TOP 3+ thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón được khuyên dùng

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón là sản phẩm giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống táo bón nên được kết hợp hài hòa với chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp và khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tình trạng này biểu hiện hệ tiêu hóa của trẻ không khỏe mạnh, chế độ ăn uống thiếu chất xơ và thiếu nước. Táo bón không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sẽ ngày càng trở nên nặng, tiến triển táo bón mãn tính rất khó điều trị. Do đó, các bậc phụ huynh nên lưu ý đến chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng như nên kết hợp bổ sung một số thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón.

Điều này giúp trẻ nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng và cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống. Nếu vẫn chưa biết các loại thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón an toàn, hiệu quả, chất lượng, hãy theo dõi bài viết sau đây của H&H Nutrition nhé!

TOP 3+ thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón được khuyên dùng
TOP 3+ thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón được khuyên dùng

Vì sao nên bổ sung chất xơ cho bé?

Chất xơ là một loại carbohydrate mà không thể tiêu hóa được trong cơ thể. Chất xơ gồm có 2 loại: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

  • Chất xơ hòa tan: Đây là chất xơ hòa tan trong nước giúp giảm cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Chất xơ không hòa tan: Đây là chất xơ không hòa tan trong nước có tác dụng ngăn ngừa táo bón.

Cả chất xơ hòa tan và không hòa tan đều là những dưỡng chất lành mạnh cần phải được bổ sung trong chế độ ăn của bé. Một chế độ ăn đầy đủ chất xơ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể và tiêu hóa:

  • Ngăn ngừa táo báo: Đây là lợi ích của chất xơ được nhiều người biết đến. Trẻ nhỏ thường bị táo bón do thói quen ăn uống và sinh hoạt. Vì thế, bác sĩ khuyên bố mẹ cần bổ sung đầy đủ chất xơ cho trẻ hàng ngày. Khi kết hợp với quá trình hydrat hóa tốt, chất xơ sẽ giữ cho đường tiêu hóa của trẻ hoạt động bình thường. Điều này giúp giảm và ngăn ngừa táo bón ở trẻ nhỏ.
  • Kiểm soát cân nặng: Chất xơ làm tăng cảm giác no, hạn chế dung nạp nhiều loại thực phẩm không tốt khác, nhất là thức ăn vặt, bánh kẹo,…
  • Giảm hàm lượng cholesterol
  • Giúp ngăn ngừa bệnh tim và tiểu đường
  • Có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Như vậy, chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ ăn lành mạnh cho trẻ nhỏ. Tốt nhất chính là giảm và ngăn chặn táo bón – một tình trạng mà các trẻ nhỏ thường gặp phải.

Các cách bổ sung chất xơ cho cơ thể

Hiện nay, có 2 cách bổ sung chất xơ cho cơ thể gồm:

  • Thực phẩm tự nhiên: Chất xơ có mặt trong rất nhiều thực phẩm quen thuộc hàng ngày. Tiêu biểu có thể kể đến như các loại đậu (đậu nành, đậu gà, đậu xanh, đậu đen,…), các loại hạt (hạt lanh, quinoa, hạnh nhân, bí ngô, óc chó,…), rau xanh (atiso, rau đay, diếp xoăn, bông cải xanh, rau mầm brussels, bina,…), củ quả (củ cải, cà rốt, khoai lang, khoai tây,…), trái cây nhiệt đới (cam, táo, lê, bơ, chuối, mâm xôi, việt quất,…), các loại ngũ cốc (ngô, yến mạch, lúa mì,…) và socola.
  • Thực phẩm bổ sung: Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ dưới nhiều dạng khác nhau như bột, viên nang, viên nhai, nước. Đa số các sản phẩm này đều được chiết xuất từ thực phẩm tự nhiên nên khá an toàn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Tìm hiểu bệnh lý táo bón ở trẻ

Định nghĩa táo bón

Táo bón không còn quá xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đây là tình trạng mà trẻ đi tiêu không thường xuyên, với tần suất ít hơn 3 lần/ tuần. Hoặc táo bón là tình trạng trẻ đi tiêu khó khăn, đau đớn, khó chịu.

Táo bón là bệnh lý không nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe nếu biết cách phòng và điều trị đúng cách. Ngược lại nếu không được điều trị sớm thì bệnh trở thành mãn tính rất khó điều trị triệt để. Do đó, các ông bố bà mẹ cần sớm nhận biết táo bón để ngăn chặn kịp thời cho trẻ.

Theo tiêu chuẩn của NICE (National Institute for Health and Care Excellence) vào năm 2010, có thể nhận biết táo bón ở trẻ em thông qua một số tiêu chí sau:

  • Số lần đi tiêu dưới 3 lần trong tuần hoặc số lần đi tiêu không thường xuyên so với bình thường
  • Đi phân ngoài to, cứng, khô. Điều này kiến trẻ rất khó đi vệ sinh
  • Trẻ sợ, căng thẳng mỗi lần đi tiêu vì sợ đau
  • Chảy máu hậu môn bởi phân quá cứng mà trẻ cố sức rặn để ra ngoài
  • Đau bụng quanh rốn không rõ nguyên nhân, tình trạng đau tái đi tái lại nhiều lần
  • Trẻ biếng ăn, chán ăn

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ em, do đó việc mẹ nắm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các mẹ có cách phòng tránh và điều trị cho trẻ phù hợp nhất.

Nguyên nhân táo bón ở trẻ em được chia thành 2 nguyên nhân chính: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng.

Nguyên nhân thực thể 

Bao gồm các vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ở ruột,…

  • Trẻ mắc bệnh suy giáp: Khi mắc bệnh này trẻ sẽ gặp phải tình trạng giảm hoạt động ở cơ ruột và một số triệu chứng khác.
  • Bệnh phì đại đại tràng bẩm sinh: Hầu hết trẻ mắc bệnh này sẽ có trọng lượng cơ thể nhẹ hơn so với trẻ bình thường. Đi kèm với đó, trẻ thường có triệu chứng ói mửa, đi tiêu phân có kích thước nhỏ. Trẻ mắc bệnh nên phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc, thủng ruột, sốc nhiễm trùng,…
  • Các bệnh lý có liên quan đến hệ thần kinh như bệnh đại não, chậm phát triển tâm thần, các bệnh lý cột sống,… cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.

Nguyên nhân chức năng 

  • Nhịn đi vệ sinh: nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em bị táo bón chính là nhịn đi ngoài. Một khi nhịn đi càng lâu sẽ khiến phân trong ruột càng to, dẫn đến việc đi ngoài gặp nhiều khó khăn. Nếu như không can thiệp điều trị, khắc phục có thể dẫn đến táo bón mãn tính.
  • Thiếu nước: trẻ ít uống nước trong ngày sẽ khiến cơ thể thiếu nước. Lúc này, cơ thể sẽ hấp thu chất lỏng ở bất kỳ ở đâu trong cơ thể, vô tình khiến phân trở nên cứng và khô.
  • Chế độ ăn uống ít chất xơ: trẻ không chịu bổ sung rau củ quả trong chế độ ăn hằng ngày sẽ không chỉ thiếu chất mà còn gây nên tình trạng táo bón.
  • Trẻ thiếu vận động: hiện nay nhiều trẻ có lối sống thụ động, làm giảm nhu động ruột khiến trẻ dễ táo bón hơn.

Triệu chứng táo bón thường gặp ở trẻ

Theo các bác sĩ, ngoài biểu hiện trẻ ít đi tiêu và phân cứng thì táo bón ở trẻ em cũng xuất hiện một số triệu chứng sau đây:

  • Đau bụng râm nhất là vùng rốn không rõ nguyên nhân
  • Biếng ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng. Lâu dần khiến cơ thể trẻ kém hấp thu dinh dưỡng dẫn đến sự phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ. Hậu quả là trẻ trở nên còi cọc, suy dinh dưỡng, tiêu hóa kém, lờ mờ, mệt mỏi.
  • Khó chịu trong người, thay đổi hành vi, trẻ thường hay không vui, dễ quạu và cáu gắt
  • Hay sốt ruột, nôn nóng, bồn chồn phải đi vệ sinh gấp.

Một số trẻ còn gặp phải dấu hiệu ngứa ở hậu môn hay nặng hơn là đi đại tiện thấy có máu tươi trong phân. Nguyên nhân là do phân quá cứng thêm sức rặn của trẻ khiến hậu môn bị cọ xát dẫn đến hình thành các vết nứt trên da xung quanh hậu môn. Nếu không phát hiện và điều trị, tình trạng này có thể biến chứng thành ổ viêm, ổ áp xe.

Đối với một số trẻ mắc táo bón nặng có thể gây tắc ruột do phân lớn mắc kẹt trong trực tràng. Tình trạng này có thể dẫn đến một số triệu chứng như thường xuyên thấy phân dính vào quần ở dạng bết (són phân), hay có lẫn chất nhầy trong phân.

Đặc biệt, một số trẻ cố sức rặn và căng thẳng, không thể đi ngoài có thể gia tăng nguy cơ bệnh trĩ.

Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trẻ táo bón

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ táo bón các mẹ cần chú ý một số nguyên tắc sau để thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Nếu như không biết chọn và lên thực đơn, các mẹ có thể tham khảo sự tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ.

Thực đơn giàu chất xơ

Chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất xơ giúp làm mềm phân, khối lượng phân nhiều và dễ dàng thải ra ngoài.

Do đó, các mẹ nên tập cho trẻ thói quen bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày:

  • Các loại rau xanh: Rau khoai lang, cải xanh, mồng tơi, súp lơ, rau bina, rau diếp cá, rau má,…
  • Trái cây tươi: các loại quả có múi mọng, kiwi, lê, táo, đu đủ, thanh long, chuối tiêu, cam, bưởi, mận khô,…
  • Các loại củ: khoai lang, củ cải đường,… Trong đó, khoai tây hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả bằng cách luộc, hấp, nấu, hầm,…
  • Các loại hạt: lúa mạch đen, yến mạch,…

Khi bổ sung chất xơ cho trẻ, các mẹ cũng nên cân đối thành phần và lượng mà cơ thể trẻ cần. Song song với việc bổ sung chất xơ cho trẻ, các mẹ cũng nên kiêng và hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt. Bởi các thực phẩm này vừa kém dinh dưỡng mà còn cản trở quá trình đại tiện của bé. Đồ chiên rán, thực phẩm ăn nhanh, đồng đóng hộp là một trong những kẻ thù của táo bón, chỉ khiến cho tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng.

Uống đủ nước

Nước có vai trò quan trọng trong giảm tình trạng táo bón. Trẻ nhỏ rất lười uống nước nên có thể khiến cho tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng. Do đó, các mẹ nên nhắc nhở bé uống nước, bổ sung đúng theo liều lượng hằng ngày để cơ thể trao đổi chất, thải độc tốt hơn.

Ngoài nước lọc, các mẹ cũng nên kết hợp các loại nước ép, sinh tố từ rau củ quả để vừa cấp nước vừa cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết.

Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm rất tốt với hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón vô cùng hiệu quả cho trẻ em. Sữa chua giàu probiotic – thành phần quan trọng trong việc sản sinh các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Probiotic giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp bé ăn ngon miệng.

Chọn sữa mát, có thành phần chất xơ hòa tan

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón là chọn sữa không phù hợp. Để hạn chế táo bón, các mẹ nên chọn các loại mát, không có thành phần đường mía, vị ngọt tự nhiên, dịu nhẹ như sữa mẹ. Đồng thời, ưu tiên các dòng sữa có bổ sung chất xơ hòa tan để tốt nhất cho quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng cho trẻ.

Bổ sung thực phẩm giàu magie và kẽm

Khoáng chất magie và kẽm là chất giúp tăng cường hoạt động của ống tiêu hóa. Do đó, mà chức năng của đại tràng trong việc bài tiết chất thải cũng trở nên dễ dàng và ổn định hơn. Ngoài ra, magie và kẽm còn tốt cho sức khỏe hệ thần kinh, vận chuyển canxi vào não, tổng hợp các hormone tăng cường miễn dịch.

Thực phẩm giàu magie: các hạt nguyên xơ, ngũ cốc như vừng đen, hạt lanh, hạt hướng dương, yến mạch, lúa mì, dưa hấu,… Còn thực phẩm giàu kẽm: tôm, cua, thịt bò, hàu, ngũ cốc,…

Các loại thực phẩm giàu chất xơ cho bé

Chất xơ được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm thực vật như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng thích ăn rau củ, ngũ cốc. Điều này làm cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tin tốt là nhiều thực phẩm trong nguồn thực phẩm thực vật rất ngon và dễ ăn cho trẻ nhỏ.

Vì thế, bố mẹ hãy bỏ túi ngay các loại thực phẩm giàu chất xơ, ngon mà trẻ nhỏ yêu thích sau đây nhé.

Bột yến mạch

Trong mỗi cốc yến mạch đã nấu chín, cung cấp khoảng 4g chất xơ. Bố mẹ có thể nấu cháo yến mạch cho con vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới giàu dinh dưỡng, năng lượng. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể bổ sung thêm nho khô, hạt,… mà trẻ thích vào bát yến mạch để ăn cùng.

Táo

Trong 1 quả táo nhỏ cung cấp khoảng 3.6g chất xơ. Hơn nữa, táo giòn và có vị ngọt thanh giúp trẻ dễ ăn. Bố mẹ bổ sung táo sau bữa ăn chính của trẻ như món tráng miệng hoặc trộn táo với sữa chua cho trẻ ăn vào bữa phụ.

Bỏng ngô

Trong 3 cốc bỏng ngô chứa đến 2g chất xơ. Song, bố mẹ cần chú ý thời điểm và liều lượng bởi có thể gây nóng trong, ho cho trẻ.

Cà rốt

Chắc hẳn cà rốt là loại củ quả mà nhiều trẻ nhỏ ghét bởi mùi và vị khó ăn. Tuy nhiên, nếu mẹ nướng cà rốt với một ít quế sẽ giúp trẻ cảm thấy kích thích vị giác hơn. Trong ½ cốc cà rốt sẽ cung cấp khoảng 2.9g chất xơ.

Chuối

Trong 1 quả chuối cỡ vừa cung cấp khoảng 3.1g chất xơ. Chuối mềm, thơm ngon là món tráng miệng và bữa phụ tuyệt vời cho trẻ nhỏ.

Bánh mì nguyên hạt

Trung bình mỗi lát bánh mì nguyên hạt cung cấp khoảng 2g chất xơ. Song, cũng có một số loại cung cấp đến khoảng 3g chất xơ. Bố mẹ chế biến bánh mì theo nhiều cách sẽ làm bé hứng thú hơn khi ăn uống. Chẳng hạn: bánh mì phết bơ đậu phộng, phết mứt,…

Quả mọng

Trong ½ cup cốc mâm xôi cung cấp đến 4g chất xơ. Và trong ½ cup việt quất và dâu tây lần lượt cung cấp hàm lượng chất xơ là 1.8g và 1.5g.

Mì ống nguyên hạt

Trong ½ cup mì ống nguyên hạt có đến 2g chất xơ. Tuy nhiên, các mẹ nên chế biến mì ống tại nhà sẽ tốt hơn so với mua bên ngoài khi cho trẻ ăn.

Quả lê

Một quả lê cỡ vừa, còn vỏ cùng cấp đến 5.5g chất xơ. Đặc biệt, lê ngọt, giòn, nhiều nước được nhiều trẻ yêu thích.

Khoai lang

Trong 1 củ khoai lang cỡ vừa cung cấp 3.8g chất xơ. Khoai lang có thể được hấp, luộc hoặc chế biến theo nhiều cách như nướng, trộn salad,…

Nhìn chung, nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời đến từ các loại rau củ quả, ngũ cốc. Song, các mẹ nên lựa chọn các loại dễ ăn mà giàu chất xơ cho trẻ. Cụ thể là táo, lê, quả mọng, chuối, bánh mì nguyên hạt, khoai lang,…

Vai trò của thực phẩm chức năng, thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón 

Khi bị táo bón, phân trong ruột thường to và cứng hơn bình thường khiến trẻ khó đào thải. Chất xơ hòa tan có khả năng làm phân trở nên mềm hơn, dễ di chuyển ra ngoài. Chất xơ đóng vai trò như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên cho trẻ, thúc đẩy hoạt động ở ruột già.

Không chỉ có vậy, chất xơ còn hỗ trợ hệ vi khuẩn đường ruột lên men, đảm bảo hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường. Từ đó, trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm túi ruột, trĩ, ung thư ruột già,…

Thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng thì các mẹ cũng nên sử dụng kết hợp thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón để cải thiện tình trạng nhanh và hiệu quả hơn. Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng trọng chọn thuốc bổ sung chất xơ. Nếu vẫn còn loay hoay, các mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón được chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng sau đây:

Fitobimbi Isilax

Đây là sản phẩm siro hỗ trợ táo bón, nhuận tràng cho bé với thành phần đầy đủ dinh dưỡng, cân đối tỷ lệ. Siro thuộc thương hiệu Pharmalife Research, xuất xứ từ Ý, vô cùng an toàn và lành tính cho trẻ. Bởi chiết xuất từ 100% các loại thảo dược thiên nhiên: dịch chiết từ cây Manna,  dịch chiết từ Cẩm Quỳ, dịch ép cô đặc từ quả mận và táo tây.

Các dịch chiết với tiêu chuẩn Châu Âu không chỉ bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết mà còn cung cấp chất xơ hòa tan tự nhiên chống táo bón ở trẻ, giúp nhuận tràng, dễ đi đại tiện. Từ đó, có đường ruột khỏe và tiêu hóa tốt.

Thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón
Fitobimbi Isilax

>>> Xem chi tiết sản phẩm tại: Fitobimbi Isilax – Siro hỗ trợ táo bón, nhuận tràng cho bé

Chất xơ Infogos

Là sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP đem lại công dụng chống táo bón an toàn và hiệu quả. Thành phần nổi bật với sự kết hợp của 3 loại chất xơ cần thiết cho cơ thể bao gồm: Inulin, Fructo Oligosaccharides (FOS), galacto Oligosaccharides (GOS). Do đó, không chỉ ngừa táo bón mà sản phẩm còn cân bằng vi khuẩn đường ruột, nâng cao khả năng miễn dịch của trẻ, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón
Chất xơ Infogos

>>> Xem chi tiết sản phẩm tại: Chất xơ INFOGOS – Hỗ trợ điều trị táo bón, điều hòa tiêu hóa

LAXI PLUS LEZENFANT

Là sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả với sự kết hợp giữa chất xơ hòa tan (FOS,INULIN), chiết xuất thì là từ trái khô và chiết xuất từ quả mận. Các thành phần này đều giàu chất xơ nên vừa cải thiện hệ vi sinh đường ruột, vừa có tác dụng làm mềm phân và chống táo bón vô cùng tốt ở trẻ em.

Thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón
Laxi Plus

>>> Xem chi tiết sản phẩm tại: LAXI PLUS LEZENFANT 10ml – Bổ sung chất xơ, phòng ngừa và giảm táo bón

Sử dụng thuốc bổ xung chất xơ cho trẻ an toàn

Chất xơ tốt cho trẻ nhưng cần bổ sung đúng cách mới đảm bảo hiệu quả và an toàn cao nhất, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Ưu tiên xơ từ thực phẩm tự nhiên: Chất xơ có mặt ở đa dạng thực phẩm trong tự nhiên. Việc thúc đẩy trẻ ăn uống hàng ngày không chỉ để bổ sung chất xơ mà còn cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất khác, từ đó giúp trẻ khỏe mạnh, tăng cân. Mẹ chỉ nên sử dụng thuốc bổ sung khi trẻ đau ốm, không ăn được nhiều trong bữa cơm hoặc có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ.
  • Bổ sung xơ theo chỉ định bác sĩ: Theo khuyến khích của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi ngày trẻ 1 – 3 tuổi cần 19g chất xơ, trẻ 4 – 8 tuổi là 25g và trẻ từ 10 – 14 tuổi cần từ 26 – 38g/ngày. Để đảm bảo cung cấp đủ, an toàn, mẹ nên nhờ đến sự tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ và bổ sung theo đúng chỉ định về liều lượng, cách uống và thời gian uống.
  • Uống đủ nước: Chất xơ hút khá nhiều nước trong đường ruột của trẻ, do vậy mẹ nên cho trẻ uống đủ 2 – 3 lít nước/ngày.
  • Tăng cường vận động: Khuyến khích trẻ vận động góp phần giúp trẻ tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng, thúc đẩy trẻ ăn uống tốt hơn.

Lượng chất xơ cần cho bé theo độ tuổi

Chất xơ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng bố mẹ cần bổ sung, cân đối chế độ ăn đủ và đúng theo độ tuổi từng trẻ. Theo khuyến cáo, lượng chất xơ hàng ngày theo độ tuổi của trẻ như:

Độ tuổi trẻLượng chất xơ hàng ngày
Trẻ từ 1-3 tuổi19g/ ngày
Trẻ từ 4-8 tuổi25/ ngày
Trẻ từ 9-13 tuổi26g/ ngày đối với nữ

31g/ ngày đối với nam

Thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi26g/ ngày đối với nữ

38g/ ngày đối với nam

Bổ sung quá nhiều chất xơ cho bé có nguy hiểm gì không?

Mặc dù chất xơ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cơ thể và hệ tiêu hóa của trẻ nhưng bố mẹ cần chú ý hàm lượng đủ theo độ tuổi của trẻ. Bởi bổ sung quá nhiều chất xơ cũng không tốt cho sức khỏe mà trẻ còn có thể gặp phải các tình trạng như:

  • Đầy hơi
  • Đau bụng
  • Đi phân lỏng hoặc tiêu chảy
  • Táo bón
  • Tăng cân tạm thời
  • Tắc nghẽn đường ruột ở trẻ mắc bệnh Crohn
  • Giảm lượng đường trong máu. Đây là tác hại cần chú ý nếu trẻ mắc bệnh tiểu đường.

Vì thế, chế độ ăn hàng ngày của trẻ nhỏ, bố mẹ cần chú ý bổ sung đúng hàm lượng theo độ tuổi, tránh dư thừa. Việc dư thừa chất xơ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, làm cho trẻ bị đầy hơi, đau bụng, đi phân lỏng, táo bón,…

Trên đây là những thông tin về bệnh táo bón ở trẻ em cũng như một số thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón. Hy vọng mọi người có thể bổ sung được kiến thức bổ ích, từ đó có cách chăm sóc, ngăn ngừa táo bón hiệu quả cho trẻ. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ với H&H Nutrition để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhất nhé!

Tài liệu tham khảo:

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    TOP 3+ thuốc bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón được khuyên dùng




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (2 bình chọn)

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition