Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Bé cần bổ sung chất đạm từ thịt, cá, trứng và rau củ. Cha mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm và lỏng như cháo hoặc súp. Không nên cho bé ăn thức ăn cứng và khô

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Các mụn nước gây lở loét trong khoang miệng của trẻ mắc bệnh khiến trẻ đau và không chịu ăn. Cha mẹ rất cần quan tâm đến chế độ ăn của trẻ. Việc biết trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì giúp cha mẹ cấp đủ chất cho trẻ hơn. 

Theo chuyên gia, bé cần được cung cấp lượng thực phẩm giàu khoáng chất, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng.

Có hai nhóm thực phẩm cần được bổ sung cho thực đơn của bé là chất đạm và chất xơ. Nhóm chất đạm từ thịt, cá và trứng sẽ bổ sung đủ dưỡng chất cho trẻ. Đặc biệt, thức ăn từ trứng thường mềm, dễ ăn và giàu dinh dưỡng nên rất tốt cho trẻ bệnh.

Chất xơ trong rau củ quả cũng như các vitamin sẽ giúp trẻ tăng cường đề kháng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giúp giải nhiệt, điều hòa cơ thể. Ví dụ bột sắn dây giúp giải nhiệt tốt hay đu đủ có các vitamin sẽ làm giảm lở loét.

tre-bi-tay-chan-mieng-nen-an-gi-va-kieng-gi-4
Thức ăn từ trứng thường mềm, dễ ăn và giàu dinh dưỡng cho bé.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm và lỏng như cháo hoặc súp. Các loại thức ăn trên sẽ giúp bé dễ dàng hấp thụ hơn và hạn chế đau rát cho bé. Ngoài ra cho bé uống nhiều nước cũng là câu trả lời bé bị tay chân miệng nên ăn gì. Cần đảm bảo cơ thể bé không mất nước, có thể thay nước lọc bằng nước dừa để giúp giải nhiệt.

tre-bi-tay-chan-mieng-nen-an-gi-va-kieng-gi-7
Trẻ nên ăn cháo hoặc súp để dễ hấp thụ

>> Xem thêm: 6 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho bé ở TP.HCM chỉ từ 150.000đ

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì?

Các vết lở loét trong miệng khiến trẻ gặp khó khăn rất nhiều trong ăn uống. Vậy nên, cha mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn cứng và khô. Cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn thức ăn cay và mặn vì sẽ làm trẻ đau hơn. Thức ăn nóng cần được để nguội và cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ ăn dễ hơn.

Bên cạnh đó, bổ sung vitamin C cho trẻ bị bệnh là điều rất cần thiết. Vì vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch giúp tăng sức đề kháng cho trẻ bị bệnh. Tuy nhiên, trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam để bổ sung vitamin C hay không? Câu trả lời là không nên vì nước cam sẽ làm vết lở loét ở miệng trẻ đau rát hơn.

tre-bi-tay-chan-mieng-nen-an-gi-va-kieng-gi-3

Ngoài ra, cha mẹ cũng hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa thành phần là arginine. Đây là một loại axit amin có khả năng thúc đẩy sự phát triển của virus gây bệnh. Có thể dễ dàng khiến bệnh tay chân miệng ở trẻ ngày càng trầm trọng hơn.

Các loại thực phẩm chứa chất này là các loại hạt, nho khô, đậu phộng hay socola.

tre-bi-tay-chan-mieng-nen-an-gi-va-kieng-gi-6
Kiêng ăn socola là câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì

Thực đơn cho bé bị tay chân miệng ra sao?

Trên đây là một số thông tin về trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về thực đơn cho bé bị tay chân miệng để cho bé ăn đủ chất. Sau đây là một số gợi ý về thực đơn cho bé bị tay chân miệng.

Bổ sung vitamin C cho bé từ các loại trái cây khác cam, bưởi như dưa hấu, đu đủ. Ngoài nước lọc, cha mẹ nên cho bé uống thêm nước dừa. Nước dừa tươi cung cấp vitamin C cho bé và giúp bé giải nhiệt tốt hơn. Ngoài ra, bột sắn dây cũng là thực phẩm giúp giảm đau rát và giải nhiệt cho bé.

tre-bi-tay-chan-mieng-nen-an-gi-va-kieng-gi-2

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Bột sắn dây cũng là thực phẩm giúp giảm đau rát và giải nhiệt cho bé.

Hỗn hợp cháo xay nhuyễn có thịt và rau củ vừa giúp bé dễ ăn vừa đủ dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ protein và kẽm cho trẻ bị bệnh bằng các món làm từ trứng. Các chất này giúp kích thích sản sinh kháng nguyên, kháng thể cho cơ thể làm tăng sức đề kháng.

Hơn nữa, cha mẹ nên quan sát quá trình phát triển của các mụn nước trên cơ thể bé. Khi thấy các mụn nước bị vỡ, cha mẹ nên cung cấp thêm thực phẩm giàu vitamin A cho bé. Các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, bắp sẽ hỗ trợ cơ thể bé chống lại bội nhiễm.

tre-bi-tay-chan-mieng-nen-an-gi-va-kieng-gi-5

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Đu đủ làm dịu cơn đau rát là món nên ăn

Tuy nhiên, xây dựng thực đơn cho trẻ bị bệnh còn phải phụ thuộc vào trình trạng bệnh của trẻ. Mỗi trẻ có thể trạng khác nhau nên cần có thực đơn riêng biệt phù hợp với từng trẻ. Để tạo thực đơn đủ và an toàn, cha mẹ có thể tham khảo dịch vụ tư vấn dinh dưỡng của H&H Nutrition.

>> Xem thêm: Top 4+ bác sĩ tư vấn dinh dưỡng uy tín nhất 2024

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ do một loại virus đường ruột có tên Coxsackie gây ra. Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ nhỏ đặc biệt với các bé dưới 5 tuổi. Bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc dịch từ cơ thể như nước bọt, các vết ban trên da. Trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh, triệu chứng sẽ xuất hiện.

Các triệu chứng dễ nhận biết của bệnh tay chân miệng

Triệu chứng ban đầu ở trẻ là mệt mỏi, bé bị sổ mũi và đau họng kèm theo sốt nhẹ. Tiếp theo là sự hình thành các mụn nước bên trong má, ở lợi và lưỡi của trẻ. Các mụn nước này thường có kích thước nhỏ nhưng dễ vỡ tạo nên các vết loét gây đau rát. Lần lượt các mụn nước sẽ bắt đầu xuất hiện ở tay, chân hoặc cả mông và gối của bé.

Trẻ bị tay chân miệng thường cảm thấy khó chịu và không muốn ăn. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em trong giai đoạn đầu đời rất quan trọng.

Cách chăm sóc trẻ tay chân miệng

Để chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng thật tốt, cha mẹ nên lưu ý giữ vệ sinh kỹ cho bé. Tắm rửa nhẹ nhàng cho bé mỗi ngày và khuyến khích bé súc miệng bằng nước muối loãng. Vệ sinh mọi vật dụng, đồ chơi của bé bằng nước sôi và để riêng chén dĩa bé dùng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên rửa tay sạch trước và sau khi chăm sóc trẻ bị bệnh.  

Vậy thời gian trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi? Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường tự khỏi trong vòng 8 đến 10 ngày sau khi có triệu chứng. Vì vậy, cha mẹ cần chăm sóc trẻ thật kỹ để giúp trẻ mau bình phục. Trường hợp bệnh nặng, cần đưa trẻ đến bác sĩ để chữa trị đề phòng các biến chứng về sau.

tre-bi-tay-chan-mieng-nen-an-gi-va-kieng-gi-1

Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường tự khỏi trong vòng 8 đến 10 ngày sau khi có triệu chứng.

Cha mẹ cần trang bị kiến thức trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì. Có kiến thức đầy đủ sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn hỗ trợ trẻ mau khỏi bệnh. Nếu chưa tự tin với kiến thức của mình, H&H Nutrition sẽ hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng uy tín giúp cha mẹ xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ.

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Vũ Phước Lộc

Vũ Phước Lộc

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Thông tin liên hệ

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5