Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường ruột, ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày ruột do vi khuẩn/virus. Trường hợp này cực nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời đoạn ruột không lưu thông được máu trong thời gian dài có thể bị hoại tử.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn nhiều
Nhiễm khuẩn tiêu hoá
Nhiễm khuẩn dạ dày, đường ruột là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nôn nhiều. Tuy nhiên nếu được uống thuốc và điều trị ngay sẽ sớm hồi phục trong vòng 24 giờ. Nguyên nhân do một số loại virus như rotavirus, norovirus, calicivirus, adenovirus.
Tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra khi trẻ sử dụng các thực phẩm, nguồn nước bị nhiễm khuẩn hoặc chế biến không sạch. Trẻ nhỏ có thói quen ngậm tay, chơi đồ chơi không vệ sinh lâu ngày dễ bị nấm mốc. Các biểu hiện khác như tiêu chảy phân nhầy, sốt hoặc đau bụng sẽ xuất hiện đồng thời hoặc sau 12-24 giờ.
Ngộ độc thực phẩm
Đến 70% trẻ bị nôn nhiều không sốt là do ngộ độc thực phẩm, biểu hiện bị ngộ độc không xảy ra ngay lập tức mà cần tới một vài giờ hoặc vài ngày sau đó.
Các triệu chứng có thể xuất hiện như buồn nôn, nôn nhiều có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần phân lỏng có thể có nhầy dính máu.
Tắc ruột
Một nguyên nhân nữa phải kể đến khiến trẻ bị nôn nhiều mà không sốt không đi ngoài là tắc ruột hoặc bị lồng ruột. Đây là bệnh lý nghiêm trọng và có có khả năng đe dọa tới tính mạng trẻ. Trường hợp này bé khó đi ngoài và đau bụng quằn quại, liên tục và theo từng cơn.
Trẻ có thể nôn ra chất nhầy màu xanh, da nhợt nhạt, vã mồ hôi, thỉnh thoảng thấy khối u nhô cao ở vùng bụng. Đây là bệnh lý hiếm gặp và có tỷ lệ mắc ở nam cao gấp 2,3 lần so với nữ, nhất là những bé nam bụ bẫm.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ khi còn ăn sữa mẹ hay bị nôn trớ hoặc có dấu hiệu nôn khan thì rất có khả năng bé bị trào ngược dạ dày, các biểu hiện đi kèm là ho.
Say xe
Không phải bệnh lý nhưng say xe cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nôn rất nhiều. Trẻ nhỏ thường rất dễ say ô tô, máy bay hoặc các trò đu quay. Triệu chứng điển hình là đổ mồ hôi, người nôn nao, nôn ói liên tục. Tình trạng bé sẽ giảm dần và hết khi bé không đi ô tô, máy bay hay chơi nữa, các mẹ không cần lo lắng.
>> Xem thêm: 6 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho bé ở TP.HCM chỉ từ 150.000đ
Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài có nguy hiểm không?
Mặc dù nôn trớ là điều thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nếu đi kèm với nó là các triệu chứng bất thường thì thực sự nguy hiểm. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường ruột, ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày ruột do vi khuẩn/virus. Các bệnh lý này nếu tái đi tái lại đường ruột bị tổn thương nặng sẽ gây ra bệnh mãn tính khó điều trị.
Nôn nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước, kéo dài cơ thể sẽ mất cân bằng các chất điện giải, rối loạn chức năng hấp thụ các chất có lợi và đào thải các chất thừa ra khỏi cơ thể.
Cơ thể không sốt là dấu hiệu tốt, nhưng nếu không đi ngoài được thì có thể là bệnh lý lồng ruột hoặc tắt ruột. Trường hợp này cực nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời đoạn ruột không lưu thông được máu trong thời gian dài có thể bị hoại tử.
Cách chăm sóc trẻ bị nôn nhưng không sốt
Bù nước cho bé
Nước rất quan trọng với cơ thể, khi nôn quá nhiều cơ thể mất nước. Nếu không bổ sung đủ lượng nước, cơ thể có thể bị mất cân bằng điện giải. Vì vậy mẹ hãy bù nước cho con bằng cách bổ sung nước ấm.
Có thể thay thế bằng nước ép trái cây hoặc một số dung dịch y tế để đạt hiệu quả nhanh hơn. Ngoài ra, mẹ cần theo dõi sát sao sức khỏe của bé, một khi xuất hiện triệu chứng thiếu nước nặng như môi khô, mắt trũng, da nhợt nhạt thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Trường hợp trẻ bị nôn nhiều, không sốt mẹ nên nấu các loại thực phẩm dễ tiêu, có thể làm các món bé thích giúp bé ăn ngon miệng hơn. Lựa chọn các thực phẩm tốt cho tiêu hóa như: sữa chua, rau xanh, hoa quả,…
Tùy theo nhu cầu ăn uống của bé mà mẹ cân chỉnh liều lượng bữa ăn, tránh việc ép buộc vì bé còn tâm lý sợ nôn. Với những bé còn bú mẹ, nên chia ra nhiều cữ ăn, các bữa dặm nên xen kẽ nhau. Đặc biệt việc vận động nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn được các chuyên gia khuyến khích vì giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, hạn chế tình trạng nôn ói.
Thay đổi chế độ ăn
Bé nôn nhiều sẽ có cảm giác chán ăn, sợ đồ ăn, các mẹ không nên ép bé ăn cho đủ lượng giống bình thường. Ăn bao nhiêu nôn hết bấy nhiêu, bé sẽ càng mệt hơn, đặc biệt trong 24 giờ đầu tiên.
Uống sữa, ăn cháo, súp là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, việc bổ sung nước vẫn là quan trọng nhất. Hạn chế các loại thức ăn có nhiều chất béo, dầu mỡ vì sẽ khó tiêu hóa, các đồ uống có ga sẽ gây kích thích dạ dày dễ nôn hơn.
>> Xem thêm: 4 sữa cao năng lượng cho bé tốt nhất 2024 cho con bị biếng ăn, chậm tăng cân
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện
Các mẹ cần chú ý theo dõi, nếu trẻ nôn kèm theo các biểu hiện sau thì cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Trẻ nôn ra dịch màu xanh (dịch mật) hoặc đỏ nâu.
- Trẻ sơ sinh bị nôn thường rất khó kiểm soát nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.
- Bé nôn nguyên một ngày không có tín hiệu thuyên giảm.
- Trẻ ăn hoặc uống vào là nôn.
- Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: môi khô, khóc không nước mắt, không tiểu trong 6 giờ.
- Trẻ đau bụng nhiều, đau theo cơn, sờ thấy cục nổi ở bụng.
- Sốt lâu ngày không thuyên giảm.
- Trẻ lừ đừ, ngủ gà.
Tùy vào từng triệu chứng đi kèm với việc nôn, cha mẹ nên đưa ra phán đoán và xử lý nhanh chóng. Trường hợp bé nôn những vẫn vui chơi, ăn uống như bình thường, cha mẹ có thể theo dõi tại nhà đồng thời bù nước và điện giải cho bé. Nhưng nếu bé có những triệu chứng bất thường khác hãy đưa ngay bé đến bệnh viện.
Trong thời gian bé ốm, cha mẹ nên theo dõi sát sao, vui đùa với bé cùng với việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý bé mau khỏi bệnh. H&H Nutrition tự hào có những chuyên gia đầu ngành, có thể giải đáp mọi băn khoăn, đưa ra lời khuyên hữu ích giúp gia đình bạn vui khỏe, hạnh phúc.
>> Xem thêm: Top 4+ bác sĩ tư vấn dinh dưỡng uy tín nhất 2024
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Thông tin liên hệ
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433