của bệnh nhân liên hệ với bác sĩ điều trị ngay khi bệnh nhân đau ở đầu, đau ở chỗ tiêm hay ống thông.
Chi phí hóa trị ung thư là bao nhiêu?
Chi phí hóa trị ung thư không phải là con số nhỏ, thông thường dao động từ 4.000.000 vnđ/ lần điều trị đến trên 300.000.000 vnđ/ lần tùy vào đặc điểm của ung thư, mức độ hiếm gặp của bệnh, độ khan hiếm thuốc, liều lượng/ mục đích/ địa điểm hóa trị, các loại bảo hiểm và cuối cùng là đặc thù riêng ở mỗi quốc gia. Cụ thể như sau:
- Loại ung thư: hóa trị ung thư dạ dày thường dao động từ 4.000.000 – 15.000.000 vnđ/ lần, đối với ung thư phổi dao động từ 15.000.000 – 17.000.000 vnđ. Trong khi đó, ung thư máu sẽ có chi phí điều trị vô cùng cao, dao động từ 200.000.000 – 300.000.000 vnđ/ lần.
- Mức độ hiếm gặp: với các bệnh ung thư càng hiếm thì càng ít thuốc điều trị được sản xuất, như vậy chi phí thuốc cũng cao hơn.
- Liều hóa trị: thời gian hóa trị càng dài, tần suất điều trị càng nhiều thì chi phí điều trị càng cao.
- Mục đích: Hóa trị cứu chữa thường có chi phí cao hơn so với hóa trị giảm nhẹ triệu chứng.
- Đặc điểm: hóa trị tại nhà thường có xu hướng tiết kiệm thời gian và chi phí hơn tại các bệnh viện công hay cơ sở tư nhân.
- Loại bảo hiểm: tùy vào người bệnh tham gia và sử dụng bảo hiểm mà chi phí được giảm nhẹ hay miễn phí.
- Đặc thù quốc gia: mỗi quốc gia có chi phí điều trị ung thư khác nhau, trong đó, chi phí điều trị hóa trị ở Hoa Kỳ lên đến 1000-1200 USD/ lần. Và chi phí này có thể còn rẻ hơn so với một số quốc gia khác.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau mỗi đợt hóa trị
Sau hóa trị, tác dụng phụ sẽ ảnh hưởng và khiến sức khỏe người bệnh suy giảm. Vì thế, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đáp ứng dưỡng chất, hồi phục sức khỏe cho người bệnh.
Nguyên tắc đủ lượng
- Cung cấp đủ năng lượng: bổ sung 30kcal/IBW(Kg)/ ngày (IBW: Cân nặng lý tưởng = Chiều cao(m)^2 x 22)
- Cân đối giữa các nhóm chất: Đạm: đường: béo = 20:50:30
- Bổ sung đủ hàm lượng chất béo EPA: với lượng >= 2g/ngày.
Nguyên tắc đúng loại
- Ưu tiên bổ sung đạm trắng hơn đạm đỏ (bò, heo, dê, cừu), đạm đỏ <= 500g/tuần
- Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu omega 3: cá béo, dầu lanh, dầu óc chó, các loại hạt,…
- Ưu tiên các thực phẩm nguyên cám, giàu chất xơ nếu có rối loạn đường huyết đi kèm
Nguyên tắc đúng cách
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để người bệnh dễ ăn, dễ hấp thu. Và nên tranh thủ ăn mọi lúc mọi nơi, không đợi đói mới ăn
- Để người bệnh tự nêm nếm gia vị cho phù hợp khẩu vị. Điều này giúp người bệnh dễ ăn uống hơn. Do sau hóa trị, khẩu vị của người bệnh có sự thay đổi.
- Sử dụng dụng cụ ăn uống bằng nhựa, thủy tinh, sứ thay bằng kim loại nếu người bệnh nôn mửa, buồn nôn, vị giác có mùi kim loại
- Tạo bầu không khí, môi trường vui vẻ, thoải mái khi ăn uống.
Các loại sữa phù hợp cho người ung thư
Sữa Prosure – Abbott Hoa Kỳ
Sữa có thành phần dinh dưỡng giàu protein giúp bổ sung năng lượng bị thiếu hụt do các tế bào ung thư gây ra, cung cấp lượng máu đã tiêu hao, củng cố sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch. Nhờ có đạm Whey và Omega 3 mà Prosure còn duy trì cân nặng người bệnh ở mức ổn định.
Chi tiết sản phẩm: Sữa PROSURE 380g – Dinh dưỡng vàng cho bệnh nhân UNG THƯ
Sữa Forticare
Sữa phù hợp cho bệnh nhân ung thư mới trải qua phẫu thuật hoặc bệnh nhân ung thư mắc tiểu đường. Forticare chứa nhiều EPA- chất có vai trò xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Điểm cộng của sữa đó là có nhiều vị khác nhau và dễ uống như vị cam chanh, vị cappuccino,…
Chi tiết sản phẩm: Sữa FORTICARE Nutricia Hà Lan (125ml x4) – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân UNG THƯ
Sữa Kabi Fresubin 2Kcal Fibre
Với thiết kế dinh dưỡng thế hệ mới, sữa tập trung khai thác đối tượng bệnh nhân có nhu cầu cao về lượng năng lượng nạp vào cơ thể hàng ngày. Protein chiếm 10% trong thành phần sữa giúp vết thương mau lành, tái tạo có khối mô cơ bị phá hủy, cải thiện sự dẻo dai các chức năng vận động của người bệnh, hỗ trợ người mắc ung thư nhanh chóng hồi phục thể trạng.
Chi tiết sản phẩm: Sữa Kabi Fresubin 2kcal Fibre cho người SUY DINH DƯỠNG và bệnh nhân UNG THƯ
Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh ung thư cùng chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng khoa học, cân đối và phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng kéo dài tuổi thọ, giúp người bệnh có sức khỏe chống chọi ung thư và đối phó tác dụng phụ của hóa trị.
Vì thế, để thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư khoa học, người thân, người nhà nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng, đưa bệnh nhân tư vấn dinh dưỡng bởi các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng. Dựa vào tình trạng, sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ dinh dưỡng sẽ tư vấn và hướng dẫn thiết kế thực đơn ăn uống phù hợp.
Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) hội tụ các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng. Đến Viện, bệnh nhân sẽ được tư vấn dinh dưỡng và tư vấn theo quy trình như sau:
- Xác định tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư. Sau đó tiến hành đo các chỉ số khối lượng cơ – xương – mỡ – nước qua máy phân tích thành phần cơ thể.
- Khai thác và đánh giá khẩu phần ăn của người bệnh trong vòng 24h
- Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh ung thư, loại ung thư, phương pháp đang điều trị và bệnh lý đi kèm
- Khai thác chế độ vận động, giấc ngủ, tinh thần của người bệnh
- Tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sỹ về tình trạng dinh dưỡng hiện tại, lộ trình can thiệp, cách theo dõi khả năng dung nạp tại nhà
- Xây dựng thực đơn ăn uống, dinh dưỡng chi tiết từng ngày theo từng bệnh nhân.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các loại sữa cũng như các thông tin về thời gian hóa trị ung thư, hãy liên hệ H&H Nutrition để được tư vấn và giải đáp. H&H Nutrition luôn là chuyên gia dinh dưỡng tin cậy của mọi nhà với việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho từng đối tượng và là địa chỉ mua sản phẩm uy tín, chất lượng!
Nguồn tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/323485#common-side-effects
- https://www.healthline.com/health/cancer/effects-on-body#how-to-prepare
Xem thêm:
- Cách thành lập thực đơn cho người đang hóa trị hiệu quả
- Tác dụng phụ thường gặp của hóa trị đối với bệnh nhân ung thư
- Người ung thư dạ dày nên ăn gì? Chuyên gia dinh dưỡng mách bạn
- Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không? – Chuyên gia giải đáp
- 7+ loại sữa cho người bị ung thư tốt nhất
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Địa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433