Tiểu đường thai kỳ có được ăn bún không? Nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Tiểu đường thai kỳ có được ăn bún không? Bún có phải là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nếu cân đối khẩu phần ăn, mẹ bầu có thể bổ sung trong thai kỳ hay không? 

Tiểu đường thai kỳ một bệnh lý xảy ra trong thai kỳ. Để không ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé,… thì ngoài việc thăm tư vấn, kiểm tra cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho phù hợp. Vậy bị tiểu đường thai kỳ có được ăn bún không, thực đơn cho người tiểu đường như thế nào, cùng theo dõi bài viết sau đây của H&H Nutrition nhé! 

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ còn được gọi là đái tháo đường thai kỳ, bệnh được chẩn đoán lần đầu trong 24-28 tuần của thai kỳ nhưng không phải tiểu đường loại 1 hay loại 2 từ trước. 

Cơ chế chính xác gây nên tiểu đường thai kỳ vẫn chưa rõ hoàn toàn. Điểm quan trọng nhất của bệnh tiểu đường thai kỳ là kháng insulin, gây ra bởi tăng sản xuất một số hormone trong thời gian mang thai của mẹ và nhau thai. Tình trạng kháng insulin trong quý 2 và 3 của giai đoạn thai kỳ được xem là hiện tượng thích nghi để đảm bảo cung cấp đủ glucose cho thai nhi. 

Những thai phụ bị tiểu đường thai kỳ xuất hiện tình trạng đề kháng insulin và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

Với mẹ, tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh mổ, gia tăng các biến cố sản khoa, nhiễm trùng niệu, nguy cơ đái tháo đường thật sự trong tương lai. Với thai nhi, bé thai to, nguy cơ hạ đường huyết, các vấn đề hô hấp, thậm chí sinh non, tử vong, nguy cơ bé được sinh ra có nguy cơ đái tháo đường sau này. 

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Các mẹ bầu đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tâm lý, không tốt cho sức khỏe thai nhi. Bởi vì theo các bác sĩ, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh nếu tuân thủ tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu theo chỉ dẫn, hướng dẫn điều trị của bác sĩ. 

Nguyên tắc dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường

Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng và khoa học rất quan trọng đối với người bị tiểu đường nói chung và mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nói riêng. Để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ một số nguyên tắc dinh dưỡng cụ thể như sau: 

Kiểm soát chặt chẽ hàm lượng các chất đưa vào cơ thể, nhưng vẫn đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng, cân đối các chất. 

  • Chất đường bột: nếu bổ sung quá nhiều, không cân đối sẽ khiến cho lượng đường trong máu mẹ bầu tăng cao trong thai kỳ. Để kiểm soát lượng đường huyết ổn định, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung carbohydrate vào cơ thể khoảng 45-55% tổng năng lượng ăn vào. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây tăng đường huyết, ngược lại sẽ dẫn đến hạ đường huyết. 
  • Chất đạm: nhu cầu chất đạm cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ được bác sĩ khuyến nghị ở mức 12-20% tổng năng lượng ăn vào. 
  • Chất xơ: thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường thai kỳ khuyến nghị tiêu thụ khoảng 20-35g chất xơ/ ngày. Chất xơ không chỉ làm chậm hấp thu đường glucose vào máu, giảm tốc độ tăng đường huyết sau ăn mà còn giúp giảm hấp thu chất béo, giảm nguy cơ tăng lipid máu. Bên cạnh đó, còn cải thiện miễn dịch, tránh táo bón khi mang thai. 
  • Chất béo: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, nhu cầu chất béo bổ sung cho thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ khoảng 25- <30% tổng năng lượng ăn vào. Đặc biệt cần ưu tiên các chất béo không bão hòa, có một hay nhiều nối đôi. 
  • Vitamin và khoáng chất: nhóm chất vô cùng cần thiết trong thực đơn cho người tiểu đường. Theo khuyến nghị, mẹ bầu cần bổ sung các loại rau củ tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất tự nhiên cho cơ thể bên cạnh các chế phẩm bổ sung. 
  • Sữa cho người tiểu đường: sữa giữ vai trò quan trọng trong nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé khi mang thai. Các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ được bác sĩ khuyên sử dụng sữa không đường, hay các loại sữa cho người tiểu đường với liều lượng.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày 

Nguyên tắc kế tiếp mà các mẹ nên lưu ý chính là chia nhỏ bữa ăn trong ngày để kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn. Thay vì ăn 3 bữa chính, các mẹ bầu nên ăn 6 bữa nhỏ gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Quan trọng các mẹ nên ăn uống điều độ, đúng giờ, không được bỏ bữa. 

Trong đó, mức năng lượng ở từng bữa được khuyến nghị như sau:

  • Bữa sáng: 20% tổng năng lượng trong ngày
  • Bữa phụ sáng: 10% tổng năng lượng trong ngày
  • Bữa trưa: 25% tổng năng lượng trong ngày
  • Bữa phụ chiều: 10% năng lượng trong ngày
  • Bữa tối: 25% tổng năng lượng trong ngày
  • Bữa phụ tối: 10% tổng năng lượng trong ngày

Ngoài ra, các mẹ nên dùng máy đo đường huyết đo lại chỉ số sau mỗi bữa ăn và ghi lại nhật ký để bác sĩ theo dõi tình trạng tốt hơn. 

Các loại thực phẩm tốt người tiểu đường thai kỳ

Nếu như không biết cách chọn thực phẩm tốt cho người tiểu đường thai kỳ, có thể nhờ sự tư vấn dinh dưỡng hay tham gia các khóa học dinh dưỡng, đặc biệt dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Điều này sẽ giúp các mẹ và bé có sức khỏe tốt, sinh thuận lợi mà không gây biến chứng nguy hiểm. 

Sau đây là một số thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ:

  • Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Cơm gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám, mì nguyên hạt, khoai lang, khoai môn, ngô, ngũ cốc,… 
  • Các loại đậu: đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng,… hoặc một số loại trái cây tươi: táo, cam, lê, đào, nho, kiwi, chuối, mận,… 
  • Các loại cá, thịt, trứng sữa,…
  • Các loại quả hạch: hạt chia, hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca,… 
  • Chất béo không bão hòa: Dầu ô liu, dầu lạc, dầu hướng dưỡng, các loại hạt, cá hồi, cá mòi, cá ngừ,…
  • Các loại rau, củ, quả tươi: dưa chuột, rau họ đậu, họ cải, cà chua, súp lơ, rau bó xôi, cà rốt, bắp cải, rau bina, cần tây,… 

Các loại thực phẩm cần tránh cho người tiểu đường thai kỳ

Để lượng đường huyết được duy trì ổn định, các mẹ bầu cần thiết kế thực đơn dinh dưỡng khoa học, phù hợp, tránh bổ sung các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, làm gia tăng đường huyết. 

Sau đây là một số thực phẩm cần tránh cho người tiểu đường thai kỳ:

  • Các thực phẩm chứa nhiều đường: các loại bánh, kẹo ngọt, nước ngọt, chè, nước ép trái cây có thêm đường, bánh rán, các loại trái cây có chỉ số đường cao,..
  • Tránh các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp,…
  • Cắt giảm chất béo: nên hấp luộc khi chế biến món ăn thay vì chiên, rán, xào,…
  • Tránh các thực phẩm chứa nhiều tinh bột: bánh mì trắng, cơm trắng, mì trắng, phở,… 
  • Các loại da, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa nhiều chất béo, nhiều đường,… 
  • Tránh rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn, chè đặc, cà phê,…

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có được ăn bún không?

Bún là thực phẩm khá quen thuộc và phổ biến trong các món ăn của người Việt Nam. Vậy bị tiểu đường thai kỳ có được ăn bún không

Bún cũng được làm từ gạo nhưng lại có chỉ số đường huyết thấp hơn so với các loại cơm trắng, bánh cuốn. Do đó, khá phù hợp với người bị tiểu đường, thừa cân,… Tuy nhiên, bún cũng giàu tinh bột nên cần chia khẩu phần ăn sao cho phù hợp chứ không nên ăn quá nhiều. Các mẹ nên chia thành 4 phần trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ. Lượng tinh bột cho mỗi phần khoảng 1/2 đến 1 chén. 

Do đó, cần cân đối lượng bún với các lượng thức ăn đi kèm so cho phù hợp trong thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ. 

Để chắc chắn và kiểm soát lượng đường tốt, các bác sĩ khuyên mẹ đo đường huyết sau mỗi bữa ăn. 

Ngoài ra, các mẹ bầu sử dụng bún trong thời gian mang thai cũng nên chú ý vì bún chế biến sẵn trên thị trường sử dụng không ít phụ gia gây hại sức khỏe như: hàn the, chất làm chua, chất tẩy trắng,…

Tiểu đường thai kỳ có được ăn bún không?
Tiểu đường thai kỳ có được ăn bún không?

Các loại sữa dành cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Như đã đề cập, sữa đóng vai trò quan trọng trong cung cấp dưỡng chất cho mẹ và bé khi mang thai. Với những mẹ bầu tiểu đường thai kỳ, không nên bỏ sữa mà nên tham khảo các loại sữa cho người tiểu đường phù hợp. 

Sau đây, là một số sữa cho người tiểu đường thai kỳ được các chuyên gia đánh giá tốt:

  • Sữa Fontactiv Diabest: sản phẩm được nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Sữa có chỉ số đường huyết thấp GI 37, hàm lượng dinh dưỡng đa dạng, giàu chất xơ và đạm Whey đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho người tiểu đường. Ngoài ra, sữa còn giàu vitamin và khoáng chất: Vitamin C, Kẽm, Đồng, Calci, Phốt pho, Magiê, Crôm, Magiê và Biotin cho cơ thể. 
Sữa fontactiv diabest giải pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Sữa Fontactiv Diabest giải pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Xem chi tiết sản phẩm tại: Sữa FONTACTIV DIABEST 800G – Giải pháp dinh dưỡng cho người đái tháo đường

  • Sữa Glucerna Abbott: sản phẩm sữa cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối hàm lượng với công thức tiên tiến, hệ dưỡng chất đặc chế Triple Care. Sữa không chỉ giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết tốt mà còn đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiểu đường. 
Sữa Glucerna cho người tiểu đường
Sữa Glucerna cho người tiểu đường

Xem chi tiết sản phẩm tại: Sữa tiểu đường GLUCERNA – Sữa cho người tiểu đường, đái tháo đường – Giải pháp dinh dưỡng cân đối‎, đường huyết ổn định, cân bằng cuộc sống

  • Sữa Boost Glucose Control: thuộc thương hiệu nổi tiếng Nestle. Sữa có hàm lượng protein, carbohydrate và chất béo được thiết kế riêng giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Đồng thời, sữa có chỉ số đường huyết thấp GI 28 không chứa đường glucose và fructose nên rất phù hợp với người tiểu đường, có chỉ số đường huyết cao. 
Sữa Boost Glucose Control
Sữa Boost Glucose Control

Xem chi tiết sản phẩm tại: Sữa BOOST GLUCOSE CONTROL 400g – Dinh dưỡng đặc chế dành cho người ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

H&H Nutrition mong rằng với những thông tin trong bài viết về tiểu đường thai kỳ có được ăn bún không, giúp bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích. Từ đó, tích lũy kinh nghiệm trong chăm sóc, thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường thai kỳ khỏe mạnh.  

>>> Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:

Nguyễn Thị Thu Hà

Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.