Trẻ tiêu chảy nên uống gì – 4 lời khuyên từ Chuyên gia dinh dưỡng

Bạn đang lo lắng trẻ tiêu chảy nên uống gì và làm sao để bé mau hết bệnh vì tiêu chảy lâu dài làm mất nướcvà chất điện giải khiến bé biếng ăn, chậm tăng cân, mệt mỏi. Hiểu được điều này chuyên gia Dinh dưỡng H&H Nutrition sẽ giúp bạn vượt qua nỗi lo trong bài viết dưới đây.

Bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ bị tiêu chảy
Bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 24 giờ. Nếu tiêu chảy không quá 14 ngày gọi là tiêu chảy cấp. Nếu tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài.

Xem thêm: Các sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Bù dịch chống mất nước điện giải ở trẻ bị tiêu chảy

Cho trẻ uống dung dịch Oresol ngay sau lần đi ngoài phân lỏng đầu tiên.

  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Cần bổ sung 50 – 100 ml sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng.
  • Đối với trẻ từ 2 – 5 tuổi: Cần bổ sung 100 – 200 ml sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng.
  • Uống theo nhu cầu đối với trẻ trên 5 tuổi.

Bổ sung Oresol – Bù nước và điện giải cho cơ thể trong nhiều trường hợp, nhất là khi bị tiêu chảy.

Cách pha dung dịch Oresol cho trẻ:

  • Hoà tan cả gói oresol 1 lần với 1 lít nước nguội. Dung dịch đã pha chỉ được dùng trong 24 giờ.

Ngoài ra nếu không có Oresol có thể dùng một số dung dịch thay thế sau đây:

  • Nấu nước cháo muối: 1 nắm gạo + 6 bát ( 200 ml/bát) nước + 1 nhúm muối, đun sôi cho đến khi hạt gạo nở tung ra, chắt lấy 1000 ml. Uống trong thời gian 6 giờ, không hết phải đổ đi, nấu nồi khác.
  • Nước muối đường: Hoà tan 1 thìa cafe muối (3,5 g) + 8 thìa cafe đường (40 g) + 1000 ml nước sôi để nguội. Uống trong vòng 24 giờ.
  • Nước dừa non: Hoà tan 1 thìa cafe muối (3,5 g) trong 1000 ml nước dừa non. Uống trong 6 giờ, không hết đổ đi pha bình khác.

Xem thêm: Tăng cường miễn dịch, phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em

Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

Mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy, cụ thể như sau:

  • Nên cho trẻ ăn đa dạng và đầy đủ các chất, nhất là chất đạm để thúc đẩy quá trình đổi mới tế bào ruột và phòng bệnh suy dinh dưỡng.
  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đối với trẻ đang bú mẹ.
  • Tiếp tục cho trẻ ăn những thức ăn thay thế sữa mẹ phù hợp với tháng tuổi đối với trẻ đang được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn nhân tạo, cho trẻ ăn sam đối với trẻ đang trong thời kỳ ăn sam, cho trẻ ăn bình thường đối với trẻ lớn.
  • Thức ăn của trẻ tiêu chảy phải nấu nhừ, dễ tiêu hoá, giàu chất dinh dưỡng, nhất là chất đạm, giàu vitamin và muối khoáng.
  • Chia nhỏ bữa ăn của trẻ .

Xem thêm:

Bổ sung vi chất cho trẻ bị tiêu chảy

  • Đối với trẻ tiêu chảy thường xuyên có thể do rối loạn vi khuẩn đường ruột cần bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp trẻ cân bằng lợi khuẩn sẽ cải thiện tiêu chảy.
  • Kẽm cũng được xem là khoáng chất rất cần thiết để phục hồi niêm mạc ruột cho trẻ và rút ngắn thời gian tiêu chảy, bố mẹ cũng nên bổ sung cho bé.
  • Men tiêu hóa cũng nên được cân nhắc vì các tổn thương niêm mạc ruột làm việc tạo men trở nên khó khăn hơn nên việc bổ sung men tiêu hóa 2 tuần cũng thúc đẩy quá trình hấp thu thức ăn được tốt hơn.

Dự phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ nhỏ

  • Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Dùng nước sạch hàng ngày.
  • Ăn thức ăn nấu chín và không để quá lâu. Cần hâm kỹ thức ăn nấu chín và không để quá lâu.
  • Rửa tay với xà phòng và nước sạch, nên rửa tay trước khi chế biến thức ăn, hay cho trẻ ăn, sau khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ, sau khi đi vệ sinh.
Thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ để tránh mầm bệnh
Thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ để tránh mầm bệnh
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và bú mẹ càng lâu càng tốt.
  • Ăn dặm: cho trẻ ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, đa dạng bữa ăn.
  • Hạn chế cho trẻ bú bình và ngậm vú giả. Nếu dùng cần vệ sinh sạch sẽ cho bé trước và sau mỗi lần sử dụng.
  • Cho trẻ uống vitamin A định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế, uống vacxin phòng virus Rota.
  • Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh và xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.

Một số chia sẻ của H&H Nutrition mang đến bạn về vấn đề bệnh tiêu chảy ở trẻ em, phải làm sao cho trẻ mau hết và bố mẹ nên trẻ tiêu chảy uống gì. Chúng tôi hi vọng với những thông tin trên sẽ cung cấp cho các bạn có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Từ đó biết cách phòng tránh và chăm sóc tốt hơn khi trẻ bị tiêu chảy.

Xem thêm: Các bài viết khác về Dinh dưỡng dành cho trẻ em

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.

Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.

Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition