Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy và 2 cách xử trí đơn giản, hiệu quả cho bố mẹ

Tiêu chảy là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em. Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển. Hãy cùng H&H Nutrition tham khảo các thông tin quan trọng về bệnh tiêu chảy ở trẻ 1 tuổi qua bài viết sau đây nhé!

Ở các nước đang phát triển, ước tính trên thế giới hàng năm có 500 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc ít nhất một đợt tiêu chảy và 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm chết vì bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. 80% trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Ở nước ta trung bình 1 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm mắc từ 0,8 – 2,2 đợt tiêu chảy. Tiêu chảy ở trẻ 1 tuổi có nguy hiểm không? Liệu tình trạng tiêu chảy của trẻ có đang ở mức độ nghiêm trọng? Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy kéo dài bố mẹ phải làm sao? Bố mẹ nên cho trẻ 1 tuổi ăn gì khi bị tiêu chảy? Và khi nào bố mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ?

Xem thêm:

trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy
Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước từ 3 lần trong 1 ngày trở lên. Phân của trẻ có mùi chua, có thể lẫn chất nhầy, trường hợp lỵ phân có lẫn máu.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy là gì?

Yếu tố tình trạng sức khỏe của cơ thể

  • Tuổi: Hầu hết các đợt tiêu chảy xảy ra trong hai năm đầu đời. Hay mắc nhất là nhóm trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu ăn sam.
  • Tình trạng suy dinh dưỡng: Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc bệnh tiêu chảy hơn, khi mắc thường nặng hơn, các đợt bệnh kéo dài hơn so với trẻ không bị suy dinh dưỡng. Trẻ suy dinh dưỡng nặng thường dễ bị tử vong.
  • Tình trạng suy giảm miễn dịch: Trẻ bị suy giảm miễn dịch tạm thời như sởi, hay trẻ mắc HIV/AIDS thường tăng tính cảm thụ đối với bệnh tiêu chảy. Hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho trẻ có thể cải thiện một phần tình trạng này.

Yếu tố môi trường sống

  • Khí hậu (phụ thuộc tính chất mùa): Vùng ôn đới tiêu chảy do vi khuẩn xảy ra cao điểm vào mùa nóng, tiêu chảy do virus xảy ra cao điểm vào mùa lạnh.
  • Nước uống bị nhiễm bẩn: Do nguồn cung cấp nước bị ô nhiễm hoặc dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn.
  • Khu vực nhà ở, các đồ dùng trong sinh hoạt có đảm bảo vệ sinh không?

Yếu tố nếp sống, thói quen sinh hoạt hằng ngày

  • Do thói quen cho trẻ bú chai: chai và bình sữa thường dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, khó đánh rửa.
  • Các dụng cụ dùng để pha sữa, chế biến thức ăn không sạch: Nếu trẻ không uống hết sữa ngay hay trẻ ăn thức ăn nấu chín để lâu ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn phát triển nhanh hoặc lên men gây bệnh tiêu chảy. 
  • Không rửa tay sau khi đi ngoài, dọn phân, giặt rửa cho trẻ hoặc trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ.
  • Không xử lý phân một cách hợp vệ sinh: phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy, phân súc vật.
trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy
Cần giữ vệ sinh thật tốt để phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em

Đường lây truyền của bệnh tiêu chảy

Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường tiêu hóa. Trẻ bị tiêu chảy khi gặp phải thức ăn, nước uống nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Tiêu chảy ở trẻ 1 tuổi không nên xem nhẹ. Bố mẹ phải thường xuyên theo dõi tình trạng diễn biến của trẻ. Khi trẻ 1 tuổi tiêu chảy có kéo dài không? Có điều gì bất thường cần chú trọng?

Xem thêm: Các sai lầm trong chăm sóc trẻ bị tiêu chảy mà bố mẹ cần khắc phục

Dấu hiệu nhận biết trẻ 1 tuổi đang bị tiêu chảy

  • Trẻ đi ngoài: phân lỏng, nhiều nước từ 3 lần trở lên. Phân có mùi chua, lẫn nhầy.
  • Nôn: thường xuất hiện trong trường hợp tiêu chảy do Rotavirus hoặc do tụ cầu. Nôn liên tục hoặc vài lần một ngày làm trẻ mất nước và điện giải.
  • Biếng ăn: có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày, trẻ từ chối thức ăn thông thường, trẻ thích uống nước hơn.
  • Mất nước: nhẹ thì trẻ vẫn tỉnh táo, chơi ngoan, nặng trẻ có thể quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú, uống nước háo hức, mắt trũng, miệng và lưỡi khô, nếp véo da mất chậm (dấu hiệu này thường do các bác sĩ khám). Một số trường hợp rất nặng trẻ có thể rơi vào trạng thái vật vả, mệt lả, li bì, hôn mê.
  • Ngoài ra trẻ có thể có sốt, nước tiểu vàng đậm, da khô lạnh, ít hay không có nước mắt khi khóc, phân có thể có máu.
trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy
Trẻ khóc không có nước mắt có thể là dấu hiệu cho sự mất nước ở trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Khi nào cần đưa trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy tới bệnh viện khám?

  • Sốt cao
  • Đi ngoài phân lỏng số lượng nhiều và liên tục
  • Đi ngoài phân có máu, nhầy
  • Mắt trũng, môi lưỡi khô, da khô
  • Mệt mỏi, lờ đờ, ngủ nhiều khó đánh thức
  • Bỏ ăn, bỏ bú, nôn nhiều
  • Khát hoặc rất khát  
  • Không tốt lên sau hai ngày điều trị

2 cách xử trí đơn giản, hiệu quả cho bố mẹ khi trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy

Chế độ ăn: Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy nên ăn gì? Vẫn cho trẻ ăn bình thường, không nên bắt trẻ nhịn ăn dẫn đến hạ đường huyết, cơ thể suy nhược và thiếu ăn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Tiếp tục cho trẻ bú bình thường và cho ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường.

Bù nước và điện giải bằng đường uống: Đối với trẻ bị tiêu chảy vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất là phải bồi phụ lại lượng nước đã mất do trẻ đi tiêu chảy nhiều lần mà phương pháp bù bằng đường miệng là phương pháp tốt nhất.

Xem thêm:

Trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy phải làm sao?

Gợi ý cách bù nước cho trẻ

Dung dịch Oresol là loại dung dịch được dùng phổ biến nhất khi trẻ bị tiêu chảy.

Cách pha dung dịch Oresol: Pha 1 gói Oresol vào 1 lít nước đun sôi để nguội, cho trẻ uống theo nhu cầu (nếu trẻ nôn, uống ít một), mỗi khi cho trẻ uống cần lắc đều dung dịch đã pha, chỉ sử dụng dung dịch này trong vòng 24 giờ.

Bố mẹ lưu ý sau mỗi lần đi tiêu chảy cho trẻ uống thêm 1 cốc dung dịch trên. Nếu trẻ bị nôn thì bố mẹ có thể cho trẻ uống mỗi lần một ít và tăng số lần lên.

trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy
Dung dịch Oresol là loại dung dịch được dùng phổ biến nhất khi trẻ bị tiêu chảy

Giải pháp phòng chống bệnh tiêu chảy cho trẻ 1 tuổi

  • Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Không dùng thức ăn để quá lâu sau khi chế biến.
  • Dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Rửa tay với xà phòng và nước sạch. Nên rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn, khi cho trẻ ăn, sau khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ, sau khi đi vệ sinh và bất kỳ lúc nào tay bị bẩn.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và bú mẹ càng lâu càng tốt.
  • Ăn sam: cho trẻ ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, đa dạng các bữa ăn.
  • Hạn chế cho trẻ bú bình và ngậm vú giả. Nếu dùng cần vệ sinh sạch sẽ cho bé trước và sau mỗi lần sử dụng.
  • Uống vitamin A định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế, tiêm chủng ngừa sởi, uống vacxin ngừa Rotavirus.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, các vật dụng không vệ sinh hoặc với động vật nuôi.
  • Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy
Không bỏ bữa ăn hằng ngày khi trẻ bị tiêu chảy

Đây là một số chia sẻ của H&H Nutrition chúng tôi về bệnh tiêu chảy ở trẻ 1 tuổi. Các phương pháp góp phần điều trị và gợi ý cho các bữa ăn của trẻ. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức hữu ích nhằm mục đích phòng bệnh và hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị của Bác sĩ nếu chẳng may con bạn gặp phải bệnh tiêu chảy. H&H Nutrition xin chúc bố mẹ chăm sóc các bé thật tốt, gia đình mình luôn khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.

Xem thêm: Các bài viết khác về trẻ Tiêu chảy

H&H Nutrition là hệ thống Store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ Sở Chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi Nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi Nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi Nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition