Trẻ chậm biết đi – 5+ Giải pháp vàng cho cha mẹ

Trẻ chậm biết đi là khi trẻ đủ 18 tháng tuổi mà vẫn chưa thể bước đi độc lập. Nguyên nhân gì khiến trẻ chậm biết đi? Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ tập đi? Chúng ta hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Trẻ 14 tháng tuổi chưa biết đi. Bạn lo lắng liệu rằng bé nhà mình có bị chậm biết đi hay không? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm biết đi như: trẻ sinh non, trẻ mắc các vấn đề về cơ bắp xương khớp, trẻ mắc các rối loạn về não bộ, chế độ chăm sóc chưa phù hợp,…

Sự phát triển vận động của trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh

  • Trẻ sẽ có các phản xạ tự nhiên như: tìm vú mẹ, bú, phản xạ nắm tay, phản xạ bắt chộp,…
  • Khi đặt trẻ nằm ngửa: tay chân trẻ ở tư thế co duỗi khác nhau, vận động tự phát, không chủ động được mọi động tác.

Trẻ hai tháng tuổi: Đặt trẻ nằm sấp: trẻ có thể ngẩng đầu từng lúc, mắt nhìn theo vật sáng di động.

Trẻ 3 – 4 tháng tuổi: Trẻ có thể nhìn theo vật di động, biết lật từ ngửa sang sấp.

Trẻ 5 – 6 tháng tuổi: Trẻ lật được từ sấp sang ngửa, biết ngồi nhưng chưa vững.

Trẻ 7 – 9 tháng tuổi: Trẻ tự ngồi vững hơn, biết bò.

Trẻ 10 – 12 tháng tuổi: Trẻ đứng vững, bắt đầu tập đi từ từ, sử dụng ngón tay dễ dàng linh hoạt, chơi được trò chơi đơn giản.

Trẻ 1-2 tuổi: Trẻ đi vững hơn, bò được lên cầu thang, đứng lên ngồi xuống một mình.

Trẻ chậm biết đi
Những bước đi đầu đời của trẻ

Trẻ sinh non cần được đánh giá sự phát triển của trẻ theo tuổi, điều chỉnh đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Sau thời điểm 24 tháng tuổi đánh giá sự phát triển của trẻ như các trẻ khác.

Cha mẹ cần lưu ý các mốc phát triển vận động của trẻ để có những can thiệp kịp thời và cách chăm sóc phù hợp để cải thiện tình trạng trẻ chậm biết đi.

>> Xem thêm: 6 địa chỉ tư vấn dinh dưỡng cho bé ở TP.HCM chỉ từ 150.000đ

Vì sao trẻ chậm biết đi?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi như: trẻ sinh non, trẻ mắc các vấn đề về cơ bắp xương khớp, trẻ mắc các rối loạn về não bộ, chế độ chăm sóc chưa phù hợp,…

Trẻ sinh non

Sinh non là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi. Các trẻ bị sinh non ra đời trước khi hoàn thiện quá trình lớn lên ở trong bụng mẹ. Khi mọi cơ quan trong cơ thể trẻ còn chưa phát triển toàn diện, trong đó có hệ vận động. Do đó, các trẻ thường yếu ớt và khó có thể trụ vững, biết đi sớm như các trẻ cùng tháng tuổi.

Tuy nhiên, không phải em bé sinh non nào cũng chậm biết đi. Tình trạng trẻ chậm biết đi tùy thuộc vào mức độ sinh non, thể trạng riêng từng trẻ và số tháng trẻ nằm trong tử cung mẹ trước khi chào đời. Vì vậy, ở các trẻ sinh non mà 14 tháng tuổi chưa biết đi cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Trẻ chậm biết đi
Sinh non cũng là một trong những nguyên nhân trẻ chậm biết đi

Bẩm sinh tự nhiên

Đây cũng là một nguyên nhân hay thường gặp ở trẻ chậm biết đi. Trẻ không bị sinh non, không mắc bệnh lý hay gặp một vấn đề sức khỏe nào cả. Có thể do nguyên nhân tâm lý, trẻ nhút nhát sợ ngã sợ đau hoặc có những trẻ trầm tính, trẻ chỉ thích nằm và ngồi một chỗ.

Trẻ mắc các vấn đề về xương khớp cơ bắp

Thường gặp ở các trẻ có những bệnh lý bất thường, khiến trương lực cơ yếu như chứng loạn dưỡng cơ, dị tật một đoạn xương chân (đặc biệt là đoạn khớp với xương hông), chứng teo cơ bắp chân, suy nhược cơ hay một số bệnh về cơ bắp khác.

Những rối loạn này đặc biệt hay gặp ở tay và chân. Khiến chân tay trẻ rất nhỏ, yếu ớt, không có các vận động phản xạ liên tục và không có các vận động tự phát. Do đó, khi mắc các vấn đề về cơ xương khớp sẽ ảnh hưởng khiến trẻ chậm biết đi.

Trẻ bị bại não và có các rối loạn khác về não bộ

Bại não ở trẻ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: trẻ bị rối loạn chức năng não bộ bẩm sinh, rối loạn nhiễm sắc thể hoặc di chứng não do can thiệp lúc sinh (thủ thuật Forcep) hay viêm não – màng não, động kinh ở thời điểm trước khi biết đi, mắc bệnh não úng thủy,… Những nguyên nhân này khiến não bộ của trẻ không phát triển đầy đủ, nhất là vùng não vận động nằm ở vùng thóp kéo ra phía trước trán. Khi trung tâm cao cấp nhất của hệ vận động không hoàn thiện, trẻ sẽ chậm biết đi hay thậm chí là không đi được.

Các bệnh lý nội tạng

Các bệnh lý nội tạng: tim bẩm sinh, xương thủy tinh, viêm teo gan, thông động tĩnh mạch bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh,… có thể không gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh vận động của trẻ. Nhưng các vấn đề này lại ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, thể chất của trẻ, khiến trẻ yếu ớt không đủ sức để tập đi như các trẻ bình thường khác. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ chậm biết đi so với các trẻ cùng độ tuổi.

>> Xem thêm: Top 4+ bác sĩ tư vấn dinh dưỡng uy tín nhất 2024

Cách chăm sóc của cha mẹ

  • Trẻ được cha mẹ bảo bọc quá mức: cha mẹ thường cho nằm, bế đi mọi nơi,… sẽ ít có cơ hội tập đi nên trẻ sẽ chậm biết đi hơn những trẻ khác.
  • Trẻ thừa cân cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biết đi chậm hơn. Khi thừa cân, trọng lượng cơ thể trẻ lớn khiến cơ chân của trẻ yếu, không dễ dàng di chuyển khiến trẻ khó tập đi hơn. Do đó cũng dẫn đến tình trạng chậm biết đi ở trẻ.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, chân tay ốm yếu, cơ thể còi cọc, suy yếu, thiếu vitamin D và canxi khiến trẻ yếu xương, yếu cơ nên không đủ sức đứng dậy đi lại, dẫn đến tình trạng trẻ chậm biết đi.

Cha mẹ phải làm sao khi trẻ chậm biết đi?

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, sắt, canxi và vitamin D để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối. Tạo điều kiện cho trẻ phát triển hệ vận động một cách tốt nhất.

Nắn tay, chân cho trẻ

Cha mẹ nên thực hiện động tác kích thích đôi chân của trẻ. Đó là co duỗi liên tục, tương tự như động tác “đạp xích lô”, nắn từ 3 – 5 lần/ngày và nắn từ đùi xuống bàn chân và từ nách đến bàn tay, sau đó có thể để trẻ tự co duỗi.

Việc nắn tay chân sẽ giúp tăng lưu lượng máu tuần hoàn đến các cơ, tăng khả năng phản xạ gân xương, tăng khối cơ chân và tăng sức co bóp cơ chân từ đó hạn chế tình trạng trẻ chậm biết đi.

Kích thích trẻ vận động

Cha mẹ có thể sử dụng món đồ chơi mà trẻ yêu thích. Đó cũng có thể là những vật dụng đơn giản, ví dụ như cốc và thìa. Đầu tiên, cha mẹ hãy đưa trẻ đến một sàn rộng, sau đó để đồ chơi ra xa tầm với của trẻ.

Để lấy được món đồ chơi mà trẻ thích thì trẻ phải với, trườn, bò. Để cách dạy trẻ chậm biết đi này đạt kết quả, tốt nhất cha mẹ không nên để đồ chơi xa quá sẽ khiến trẻ nản. Mỗi lần trẻ chạm gần tới đồ chơi, cha mẹ có thể di chuyển đồ chơi ra xa hơn chút nữa, lặp lại khoảng 2 – 3 lần, rồi cho trẻ chạm 1 lần để khiến trẻ hứng thú, tránh để trẻ không chạm được nhiều lần sẽ khiến trẻ nản và từ bỏ.

Tạo không gian để trẻ tập đi

Nên bố trí một khu vực đủ rộng và an toàn để trẻ có thể tập đi, tập bò và vận động. Với cách dạy trẻ chậm biết đi này, cha mẹ có thể bố trí thêm các điểm tựa cho trẻ như thành ghế, bàn hoặc thành giường, tay vịn ở trên tường. Tuy nhiên cần phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Khi đó, trẻ sẽ tự tin hơn trong việc tập đi, nhất là với những trẻ hơi nhút nhát.

Nâng đỡ

Nâng đỡ tức là khi trẻ cố gắng tập một động tác nào đó thì cha mẹ có thể hỗ trợ để giúp trẻ thực hiện thành công và khiến trẻ thấy việc tập vận động là rất thú vị. Nâng đỡ trong cách dạy trẻ chậm biết đi còn giúp trẻ không hoảng sợ khi tập bò, tập đứng hay tập đi. Khi trẻ đứng, cha mẹ có thể nâng nhẹ hai nách của trẻ để trẻ cảm thấy an toàn và đưa chân tập đi.

Song song với việc nâng đỡ, cách dạy trẻ chậm biết đi là cha mẹ cũng cần kích thích bằng cách hướng dẫn cho trẻ, tạo sự chủ động để trẻ làm quen với những động tác mà trẻ chưa từng làm để trẻ cảm thấy thích và muốn thực hiện những động tác đó.

Ở giai đoạn đầu tập đi, cha mẹ cần ở cạnh trẻ, để trẻ tập đi khoảng 1 – 2 bước bằng cách thử thả tay ra, và để trẻ ngã vào lòng, động viên trẻ bằng cách khen ngợi và ôm ấp trẻ vào lòng. Cứ thế, trẻ tập đi từng ngày và đến khi trẻ sẽ tự đi được.

Cho trẻ chơi cùng những trẻ cùng trang lứa khác

Để trẻ chơi cùng với những trẻ có khả năng phát triển vận động tương tự hoặc hơn trẻ sẽ bị lôi cuốn và kích thích trẻ làm theo. Đây cũng là một trong những cách dạy trẻ chậm biết đi. Tuy nhiên, cần tránh để trẻ vào nhóm chênh lệch sự vận động vì có thể không có tác dụng kích thích trẻ.

Trẻ chậm biết đi
Cha mẹ có thể đỡ nách của bé và cùng bé tập đi để bé cảm thấy an toàn và thích thú tập đi

Cha mẹ nên theo dõi kỹ năng vận động của trẻ để xem trẻ có tốt hơn không, có sự tiến bộ không. Nếu sau một khoảng thời gian trẻ không có sự tiến bộ về khả năng vận động, mẹ nên đưa bé đến gặp Bác sĩ để được can thiệp điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: 4 sữa cao năng lượng cho bé tốt nhất 2024 cho con bị biếng ăn, chậm tăng cân

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Trẻ chậm biết đi – 5+ Giải pháp vàng cho cha mẹ

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Vũ Phước Lộc

Vũ Phước Lộc

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Thông tin liên hệ

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5