Mách bạn thực đơn cho người suy thận khoa học nhất

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Thực đơn cho người suy thận cần được xây dựng một cách khoa học vì chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự bài tiết của thận. Trong bài viết này, H&H Nutrition sẽ tìm hiểu cùng bạn kỹ hơn về vấn đề này. Cùng theo dõi nhé.

Tại sao cần có thực đơn cho người suy thận? Thận có vai trò như thế nào trong cơ thể? 

thực đơn cho người suy thận khoa học nhất
Hình 1: Người bệnh suy thận cần chế độ ăn uống nghiêm ngặt

Trước tiên, tất cả chúng ta nên biết thận là cơ quan quan trọng của cơ thể. Chúng ta vẫn nhắc đến thận như một cơ quan lọc máu và tạo nước tiểu cho cơ thể tuy nhiên thận còn có nhiều vai trò khác, hoạt động nhiều chức năng cân bằng nội môi quan trọng, bao gồm:

Bài tiết các chất thải chuyển hóa: Thận là cơ quan loại bỏ các chất thải của quá trình trao đổi chất mà cơ thể không còn cần thiết bao gồm: urê (từ quá trình chuyển hóa axit amin), creatinin (từ creatine cơ), axit uric (từ axit nucleic), billilubin (sản phẩm của quá trình chuyển hóa hemoglubin) và một số các chất thải khác.

Điều chỉnh cân bằng nước và điện giải: Thận sẽ điều chỉnh cân bằng nước và điện giải (Na, K, Ca, Mg…) qua quá trình lọc và tái hấp thu qua hệ thống các ống thận. Nước và điện giải góp phần lớn vào các hoạt động sống của cơ thể rối loạn một trong các yếu tố trên đều có thế dẫn đến tử vong. Vì vậy chức năng này vô cùng quan trọng trong chức năng của thận.

Điều chỉnh áp lực động mạch: Việc điều chỉnh áp lực động mạch lâu dài được thận điều hòa bằng cách bài tiết một lượng natri và nước khác nhau , thay đổi trong  trong thời gian ngắn bằng cách tiết ra các hormone và các yếu tố hoặc chất hoạt động mạch (ví dụ, renin) dẫn đến sự hình thành các sản phẩm hoạt động mạch (ví dụ, angiotensin II).

Quy định cân bằng axit-bazơ: Thận loại bỏ khỏi cơ thể một số loại axit, chẳng hạn như axit sulfuric và axit photphoric, được tạo ra bởi sự chuyển hóa của protein từ đó cân bằng acid bazo trong môi trường nội môi.

·  Góp phần trong quá trình sản xuất hồng cầu.

·  Bài tiết, chuyển hóa và bài tiết hormone.

·  Quá trình tân tạo đường (gluconeogenesis).

Với nhiều vai trò quan trọng như vậy khi thận suy thì hậu quả sẽ gây ra nhiều sự rối loạn cho cơ thể.

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Theo y học hiện nay suy thận được chia thành 2 loại phụ thuộc và thời gian, triệu chứng và đặc điểm của bệnh đó là:

Bệnh suy thận cấp: Bệnh lý này chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn và có tỉ lệ khỏi bệnh cao nếu được điều trị kịp thời. Suy thận cấp có nhiều nguyên nhân có thể do cơ năng hoặc thực thể, nếu phát hiện kịp thời thì khả năng điều trị dứt điểm cao.

Bệnh suy thận mãn tính: Bệnh thường diễn biến thầm lặng nguyên nhân có thể do suy thận cấp không điều trị kip thời hoặc biến chứng của các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, … Các biện pháp điều trị trong suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bị suy thận nặng và cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

Những biến chứng của suy thận có thể xảy ra bao gồm:

– Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp

– Tăng kali máu, có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và đe dọa tính mạng.

– Bệnh tim mạch

– Thiếu máu

– Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực

– Tổn thương hệ thần kinh trung ương

– Giảm phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận. Thực đơn cho người suy thận mạn tính trước và sau lọc máu.

thực đơn cho người suy thận
Hình 2: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận

Xem thêm: Dinh dưỡng cho người suy thận thế nào là hợp lý? 

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh suy thận được phân thành 2 giai đoạn: Giai đoạn trước lọc máu và sau lọc máu.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân trước lọc máu chu kì:

·  Năng lượng: bệnh nhân có nhu cầu về năng lượng khoảng từ 35-40 kcal/kg/ngày. Năng lượng đến từ các chất dinh dưỡng cơ bản như đạm, chất đường bột, chất béo.

·  Trước chạy thận nhân tạo, bệnh nhân suy thận cần có chế độ ăn giảm đạm. Đạm cung cấp khoảng 0,6-0,8g/kg/ngày. Người suy thận cần ưu tiên các loại đạm có giá trị sinh học cao như cá, trứng, thịt nạc, sữa,… Giảm đạm trong khẩu phần ăn sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh đến giai đoạn cuối.

·  Chất béo: nên ít hơn 30% tổng năng lượng khẩu phần; cần tránh xa chất béo xấu từ động vật và tăng cường chất béo tốt từ dầu thực vật và các hạt giàu chất béo (hạt chia, óc chó, oliu, hạt điều,…).

·  Các yếu tố vi chất: chế độ ăn giảm muối (nên ít hơn 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày giúp thận không cần làm việc nhiều để lọc hết lượng natri dư có trong muối ăn. Cung cấp đủ canxi từ sữa, các chế phẩm từ sữa và thực phẩm giàu canxi.

·  Vitamin: nên bổ sung các vitamin tan trong nước như vitamin B, vitamin C, và một số vitamin tan trong dầu: vitamin E, D. Ăn nhiều rau xanh và trái cây là phương pháp tốt để bổ sung vitamin tự nhiên cho cơ thể. Đối với rau xanh, nên thái nhỏ, rửa kỹ với nước để làm giảm lượng kali, hạn chế được gánh nặng cho thận.

Mách bạn thực đơn cho người suy thận khoa học nhất

Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi lọc máu chu kì

Bệnh nhân sau khi lọc máu chu kỳ nên có chế độ ăn tăng cường chất đạm. Lượng đạm tuỳ theo số lần lọc máu trong 1 tuần:

+ Lọc máu 1 lần/tuần cần 1g đạm/kg cân nặng hiện tại/ngày.

+ Lọc máu 2 lần/tuần cần 1,2g đạm/kg cân nặng hiện tại/ngày.

+ Lọc máu 3 lần/tuần cần 1,4g đạm/kg cân nặng hiện tại/ngày.

+ Trong đó tỷ lệ đạm động vật chiếm đa số khẩu phần ăn vì để cung cấp các axit amin thiết yếu bù lại lượng đạm mất đi trong quá trình lọc thận. Nên lưu ý trong 100g thịt/cá có khoảng 20g đạm và 100g tàu hũ có khoảng 10g đạm.

–   Cung cấp đủ năng lượng: Nhu cầu năng lượng: 30-35 kcal/kg/ngày.

– Thành phần lipid: nên ăn 2 bữa cá biển sâu mỗi tuần giúp cơ thể bổ sung chất béo tốt từ omega 3. Người bệnh suy thận sau khi chạy thận nhân tạo không nên ăn nhiều chất béo từ mỡ, nội tạng, da động, chất béo chuyển hoá,… gây ra các rối loạn chuyển hoá trên cơ thể và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.

– Hạn chế muối, photpho và kali theo công thức sau

+ Ăn nhạt tương đối: bổ sung lượng muối ăn trong ngày 2-3 gr muối (2-3 thìa 5 ml nước mắm), hoặc điều chỉnh lượng muối khác theo điện giải đồ.

+ Rau xanh nên cắt nhỏ, rửa nhiều lần với nước, luộc kĩ trước khi ăn.

– Lượng nước trong ngày = lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy…) + 300 – 500 ml nước (mất qua mồ hôi, hơi thở).

–  Cung cấp đủ các vitamin: nhóm B, E, A, C từ các loại trái cây.

Từ những nguyên tắc trên chúng ta có thể tham khảo một số thực đơn cho người suy thận mạn tính trước lọc máu và sau lọc máu:

Thực đơn mẫu cho người suy thận trước lọc máu nhân tạo (Nguồn: Viện dinh dưỡng)

·  Năng lượng: 1819 kcal, Đạm 43g, Béo: 40g, bột đường 324 g

·  Bữa sáng: miến bò (miến 70g, thịt bò 20g, hành lá, cải xanh)

·  Bữa phụ: bánh mỳ 1/2 cái, sữa bò 200ml

·  Bữa trưa:

+cơm 2 bát lưng (gạo 100g)

+thịt lợn nửa nạc nửa mỡ kho (20g)

+rau muống xào (150g rau muống, 20g dầu)

+Canh cải xanh 50g

+ Cam 100g

·  Bữa phụ: chè bột sắn (bột sắn 15g, đường 20g, khoai sọ 70g)

·  Bữa tối:

+cơm 2 bát lưng vơi(gạo 80g)

+cá nục kho (cá nục 30g, dầu ăn 10g)

+canh cải bắp 50g

Ở giai đoạn trước lọc máu người bệnh thận mạn tính cần được xây dựng thực đơn đúng nguyên tắc và tuân thủ thực đơn một cách nghiêm túc để giảm thiểu tối đa quá trình tiến triển bệnh sang giai đoạn cần lọc máu.

Thực đơn cho người suy thận
Hình 3: Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh thận

Xem thêm : Suy thận mạn – 3 + chế độ ăn người suy thận mạn cần lưu ý

Thực đơn của người bệnh suy thận sau khi lọc máu chu kì

Thực đơn cho người suy thận
Hình 4: Thực đơn mẫu cho người suy thận mạn tính giai đoạn 4 có lọc máu chu kì

Như thực đơn mẫu như trên, lượng protein cung cấp cho cơ thể được tính toán phù hợp từng cá thể và từng giai đoạn bệnh. Vì vậy để có thực đơn cho người suy thận khoa học nhất thì người bệnh cần được các kĩ sư chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cụ thể về thực đơn hằng ngày. Hãy để H&H Nutrition giúp người bệnh suy thận có được một thực đơn hoàn hảo nhất nhé!

Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị suy thận

Bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân suy thận cần có những kiến thức về chế độ ăn uống để giúp cho tình trạng bệnh ngày càng được cải thiện nhanh chóng hơn. Trong quá trình lọc máu, bệnh nhân cần bổ sung đủ lượng đạm mà cơ thể cần để không bị suy mòn sức khỏe, vì thế người bệnh suy thận khi đang trong quá trình lọc máu cần đảm bảo được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nên ưu tiên lựa chọn các loại đạm đến từ thịt, trứng, sữa hay cá,… hay các loại đậu cũng là một lựa chọn tốt. Các loại chất béo không bão hòa từ động vật hay các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin nên được bệnh nhân lựa chọn bổ sung vì chúng giúp tăng lượng kali có trong máu cho bệnh nhân suy thận.

Các loại vitamin A, vitamin B, vitamin C hay D và E cũng rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa cũng như nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm canxi cho người bệnh cũng là một lưu ý. Thông thường trong các thực phẩm như cá hồi, sữa sẽ chứa rất nhiều vitamin D, giúp hấp thu và chuyển hóa lượng canxi một cách tốt hơn, giảm tránh nguy cơ việc hình thành sỏi cho người bệnh. Các thực phẩm tốt giúp quá trình chuyển hóa lượng thức ăn trong hệ tiêu hóa cũng như bài tiết của bệnh nhân được tốt hơn như bắp cải, cần tây hay rau ngót cũng nên được người bệnh bổ sung đầy đủ.

Mách bạn thực đơn cho người suy thận khoa học nhất
Bệnh nhân chạy thận nên được bổ sung các chất dinh dưỡng giàu vitamin A, vitamin D hay chất xơ.

Thực đơn cho người suy thận ngoài việc cần biết nên bổ sung những gì thì việc nên tránh những thực phẩm nào cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Một chế độ ăn hằng ngày cho bệnh nhân nếu chứa quá nhiều đạm, hay ngược lại là quá ít, một thực đơn nhiều kali và phốt pho cũng sẽ gây quá tải cho thận của bệnh nhân. Ngoài ra, ăn nhạt giảm (<2g muối/ngày), hạn chế húp nước canh, súp, tránh dùng các thực phẩm chế biến sẵn, dưa muối, mắm, các thực phẩm có kali, phospho cao nên tránh dùng như đậu đỗ, nấm hương … hay là các thức ăn quá mặn giàu muối, các hạt điều, hạt dẻ chứa kali cũng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Khi nạp các chất này vào, cơ thể sẽ có thể gây giữ nước và phù nề, còn có nguy cơ dẫn đến nồng độ kali cao trong máu, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người đang lọc thận, thậm chí còn gây rối loạn nhịp tim và xấu nhất là dẫn đến tử vong. Một lưu ý cũng không kém quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân lọc thận mà người nhà cần biết là tránh để người bệnh ăn các thức ăn cay, các đồ uống có cồn hay chất kích thích vì gây áp lực thận, ảnh hưởng đến lối sống khoa học của bệnh nhân.

Lợi ích của thực đơn dinh dưỡng cho người suy thận

Vậy lợi ích của việc có một chế độ ăn khoa học cho người suy thận sẽ là gì gì? Có thể nói việc có một thực đơn cho người suy thận hợp lý sẽ giúp bệnh nhân được bổ sung năng lượng một cách đầy đủ, làm quá trình tiến triển của bệnh chậm đi. Từ đó việc chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh suy thận sẽ trở nên hiệu quả, khoa học hơn, giúp bệnh nhân mau chóng được phục hồi sức khỏe.

Ngoài việc chăm sóc cho bệnh nhân suy thận bằng việc có một chế độ ăn uống khoa học, thì sữa cũng là một sự lựa chọn thông minh để giúp quá trình chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn. Đối với bệnh nhân lọc thận sẽ có các loại sữa dành riêng, các loại sữa này sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết để cải thiện được tình trạng bệnh của bệnh nhân. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng sữa cho bệnh nhân suy thận cũng cần phải phù hợp với tình trạng của bệnh nhân ở từng giai đoạn, vì thể hãy để H&H Nutrition giúp bạn trong vấn đề này.

Review top các loại sữa dành cho người suy thận được chuyên gia khuyên dùng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa dành riêng cho bệnh nhân suy thận ở mọi giai đoạn. Tuy nhiên, để chọn được sản phẩm phù hợp với thực đơn dinh dưỡng cho người suy thận thì không phải ai cũng hiểu rõ. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu và chọn ra sản phẩm phù hợp với gia đình mình nhé. Dưới đây là top 3 sữa cho bệnh nhân suy thận mà H&H Nutrition muốn giới thiệu đến khách hàng để trải nghiệm.

Sữa Fresubin Renal Drink

Nói đến thực đơn dinh dưỡng cho người suy thận, không thể không nhắc đến sản phẩm Fresubin Renal Drink. Được sản xuất đến từ thương hiệu nổi tiếng của Đức, Fresubin Renal Drink chắc hẳn là một trong những sản phẩm mà khách hàng sẽ lựa chọn hàng đầu để có thể cung cấp đầy đủ năng lượng hằng ngày cho người bệnh.

Mách bạn thực đơn cho người suy thận khoa học nhất
Fresubin Renal Drink là sản phẩm chuyên dành cho bệnh nhân bị suy thận giai đoạn trước lọc thận, được bổ sung chất dinh dưỡng.

Sữa Fresubin Renal Drink có thành phần được cấu tạo từ các chất dinh dưỡng, ít đạm, giàu chất béo EPA hay DHA từ dầu cá, giúp tăng tăng cường sức khỏe não bộ. Ngoài ra trong Fresubin Renal Drink còn có nhiều dưỡng chất khác giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, từ đó tránh gây các tác hại ngược với xương và mạch máu của người bệnh. Sữa chứa ít chất điện giải, ít đạm, vì thế sản phẩm phù hợp cho người bệnh suy thận giai đoạn chưa lọc máu  trong từng bữa ăn hằng ngày.

Xem chi tiết sản phẩm ngay tại đây: Sữa Fresubin Renal Drink 200ml hương Vanilla – Dinh dưỡng tối ưu cho người suy thận trước lọc thận

Sữa NEPRO 1

Lựa chọn thứ hai cho khách hàng là sữa Nepro 1, giải pháp tốt để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Sản phẩm được sản xuất dựa trên các khuyến cáo của những chuyên gia y tế, giúp bệnh nhân được tăng cường sức khỏe cũng như mau chóng phục hồi thể trạng cho người bệnh.

Mách bạn thực đơn cho người suy thận khoa học nhất
Sữa Nepro 1 cho người bị suy thận giai đoạn trước lọc thận, giải pháp tốt giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Nepro 1 có mật độ năng lượng cao, ít đạm,  giảm lượng natri, kali và photpho xuống mức an toàn. Từ đó giúp giảm tải cho thận, tránh gây tổn thương cho tim của người bệnh. Nói về việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người suy thận thì sữa Nepro 1 cũng là một trong số những lựa chọn đáng để lựa chọn và tin dùng.

Xem chi tiết sản phẩm ngay tại đây: Sữa NEPRO 1 – Sữa cho người suy thận chưa lọc thận

Sữa NUTRICARE KIDNEY 1

Ngoài các loại sữa đã nêu trên, không thể không nhắc đến sữa Nutricare Kidney 1 cho bệnh nhân suy thận. Nutricare Kidney 1 là sữa dành cho bệnh nhân suy thận trước lọc thận, có thành phần giảm protein cho người suy thận giúp cân bằng điện giải, cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và điều trị bệnh được tốt hơn.

Mách bạn thực đơn cho người suy thận khoa học nhất
Sữa bổ thận Nutricare Kidney 1 là sản phẩm sinh dưỡng dành cho bệnh nhân suy thận giai đoạn trước lọc thận, giúp duy trì các hoạt động sống hằng ngày.

Ngoài ra, Nutricare Kidney 1 với đặc điểm nổi bật, có chứa thành phần dầu Olive cùng với hệ PUFA, MUFA giúp người bệnh giảm được tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, ngoài ra còn ngăn chặn nguy cơ xơ vữa động mạch xảy ra, bảo vệ tốt cho tim. Sữa Nutricare Kidney 1 không chứa đường Lactose, cung cấp 100% chất xơ hòa tan dễ hấp thu cho người bệnh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp người bệnh được duy trì cũng như đảm bảo các hoạt động sống hằng ngày.

Xem chi tiết sản phẩm ngay tại đây: Sữa NUTRICARE KIDNEY 1 – Dinh dưỡng chuyên biệt cho BỆNH NHÂN SUY THẬN TRƯỚC LỌC

Nếu bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân còn đang hoang mang, không biết nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người suy thận như thế nào để hợp lý thì có thể tìm đến H&H Nutrition. Cam kết sẽ giúp khách hàng mau chóng tìm ra được các giải pháp dinh dưỡng cũng như xây dựng được một thực đơn hợp lý với nhu cầu của người bệnh suy thận gia đình mình.

Hỏi – đáp thực đơn cho người suy thận từ chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition

Dinh dưỡng sẽ có vai trò quan trọng trọng việc làm chậm tiến triển bệnh. Vì vậy, người bệnh cần chú ý ăn uống khoa học theo như các khuyến cáo đến từ bác sĩ chuyên môn và chuyên gia dinh dưỡng.

Thực đơn cho người suy thận nên ăn rau gì?

Súp lơ

Loại rau họ cải bỗ dưỡng có nhiều vitamin K, C, đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất xơ, folate. Súp lơ cũng chứa nhiều glucosinolate, indol và thiocyanat, hỗ trợ gan vô hiệu hóa các chất độc lại có thể gây hại cho các màng tế bào, DNA.

Bạn có thể ăn súp lơ như một món ăn phụ với hàm lượng kali thấp, súp lơ nghiền có thể thay thế cho khoai tây. Cụ thể 124g súp lơ nấu chín có chứa: Natri (19mg), Kali (176mg), Photpho (40mg).

Bắp cải

Bắp cải là loại rau có chứa nhiều chất phytochemical – Thành phần hóa học có trong trái cây và rau quả, hỗ trợ phá vỡ gốc tự do trước khi chúng có thể gây hại. Nhiều chất phytochemical cũng có liên quan đến ngăn ngừa, điều trị ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả.

Ngoài ra, trong bắp cải cũng có nhiều vitamin C, K cùng chất xơ không hòa tan, hỗ trợ duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách khuyến khích nhu động ruột thường xuyên, cung cấp lượng lớn cho phân của bạn.

Bắp cải còn chứa vitamin B6, axit folic, đây cũng là thực phẩm bổ sung cho chế độ ăn kiêng cho thận vì nó có hàm lượng kali thấp. Với 70g bắp cải cắt nhỏ chứa chứa: Natri (13mg), Kali (119mg), Photpho (18mg).

Ớt chuông

Ớt chuông có hương vị cao, ít kali so với các loại rau khác. Loại rau này còn chứa nhiều khoáng chất như vitamin A, C, B6, axit folic, chất xơ,… tốt cho sức khỏe. Ngoài ra còn chứa lycopene – một chất chống oxy hóa giúp ngăn bệnh ung thư.

Một quả ớt chuông nhỏ khoảng 74g có chứa: Natri (3mg), Kali (156mg), Photpho (19mg).

Củ cải

Loại thực phẩm này có thể được sử dụng trong chế độ ăn kiêng bổ thận. Bởi chứng chứa ít kali và photpho nhưng lại có nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Trong củ cải cũng nhiều vitamin C – chất chống oxy hóa có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đục thủy tinh thể. Đồng thời, với hương vị cay nồng của chúng cũng sẽ làm tăng hương vị của những loại thực phẩm có hàm lượng natri thấp.

Với 58g củ cải thái lát có chứa: Natri (23mg), Kali (135mg), Photpho (12mg).

Su Su

Su su có thể được thêm vào chế độ ăn của người bị suy thạn một cách hợp lý. Bởi thực tế loại thực phẩm này chứa ít kali, natri, photpho nhưng lại mang lại cho người dùng hàm lượng chất xơ và các loại vitamin cần thiết.

Với 100g su su tươi có chứa: Natri (1 – 2mg), Kali (130 – 150mg), Photpho (8 – 12mg).

Mướp

Mướp thường xuất hiện trong nhiều món ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao, cùng chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Có thể nói mướp sẽ là một phần của chế độ ăn uống cho người suy thận nếu được chế biến, sử dụng một cách hợp lý.

Cải lông

Trong cải lông có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau với hàm lượng cao, nhưng hàm lượng kali, natri, photpho lại rất thấp. Cụ thể trong 20g rau sẽ có Natri (6mg), Kali (74mg), Photpho (10mg). Do đó, cải lông được dùng nhiều trong thực đơn cho người suy thận.

Bên cạnh đó, trong cải lông cũng có nhiều vitamin K, canxi, mangan,… rất có lợi cho hệ thống xương. Thành phần nitrat trong rau cũng giúp giảm cao huyết áp, những biến chứng suy thận nguy hiểm về hệ tim mạch.

Nấm Shiitake

Nấm Shiitake tốt cho người suy thận bởi có thể thay thế cho thịt trong bữa ăn. Trong nấm có chứa nhiều vitamin B, mangan, selen, đồng,… cùng một lượng đạm dễ phân giải, chất xơ có lợi.

Loại nấm này cũng chứa lượng vi khuẩn thấp hơn so với nấm portobello, nấm nút trắng. Do đó, đây là một lực chọn không thể nào tốt hơn với những ai đang băn khoăn về thực đơn cho người suy thận.

Bầu

Trong bầu có thể cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, điển hình là vitamin và các khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe tim mạch và cung cấp chất điện giải, đồng thời cũng giúp chống oxy hóa.

Su hào

Thành phần có trong su hào có chứa hàm lượng vitamin B6, C, potassium ổn định. Những chất này có lợi trong việc hỗ trợ thanh lọc máu và thận, giảm khả năng mắc bệnh suy thận, mỡ máu.

Người suy thận nên hạn chế ăn rau gì?

Rau mồng tơi

Mồng thời có hàm lượng axit oxalic khá cao – Loại axit có khả năng làm rối loạn khả năng hấp thụ kẽm, canxi, dễ dàng gây ra rối loạn lọc tại cầu thận. Vì vậy để tránh suy thận trầm trọng hơn, bạn cần hạn chế ăn loại rau này.

mặt khác, mồng thơi cũng chứa nhiều purin – hợp chất khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axit uric. Việc tăng nồng độ axit uric trong máu cao sẽ dẫn đến nguy cơ sỏi thận càng cao.

Rau chân vịt

Tuy cùng họ với cải lông có chứa nhiều vitamin A, K, cùng khả năng chống ung thư nhưng rau chân vịt lại đặc biệt không dành cho người suy thận. Bởi trong loại rau này có chứa lượng lớn các chất không tốt cho hệ bài tiết như purin, axit oxalic, hàm lượng kali, natri cao. Điều này sẽ gây hại cho chức năng thận, ảnh hưởng xấu đến những người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị.

Rau cải xoăn

Khoảng hàm lượng kali là 261mg/100g. Với những người suy thận thì lượng axit oxalic có trong cải xoăn quá cao sẽ gây các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần loại bỏ loại rau này ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình.

Cần tây

Hàm lượng kali 340mg/100g – Cần tây được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong cần tây có một lượng lớn các chất bảo vệ thực vật nên sẽ không tốt cho chức năng lọc của thận.

Những chất này khi ăn vào cơ thể sẽ làm rối loạn hormone gây nhiều bệnh lý về tuyến giáp làm thận mất chức năng điều hòa trong cơ thể. Nếu người bệnh thường xuyên ăn trong khoảng thời gian dài thì chắc chawscn bệnh sẽ trầm trọng hơn.

Lá lốt

Hàm lượng kali khoảng 598mg/100g – Hàm lượng kali khá dồi dào, do đó đối với những người thận yếu, chức năng lọc bị suy giảm. Việc bổ sung thêm kali vào cơ thể sẽ làm giảm kali huyết, tăng nguy cơ suy thận.

Rau dền

Rau dền cũng là loại rau nằm trong danh sách đen của người bị bệnh suy thận. Bởi nó cũng chứa một lượng lớn axit oxalic, điều này có thể cản trở quá trình bài tiết chất thải của thận, từ đó có thể khiến người bệnh suy thận nặng hơn.

Rau lang

Rau lang rất giàu kali, cụ thể dao động trong khoảng 498mg/100g. Do đó, những người suy thận tốt nhất nên kiêng rau lang để giữ mức kali trong cơ thể ở mức kiểm soát.

Rau ngót

Hàm lượng kali có trong rau ngót khoảng 457mg/100g. Đây cũng được đánh giá là hàm lượng kali khá cao, vì vậy người suy thận nên cần chú ý hạn chế ăn để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bí đỏ

Một loại thực phẩm tiếp theo cũng được các chuyên gia cảnh báo là có hàm lượng kali cao, dao động khoảng 349mg/100g. Tuy bí đỏ là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng những người suy thận cần phải hạn chế vì nó giàu kali.

Rau xà lách

Hàm lượng kali nằm trong khoảng 333mg/100g – Con số khá cao, do đó người suy thận cần hạn chế ăn, tuy răng đây là loại thực phẩm rau phổ biến và dễ ăn nhất đối với nhiều người.

Người suy thận có ăn thịt gà được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, người bị suy thận có thể ăn thịt gà, tuy nhiên không nên ăn da và chỉ ăn với hàm lượng vừa đủ. Những người suy thận cần bổ sung protein để cơ thể được hoạt động bình thường.

Nếu người suy thận ở giai đoạn nhẹ đến trung bình, khi thận vẫn còn chức năng loại bỏ chất lỏng, photpho, kali, protein khỏi máu thì nên ăn thịt gà với lượng vừa phải. Chính protein trong thịt gà cho phép cơ thể tạo các chất chống nhiễm trùng, duy trì cơ bắp. Các ăn tốt nhất là ăn thịt không da, không xương.

Người suy thận uống nước chanh được không?

Việc uống nước chanh không gây rủi ro cho người bệnh suy thận, do đó người bệnh không cần kiêng. Đồng thời, nước chanh còn giàu hàm lượng vitamin C, axit xitric, chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.

Cần lưu ý rằng lượng nước bổ sung có thể có tình trạng phù đi kèm. Hàm lượng nước chanh có chứa nhiều vitamin C. Mặt khác, bạn vẫn có thể nhận các chất dinh dưỡng này từ các loại trái cây, rau củ khác, vì vậy người suy thận vẫn nên đa dạng các loại thực phẩm sẽ tốt hơn. Tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn mỗi ngày được chính xác nhất.

Người suy thận ăn trứng được không?

Trứng gà là nguồn thực phẩm có hàm lượng protein cao, đồng thời còn có các loại vitamin A, B, D, E, axit amin, canxi tốt cho sức khỏe. Mặt khác, trứng rất dễ tiêu hóa nên người bị suy thận vẫn có thể sử dụng. Lưu ý người bệnh cần tính tổng lượng đạm mà cơ thể ăn vào mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho thận.

Người suy thận bị tiểu đường cần lưu ý gì

Người suy thận bị tiểu đường sẽ cần lưu ý một số điểm trong chế độ dinh dưỡng:

  • Lựa chọn tinh bột: Hãy ưu tiên bổ sung tinh bột phức, những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, hay trung bình. Đồng thời cũng cần hạn chế những loại trai cây quá ngọt như nhãn, chôm chôm, nho, sầu riêng,…
  • Chọn bổ sung đạm: Bạn có thể tăng hơn so với những người suy thận đơn thuần (Tuy nhiên sẽ cần bác sĩ đánh giá về tình trạng dinh dưỡng cụ thể, bệnh lý, khả năng kiểm soát đường huyết để chọn lượng đạm phù hợp nhất).
  • Ưu tiên ăn “ngược”: Có nghĩa ăn rau trước, tiếp đến là thịt, cá và cuối cùng là cơm để giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết được hiệu quả.
  • Chú ý theo dõi đường huyết lúc đói, hay sau khi ăn được 2 giờ để bác sĩ có thể hỗ trợ điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp, giúp kiểm soát đường huyết một cách tối ưu và tránh làm bệnh tiến triển nặng thêm.

Lưu ý trong chế độ ăn cho người suy thận

Một số lưu ý trong thực đơn cho người suy thận mà bạn cần nắm rõ:

  • Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể ở mức 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ ngày.
  • Giảm protein xuống còn 0,6 đến 0,8g/kg cân nặng thực/ngày tùy theomức độ suy thận (Khi tính lượng đạm của người bệnh suy thận cần dựa vào cân nặng thực tế để tránh tăng gánh nặng cho thận).
  • Chất đường bột ở mức 60 đến 65% tổng năng lượng. Nên chọn dùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Trường hợp ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, cần phối hợp với nhiều chất xơ.
  • Tăng cường chất xơ 20 đến 30g/ngày.
  • Ăn nhạt khi có phù: 2 đến 3 g muối/ngày, nếu không phù và natri máu bình thường: ăn khoảng 5g muối/ngày.
  • Khi có phù: Lượng nước đưa vào hạn chế theo công thức: Lượng nước đưa vào  = lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, tiêu chảy, nôn,… + 300 đến 500ml (tùy theo mùa)).
  • Hạn chế việc bổ sung các thực phẩm giàu kali, photpho

Đối với những người suy thận thì thực đơn cho người suy thận là điều cần lưu tâm, vì nó có thể ảnh hưởng đến bệnh lý và tính mạng nếu không ăn đúng, hợp lý – khiến bệnh ngày một nặng hơn. Từ bài viết, các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition đã hỗ trợ bạn thêm một số thông tin cần thiết, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy thăm khám với chúng tôi để được tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhé!

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Mách bạn thực đơn cho người suy thận khoa học nhất




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline: 

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    5/5 - (3 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition