Bệnh sốt xuất huyết và trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì? Trẻ nhỏ khi mắc phải sốt xuất huyết thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Lúc này, hệ miễn dịch và sức đề kháng của bệnh nhi đang kém nên chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Theo dõi những chia sẻ của H&H Nutrition đến bố mẹ những thông tin về bệnh sốt xuất huyết và trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì nhé!

Tìm hiểu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Virus này được truyền sang người bởi vật chủ trung gian là muỗi vằn. Khi một người bị muỗi đốt, virus sẽ truyền sang người đó và xâm nhập vào máu. Ngược lại, nếu người bị muỗi đốt đã mang virus nhiễm bệnh trước đó thì virus này sẽ truyền sang muỗi.

tre-bi-sot-xuat-huyet-nen-an-gi
Người đã bị sốt xuất huyết Dengue có khả năng bị nhiễm bệnh nhiều hơn một lần trong đời

Trong những năm gần đây, sốt xuất huyết đã trở thành một vấn đề nhức nhối của sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Khoảng 2,5 tỷ người trên toàn thế giới hiện đang sống trong vùng dịch sốt xuất huyết. Sự lây lan về mặt địa lý của muỗi và virus trong 25 năm qua và và các kiểu huyết thanh khác nhau đã làm tăng khả năng mắc bệnh ở các thành phố nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nhiễm virus sốt xuất huyết là do vết cắn của muỗi Aedes (muỗi vằn). Đây là giống muỗi truyền bệnh chính ở hầu hết các vùng dịch bệnh hoành hành. Muỗi vằn thường hoạt động vào ban ngày và chiều tối, chỉ có muỗi cái mới có thể đốt và truyền bệnh.

Virus Dengue gây sốt xuất huyết ở trẻ em bao gồm 4 chủng: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm bệnh chủng nào thì chỉ có khả năng tạo miễn dịch với chủng đó. Điều này có nghĩa là những người đã bị sốt xuất huyết Dengue có khả năng bị nhiễm bệnh nhiều hơn một lần trong đời.

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh nhân thường khởi phát bệnh với những cơn sốt cao đột ngột. Dấu hiệu sốt xuất huyết tiến triển qua 3 giai đoạn: sốt, nguy hiểm và hồi phục.

tre-bi-sot-xuat-huyet-nen-an-gi
Dấu hiệu sốt xuất huyết tiến triển qua 3 giai đoạn
  • Sốt: Thường trong 3 ngày đầu của bệnh, với các biểu hiện sau: Người bệnh đột ngột sốt cao 39-40 độ C, mệt mỏi, đau đầu, nhức hốc mắt, đau khớp, tê nhức chân tay, có thể viêm đường hô hấp trên. Nôn, buồn nôn, chán ăn, xuất hiện chấm xuất huyết dưới da.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Thường là ngày thứ 3-7 của bệnh. Các dấu hiệu sốt giảm dần hoặc không sốt, các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng, các triệu chứng xuất huyết đa dạng (do giảm tiểu cầu trong máu) và nhiều biến chứng.

Hiện tượng xuất huyết dưới da là nhẹ nhất. Người bệnh thường bị xuất huyết dưới da và ngứa da. Xuất hiện tình trạng chảy máu cam, chảy máu nướu răng ở trẻ.

Xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện: đi ngoài phân đen, đi ngoài ra máu, nôn ra máu tươi hoặc máu cục.

Xuất huyết nặng là dấu hiệu của xuất huyết não, xuất huyết trong ổ bụng đe dọa đến tính mạng.

Do hiện tượng cô đặc máu, bệnh nhân có thể bị hạ huyết áp, nặng hơn là sốc do giảm khối lượng tuần hoàn nếu không được bù dịch đủ.

Nếu bệnh nhân có biểu hiện: vật vã, bứt rứt hoặc hôn mê, nôn nhiều, đau bụng không rõ nguyên nhân, nhức đầu dữ dội, tiểu ít, có dấu hiệu xuất huyết thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

  • Giai đoạn phục hồi: Bệnh nhân hết sốt trong ít nhất 48 giờ, cảm thấy bớt mệt mỏi, tổng thể cảm thấy tốt hơn, thèm ăn và đi tiểu nhiều hơn, xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng.

Vì sao trẻ bị sốt xuất huyết cần bổ sung nhiều dưỡng chất?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết thường trải qua 3 giai đoạn: sốt, xuất huyết và hồi phục. Trong bệnh sốt xuất huyết, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân. Bệnh nhi nên ăn thức ăn mềm như súp, cháo. Ưu tiên bổ sung chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa.

Đặc biệt trong giai đoạn hồi phục, bạn cần tăng cường dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Nên tăng dần khẩu phần 1 bữa lên 10-20% hoặc hơn và bổ sung thêm 1 bữa phụ mỗi ngày như cháo, sữa, sữa chua, hoa quả. Tuy nhiên, nên cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm sau 3 ngày để tránh xuất huyết tiêu hóa.

Sữa là nguồn thức ăn quan trọng nhất cho trẻ bị sốt xuất huyết. Bạn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ, chia nhỏ bữa ăn và nước uống. Uống nhiều nước như nước lọc, nước canh, nước luộc rau củ, nước hoa quả…

Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

Sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh. Do đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng khi giúp người bệnh giảm nguy cơ biến chứng, hồi phục sức khỏe nhanh chóng, tăng cường miễn dịch, cụ thể như sau:

Cháo, súp

Thức ăn lỏng như súp và cháo dễ tiêu thụ hơn vì chúng dễ tiêu hóa và dễ nuốt hơn. Ngoài ra, súp, cháo có tác dụng bù nước cho cơ thể, tiếp thêm năng lượng cho người bệnh.

Có thể đưa súp, cháo vào bữa ăn hàng ngày của bệnh nhi sốt xuất huyết. Có thể kết hợp với bí đỏ để tăng vitamin A, hoặc kết hợp với thịt, cá để cung cấp chất đạm cho người bệnh giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn.

Rau xanh

tre-bi-sot-xuat-huyet-nen-an-gi
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên bổ sung rau xanh

Rau xanh không chứa nhiều calo nhưng lại giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, … nên đây là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên bổ sung rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày như bông cải xanh, rau muống, súp lơ,…

Trái cây tươi

Các loại trái cây giàu vitamin C, đặc biệt là các loại trái cây có múi rất có lợi cho bệnh nhân sốt xuất huyết, đồng thời kích thích vị giác giúp bệnh nhanh phục hồi như cà chua, kiwi, lựu, cam, đu đủ, …

Nước dừa

Nước dừa là nguồn nước tự nhiên giàu khoáng chất thiết yếu và chất điện giải nên là thức uống hoàn hảo cho người bệnh. Thêm vào đó, nước dừa rất ngon và dễ uống giúp giữ cho cơ thể bệnh nhi đủ nước.

Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể sử dụng nước dừa hoặc các loại nước trái cây khác nếu họ không muốn uống oresol.

Nước chanh

Đây là loại thức uống chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như kali, protein, canxi và carbohydrate. Đặc biệt, nước chanh rất giàu vitamin C. Uống nước chanh thường xuyên giúp loại bỏ độc tố do cơ thể tạo ra, hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết. Hơn nữa, nước chanh còn kích thích vị giác, giúp người bệnh cải thiện vị giác.

Thực phẩm giàu đạm

Chế độ ăn của bệnh nhân sốt xuất huyết được khuyến nghị bao gồm các thực phẩm giàu protein như trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa… Ngoài ra, thịt gà, cá cũng là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho người bệnh.

Cách chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết cần lưu ý gì?

Những việc nên làm

Hạ sốt đúng cách

Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol (liều chỉ định 10-15 mg/kg). Nếu trẻ vẫn sốt thì cho trẻ uống sau 4-6 giờ.

Ngoài việc dùng thuốc, cha mẹ hãy kết hợp chườm ấm lên các vùng như trán, nách, bẹn. Điều này sẽ giúp trẻ không bị sốt cao gây co giật nguy hiểm.

Dinh dưỡng hợp lý

Khi bị sốt xuất huyết trẻ thường rất mệt mỏi dẫn đến chán ăn. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, kết hợp với những món trẻ thích nhưng vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, cũng có thể chia thành nhiều phần ăn nhỏ để dễ ăn hơn.

Bổ sung nước

Trẻ nhỏ sốt cao kéo dài có thể dẫn đến mất nước. Do đó, việc bổ sung kịp thời lượng nước đã mất bằng các loại nước hoa quả, cháo loãng, nước lọc, dung dịch khoáng điện giải là vô cùng quan trọng.

Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào ở trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được xét nghiệm và điều trị ngay lập tức.

Những việc không nên làm

Cha mẹ đang chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà không được cho trẻ uống aspirin, ibuprofen khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Không cho trẻ ăn thức ăn có màu đen/đỏ để phân biệt với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa. Không ngẫu nhiên truyền dịch cho trẻ em ở nhà.

Với những chia sẻ về bệnh sốt xuất huyết và trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì, H&H Nutrition hy vọng bố mẹ đã có thêm những kiến thức trong quá trình chăm sóc và nuôi con trẻ. Nếu có những thắc mắc khi thiết kế thực đơn cho trẻ sốt xuất huyết thì đừng chần chừ, hãy liên hệ hay với H&H để được đội ngũ chuyên gia tư vấn dinh dưỡng chi tiết.

>>> Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bệnh sốt xuất huyết và trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition