Trẻ 2 tuổi thường rất hiếu động do đó bố mẹ cần thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trẻ giai đoạn này thường hay bị nôn trớ sau khi uống sữa hoặc ăn dặm. Bài viết bài sẽ giúp các bố mẹ biết được nguyên nhân và cách xử lý trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn như thế nào.
Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn do đâu? Hiện tượng trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn
Hệ tiêu hoá của trẻ em rất khác so với người lớn. Hệ tiêu hoá của trẻ không chỉ yếu hơn mà còn có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo và chức năng nữa. Dạ dày trẻ là một ví dụ. Khi trẻ được sinh ra dạ dày sẽ nằm ngang, có dạng hình tròn và ở vị trí cao hơn so với người lớn. Vị trí của dạ dày sẽ thay đổi sang dọc khi trẻ bắt đầu biết đi, và bắt đầu dài ra như người trưởng thành theo sự phát triển của trẻ. Chính vì sự chưa hoàn thiện này mà dạ dày trẻ rất nhạy cảm, dễ bị kích thích và gây ra hiện tượng trẻ nôn trớ.
Một nguyên nhân khác nữa là, cơ thắt tâm vị ở dạ dày trẻ phát triển kém, trong khi đó cơ thắt môn vị phát triển nhanh hơn dẫn đến tình trạng trẻ bị nôn trớ sau khi uống sữa hoặc ăn dặm trong giai đoạn này.
Đối với trẻ 2 tuổi, hệ tiêu hoá vẫn còn rất non yếu. Đặc biệt, giai đoạn này trẻ vô cùng hiếu động và vận động nhiều nên cần nhiều năng lượng. Vì thế, nếu bố mẹ không cẩn trọng trong quá trình cho trẻ ăn uống sẽ dẫn đến việc trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn hoặc ăn dặm bị nôn trớ. Hầu hết các nguyên nhân ghi nhận được đều là sinh lý bình thường như:
- Bố mẹ vì thương con mà ép trẻ ăn/uống sữa quá nhiều dẫn đến việc dạ dày trẻ bị đầy và trẻ bị nôn trớ, trào ngược dạ dày.
- Cho trẻ ngủ ngay sau khi ăn/uống sữa, hoặc cho trẻ ngủ sai tư thế cũng dẫn việc trẻ nôn trớ.
- Bố mẹ pha sữa không đúng cách, nước pha sữa không đủ ấm để làm chín sữa cũng dẫn đến tình trạng trẻ khó tiêu, đầy bụng, nôn trớ.
- Sữa có các thành phần gây dị ứng với hệ tiêu hoá của trẻ cũng gây kích thích dẫn đến trẻ nôn trớ, kèm theo các triệu chứng như đại tiện nhiều, tiêu chảy,…
Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn có sao không? Có nguy hiểm không?
Như đã phân tích ở trên, hiện tượng trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn là một hiện tượng sinh lý bình thường. Sau khi hệ tiêu hoá của trẻ phát triển hoàn thiện như người lớn thì hiện tượng này sẽ không còn diễn ra nữa.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn trớ kèm theo các biểu hiện như:
- Nôn trớ nhiều và liên tục 12 giờ
- Bụng chướng căng to
- Nôn ói
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Sốt
- Đi cầu phân máu
Thì rất có thể trẻ đang mắc một số bệnh lý về đường tiêu hoá hoặc bị ngộ độc thực phẩm. Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm tư vấn và điều trị. Ngoài ra, bố mẹ cần tham vấn thêm các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nếu trẻ đang mắc các bệnh về đường tiêu hoá.
Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn phải làm sao?
Bố mẹ thường rất bối rối và hoảng hốt khi lần đầu tiên thấy tình trạng con trẻ bị nôn trớ. Tuy nhiên, việc giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể tham khảo và áp dụng những hướng dẫn xử lý từ H&H Nutrition chia sẻ sau đây:
Trong lúc trẻ bị nôn trớ
- Không khó chịu, gắt gỏng hay quát mắng làm trẻ sợ, quấy khóc sẽ bị nôn trớ nhiều hơn.
- Lấy khăn sạch sau miệng cho trẻ (hoặc thay quần áo nếu cần). Quàng khăn ăn và cổ cho trẻ để tránh trẻ tiếp tục nôn trớ làm bẩn quần áo.
- Không bế, xốc lên khi đang nôn trớ mà dùng tay vuốt nhẹ lưng từ trên xuống.
- Nhẹ nhàng, tình cảm trò chuyện với trẻ, để trẻ không sợ và quên đi việc nôn trớ lúc đầu.
Sau khi trẻ bị nôn trớ
Sau khi trẻ bị nôn trớ thì việc bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết. Bố mẹ nên thiết kế thực đơn dinh dưỡng hàng tuần cho trẻ. Ngoài ra, Bố mẹ cần lưu ý:
- Bổ sung nước cho trẻ để bù lại lượng nước đã mất đi sau khi nôn trớ.
- Ăn các thức ăn dễ tiêu và có lợi cho đường tiêu hoá như sữa chua, men lợi khuẩn,…
- Hạn chế thức ăn có vị cay, vị béo, hoặc quá đặc sẽ gây khó tiêu.
- Hạn chế cho trẻ chạy nhảy sau khi ăn xong khoảng 20 phút, nên cho trẻ nghỉ ngơi để trẻ mau khỏe lại.
- Không sử dụng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Với những trường hợp nghi ngờ dị ứng sữa, ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc đổi sữa công thức cho trẻ khi cần thiết.
Bên cạnh đó, ba mẹ cần hiểu biết về dung tích dạ dày của trẻ theo ngày tuổi tháng tuổi, để cho bé ăn mỗi cữ vừa đủ.
Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn và kèm theo: có máu trong chất nôn; chất nôn có màu lạ (đen, xanh lá); mạch yếu kèm mệt và sốt cao; tiêu chảy liên tục; nôn ói kèm đau bụng, bụng trướng to,… thì cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để tư vấn và điều trị.
Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ vốn rất mỏng manh. Vì thế chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong những năm tháng đầu đời là vô cùng quan trọng. Các bố mẹ cần kiên nhẫn và trang bị thật nhiều kiến thức nhất có thể nhé! Và nếu như trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn thì các bố mẹ cũng không cần quá lo lắng đâu, vì mọi thắc mắc đã được giải đáp qua bài viết của H&H Nutition rồi. Chúc các bé mau ăn chóng lớn và luôn khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và 5+ điều mẹ cần làm
- Nôn trớ ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục 3+ Điều mẹ nên làm
- Nguyên nhân và cách chăm sóc cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi bị nôn trớ
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
Địa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Fanpage: Group:Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433