Trẻ bị ho phải làm sao? Mách bố mẹ 3+ cách xử trí hiệu quả

Trẻ bị ho là vấn đề thường gặp ở các gia đình có con nhỏ. Vậy trẻ bị ho phải làm sao? Bố mẹ đừng lo lắng vì đã có những giải pháp giúp kiểm soát tình trạng này trong bài viết của H&H Nutrition dưới đây nhé.

trẻ bị ho phải làm sao
Khi trẻ bị ho nên làm gì?

Ho là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh thường gặp ở trẻ em. Ho giúp bảo vệ cơ thể trẻ bằng cách loại bỏ chất nhầy, các chất kích thích và nhiễm trùng khỏi đường hô hấp của trẻ. Khi trẻ ho bố mẹ phải làm thế nào? Trẻ em ho nhiều phải làm sao? Trẻ ho bao lâu thì nên đi khám?

Xem thêm:

Nguyên nhân gây ho

Các nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị ho như sau:

  • Nhiễm trùng: cảm lạnh, cảm cúm đều có thể gây ho dai dẳng cho trẻ. Cảm lạnh có thể gây ho từ mức độ từ nhẹ đến trung bình; cảm cúm đôi khi nặng và gây ho khan. Những nhiễm trùng nếu nguyên nhân từ virus sẽ không điều trị bằng thuốc kháng sinh mà bằng phương pháp đặc hiệu khác.
  • Trào ngược acid: các triệu chứng hay gặp ở trẻ em có thể gồm ho, nôn, khạc nhổ thường xuyên, mùi vị khó chịu trong miệng và cảm giác nóng rát ở ngực còn được gọi là ợ nóng. Vậy khi trẻ ho không nên ăn gì? Để khắc phục tình trạng này, các mẹ nên loại bỏ các loại thực phẩm có vị cay, đồ chiên, đồ béo hay đồ uống có gas ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ. Khi trẻ ho bố mẹ nên làm thế nào? Chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ, cho trẻ ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Nên cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bạn lo lắng về tình trạng của trẻ.
trẻ bị ho phải làm sao
Hen suyễn gây ho cho bé
  • Hen suyễn: có thể khó chẩn đoán vì các triệu chứng hen suyễn khác nhau ở các trẻ. Triệu chứng hay gặp như ho, khò khè, tình trạng trở nên nặng hơn khi về đêm. Điều trị hen suyễn cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và tránh các tác nhân như ô nhiễm, khói bụi và nước hoa,…
  • Dị ứng, viêm xoang có thể gây ho dai dẳng, cũng như ngứa họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban. Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để làm các xét nghiệm dị ứng để tìm ra nguyên nhân gây dị ứng và hỏi lời khuyên về cách tránh dị ứng đó. Chất gây dị ứng có thể bao gồm thức ăn, phấn hoa, lông thú cưng và bụi.
  • Ho gà: Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được. Sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sổ mũi, hắt hơi và sốt. Trẻ bị ho gà có nguy hiểm không? Ho gà là bệnh truyền nhiễm, nhưng dễ dàng phòng ngừa bằng vắc-xin. Ho gà được điều trị bằng kháng sinh.
  • Các lý do khác như trẻ có thể ho theo thói quen hoặc sau khi tiếp xúc với chất kích thích như khói bụi, khói thuốc lá, nước hoa,…

Cách phân biệt các loại ho khác nhau

Ho kèm khò khè: nếu trẻ phát ra tiếng thở khò khè khi thở ra, điều này có thể có nghĩa là đường hô hấp dưới trong phổi trẻ bị viêm nhiễm, có thể xảy ra với bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản do nhiễm virus. Khò khè cũng có thể xảy ra nếu đường hô hấp dưới nếu có dị vật nằm sâu trong phế quả và sẽ khởi phát đột ngột khi khi hít phải thứ gì đó như thức ăn hoặc đồ chơi nhỏ thì nên đưa trẻ đến gặp Bác sĩ.

Ho về đêm: nhiều cơn ho trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm. Khi trẻ nhà bạn bị cảm lạnh, chất nhầy từ mũi và xoang có thể chảy xuống cổ họng và gây ho trong khi ngủ. Ho có thể làm trẻ khó chịu và mất ngủ. Hen suyễn cũng có thể kích hoạt ho vào ban đêm vì đường thở có xu hướng nhạy cảm và khó chịu hơn vào ban đêm.

Ho vào ban ngày: không khí lạnh hoặc các hoạt động sinh hoạt có thể làm cho trẻ ho vào ban ngày. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ô nhiễm như khói bụi, lông của vật nuôi như chó, mèo và giữ ấm cơ thể trẻ khi trời lạnh.

Ho kèm sốt: khi một đứa trẻ bị ho, sốt nhẹ và sổ mũi có thể trẻ bị cảm lạnh thông thường. Nhưng ho với sốt 39°C hoặc cao hơn đôi khi có thể là do viêm phổi, đặc biệt là nếu trẻ yếu và thở nhanh. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Ho kèm nôn: Trẻ thường ho nhiều đến nỗi nó kích hoạt phản xạ bịt miệng của chúng, khiến bé nôn mửa. Ngoài ra, bé bị ho do cảm lạnh hoặc hen suyễn có thể nôn mửa nếu có nhiều chất nhầy chảy vào dạ dày và gây buồn nôn. Thông thường, điều này không gây ra báo động trừ khi nôn tăng lên và không dừng lại.

Ho dai dẳng: ho do cảm lạnh, do virus có thể kéo dài hàng tuần. Hen suyễn, dị ứng hoặc nhiễm trùng mãn tính ở xoang hoặc đường thở cũng có thể gây ho kéo dài.

Khi trẻ bị ho nên làm gì?

trẻ bị ho phải làm sao
Cho trẻ tiếp xúc với không khí mát mẻ ngoài trời.

Bố mẹ không nên “ủ con” quá kỹ, sợ con ra ngoài môi trường bên ngoài sẽ dễ bị bệnh. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Nếu trẻ ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, lúc nào cũng ở trong nhà thì khi đến lứa tuổi đi học mầm non, trẻ sẽ dễ mắc bệnh về đường hô hấp hơn, trong đó có cả ho so với các trẻ được tiếp xúc sớm với môi trường bên ngoài. Nguyên nhân là do bé chưa có miễn dịch với các loại virus, vi khuẩn tồn tại trong môi trường. Tuy vậy, không phải các mẹ cứ đem con ra môi trường ô nhiễm, khói bụi để con thích nghi. Khi trẻ được khoảng 2 đến 3 tháng tuổi, các mẹ nên cho con đi dạo ở nơi thoáng mát, không khí trong lành khoảng 10 đến 15 phút. Khi trẻ hơn 1 tuổi, nên cho trẻ chơi cùng với các bạn đồng trang lứa.

Khi trẻ ho nên uống gì? Và trẻ ho không nên uống gì? Nên cho trẻ uống đồ uống chứa nhiều vitamin như nước trái cây có thể giúp làm dịu hơn. Hầu hết các loại trái cây đều chứa hàm lượng vitamin và chất khoáng rất tốt cho cơ thể. Trẻ ho nên kiêng ăn gì? Tuy nhiên bố mẹ cần hạn chế một số loại trái cây khi trẻ bị ho như: cam, quýt, dừa, dưa hấu. Và bố mẹ đừng cho trẻ uống soda, uống nước đá vì những thứ này có thể làm tổn thương cổ họng, trẻ sẽ bị đau khi ho.

Xem thêm: 

Ngoài việc tìm nguyên nhân gây ho ở trẻ, các bậc phụ huynh nên chú trọng vào chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối cho trẻ. Trẻ bị ho nên ăn gì? Trẻ bị ho nên ăn những món nhiều nước, dễ nuốt, dễ tiêu như: sữa, cháo, súp,… Bố mẹ phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho con vì chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của trẻ, giúp cơ thể trẻ mau chóng hồi phục và khỏe mạnh hơn.

Xem thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho trẻ: 

Bạn không nên cho trẻ (đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc trẻ mới biết đi) sử dụng thuốc ho mà không có sự kiểm tra hoặc chỉ định từ bác sĩ. Trẻ ho đờm nên uống thuốc gì? Thuốc giảm ho có thể dùng được cho trẻ lớn, nhưng trẻ dưới 3 tuổi uống thuốc có thể bị nghẹn. Tốt hơn hết là tránh tự dùng thuốc ho cho trẻ trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Khi trẻ ho cần làm gì? Nếu trẻ nhà bạn bị hen suyễn, hãy cùng bác sĩ chuyên khoa nhi, hô hấp tư vấn về dự phòng và kiểm soát hen. Kế hoạch dự phòng sẽ giúp bạn chọn đúng loại thuốc hen suyễn để cung cấp cho trẻ mỗi khi trẻ lên cơn hen suyễn và giảm tần suất khởi phát cơn hen.

trẻ bị ho phải làm sao
Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm toàn thân.

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế:

  • Trẻ khó thở hoặc đang chơi đùa bỗng xuất hiện cơn khó thở.
  • Thở nhanh hơn bình thường.
  • Có màu xanh hoặc màu sẫm ở môi, mặt hoặc lưỡi.
  • Trẻ bị sốt cao (đặc biệt là nếu trẻ bị ho nhưng không bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi).
  • Phát ra tiếng “rít” khi hít vào sau khi ho.
  • Ho ra máu.
  • Thở khò khè khi thở ra (trừ khi bác sĩ đã đưa ra kế hoạch dự phòng cho bệnh hen suyễn).
  • Các dấu hiệu bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng, mắt trũng, khóc ít hoặc không chảy nước mắt, hoặc đi tiểu ít thường xuyên hơn (hoặc có ít tã ướt hơn).

Trẻ ho bao lâu thì nên đi khám? Bất cứ khi nào trẻ xuất hiện các dấu hiệu đặc biệt trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến Bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ cụ thể cho trường hợp của trẻ.

Trẻ bị ho thường do nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp. Khi trẻ ho nhiều phải làm sao? Hãy liên hệ với các chuyên gia về dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa để có thể nhận được sự hỗ trợ và tư vấn hợp lý.

Xem thêm: Các bài viết khác về Trẻ bị ho

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ Sở Chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi Nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi Nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi Nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 0888.844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition