Trẻ chậm mọc răng – 3+ Điều bố mẹ cần lưu ý

Trẻ chậm mọc răng là như thế nào, nguyên nhân trẻ chậm mọc răng là gì, trẻ chậm mọc răng có sao không, trẻ chậm mọc răng có phải do thiếu canxi không, cần bổ sung thuốc gì và quan niệm trẻ chậm mọc răng cha mẹ dễ làm ăn đúng hay sai? Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên vào khoảng tháng tuổi thứ 6 và cơ bản mọc đầy đủ vào khoảng 2 tuổi. Đây là một sự kiện đánh dấu sự chuyển biến của trẻ từ giai đoạn bú sữa sang giai đoạn ăn dặm hoặc các loại thức ăn đặc hơn.

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có lịch trình mọc răng đều như vậy. Ở mỗi trẻ tiến trình mọc răng hoàn toàn khác nhau, có những trẻ răng mọc rất sớm nhưng cũng có những trẻ đã hơn 1 tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng. 

Tình trạng trẻ chậm mọc răng không chỉ xảy ra ở những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng mà còn thấy ở những trẻ có thể chất phát triển bình thường và điều này đã khiến cho không ít bậc cha mẹ lo lắng vì không biết bé chậm mọc răng có sao không.

trẻ chậm mọc răng
Trẻ chậm mọc răng có sao không?

Trẻ chậm mọc răng là thế nào?

Theo tiêu chuẩn chung, thứ tự mọc răng của trẻ sẽ diễn ra theo tiến trình như sau:

  • 4 răng cửa của hàm trên và hàm dưới sẽ mọc khi trẻ được 6 – 8 tháng tuổi.
  • 4 răng cửa bên sẽ mọc khi trẻ được 7 – 10 tháng tuổi.
  • 4 răng hàm đầu tiên sẽ mọc khi trẻ được 12 – 16 tháng tuổi.
  • 4 răng nanh sẽ mọc khi trẻ được 14 – 20 tháng tuổi.
  • 4 răng hàm thứ 2 sẽ mọc khi trẻ được 20 – 30 tháng tuổi.

Tổng số răng sữa là 20 răng. Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 đến 12 tuổi. Răng khôn thì mọc muộn hơn hẳn, khoảng sau 17 tuổi.

Theo đó, với những trường hợp trẻ đã được 10-12 tháng mà vẫn chưa mọc răng thì được xem là trẻ chậm mọc răng.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến việc mọc răng của trẻ. Nếu trẻ chậm mọc răng nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì việc mọc răng chậm là do yếu tố về sinh lý cơ thể của trẻ.

Ngược lại, nếu trẻ chậm mọc răng sữa kèm theo đó là các dấu hiệu khác như: chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, trẻ thiếu linh hoạt,… thì cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ khám và tư vấn để có được cách xử lý tốt nhất.

trẻ chậm mọc răng
Trẻ chậm mọc răng khi 10 – 12 tháng chưa mọc răng

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng là gì?

Trẻ bị chậm mọc răng có phải thiếu canxi không là câu hỏi của nhiều cha mẹ. Thực tế việc trẻ chậm mọc răng có thể do rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan gây nên, xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ có được những cách khắc phục cũng như cải thiện được tình trạng của trẻ.

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người từng chậm mọc răng thì có thể tình trạng bé mọc răng chậm là do đang nhận di truyền từ các thế hệ trước.
  • Trẻ sinh non: Những trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng, thiếu cân thường sẽ có khả năng mọc răng chậm so với những trẻ sinh đủ tháng, đủ cân nặng.
  • Bệnh lý khoang miệng: Nếu trẻ bị viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng sẽ làm lợi bị tổn thương, có thể dẫn tới tình trạng mọc răng chậm ở trẻ.
  • Còi xương: Khi trẻ bị còi xương tức là trẻ đang thiếu lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể. Việc thiếu Vitamin D sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hấp thụ Canxi, khiến răng mọc chậm.
  • Suy giảm hoạt động tuyến giáp: Suy tuyến giáp có thể gây mọc răng chậm ở trẻ kèm theo chậm đi, chậm nói, thừa cân,….
  • Thiếu canxi và vitamin D: Thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể không thể sử dụng canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng. Khi trẻ bị thiếu canxi sẽ khiến cho các mầm răng kém phát triển nên không thể nhú dài ra được.
  • Hấp thụ quá nhiều phospho: ​Quá nhiều Photpho ngăn cản quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể. Vì thế trẻ thừa Photpho sẽ bị thiếu Canxi khiến mầm răng lâu nhú lên khỏi nướu.
  • Một số căn bệnh ở trẻ: Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ mắc hội chứng Down hay bệnh không có mầm răng bẩm sinh, khiến trẻ chậm mọc răng hoặc không mọc răng.

Trẻ chậm mọc răng có ảnh hưởng gì không?

Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ chậm mọc răng vì mọc răng chậm không gây nguy hiểm cho con, và cũng không nên so sánh với các trẻ khác vì thời gian mọc răng của mỗi trẻ không giống nhau. Thường thì, trẻ bị thiếu canxi sẽ chậm mọc răng hơn các trẻ khác, nhưng mọc răng sớm không có nghĩa là đủ canxi. Có trẻ 4 tháng đã mọc răng, có trẻ lại muộn hơn tới 9-10 tháng. Tuỳ từng trẻ mà bộ răng sữa mọc xong lúc 2 hay 3 tuổi với đầy đủ 20 răng.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên coi thường việc mọc răng chậm ở trẻ, vì nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng không tốt về sau như:

  • Răng vĩnh viễn mọc lệch hoặc mọc chậm do răng sữa mọc quá chậm.
  • Bộ răng vĩnh viễn xuất hiện cùng lúc với răng sữa mọc chậm, tạo thành “hàm răng đôi”, trường hợp hiếm có thể xảy ra là răng vĩnh viễn sẽ mọc trước răng sữa. Hệ quả là răng sữa và răng vĩnh viễn tồn tại song song khiến cho bé có hai hàm răng.
  • Viêm quanh thân răng do răng vẫn nằm dưới bề mặt nướu.
  • Sâu răng: ngay khi răng còn ở dưới nướu, vi khuẩn gây sâu răng vẫn có thể phát triển. Tình trạng này có thể lây lan, khiến cho trẻ bị sâu răng nhiều chiếc cùng lúc.

Trẻ chậm mọc răng phải làm sao?

Trẻ chậm mọc răng nên ăn gì?

Với trẻ chậm mọc răng, cha mẹ cần chú ý gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo,… Nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi hoặc bạn có thể ép lấy nước cho bé uống hoặc xay cả bã và cho bé dùng. Nên tập cho bé ăn uống theo thời gian biểu và tránh ăn vặt. Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ… và nhất là nước khoáng bởi có thể làm giảm hấp thu canxi. Ngoài ra, nên để bé ngủ đủ giấc và khuyến khích bé vận động cũng là biện pháp kích thích bé ăn ngon miệng, tránh suy dinh dưỡng. Bé cần bổ sung lượng sữa từ 500 – 800ml mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé dùng thêm sữa chua hoặc phô mai. Cần bổ sung thêm vitamin D và canxi cho trẻ qua thực phẩm hàng ngày, nếu sử dụng dưới dạng thuốc thì phải được sự hướng dẫn của bác sĩ.

trẻ chậm mọc răng
Trẻ chậm mọc răng nên ăn gì?

Trẻ chậm mọc răng uống thuốc gì?

Như đã nói trên, thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng. Do đó, mẹ có thể cho trẻ dùng thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi để bé hấp thụ được canxi một cách đầy đủ nhất.

Mẹ nên lựa chọn dạng thực phẩm chức năng có chứa Canxi nano, kẽm, vitamin D3 và MK7. Trong đó, vitamin D3 và MK7 là 2 chất dẫn truyền canxi từ ruột vào máu và từ máu vào đến xương. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ.

Trẻ chậm mọc răng bố mẹ dễ làm ăn có đúng không?

Quan điểm trẻ chậm mọc răng bố mẹ dễ làm ăn là một vấn đề sai lầm mà rất nhiều người tin tưởng. Việc làm ăn của bố mẹ có thành công hay thất bại không liên quan đến việc mọc răng nhanh hay chậm của con mà đây là yếu tố tự nhiên. Nếu tin tưởng vào đều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hạnh phúc gia đình và tâm lý của đứa trẻ khi lớn lên.

Theo các chuyên gia nha khoa thì việc trẻ mọc răng chậm không ảnh hưởng đến bất kỳ ai trong gia đình, nhất là về kinh tế. Và trẻ mọc răng sớm có thể do cơ địa của trẻ khỏe mạnh, do cung cấp quá nhiều dưỡng chất cho trẻ khiến cho cơ thể kích thích răng mọc sớm.

Răng mọc sớm không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé hay gia đình. Nếu biết cách chăm sóc răng miệng tốt cho bé thì đây lại là những điều tốt. Bởi vì khi bé mọc răng sớm thì sẽ giúp bé ăn dặm được sớm hơn, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng hơn so với những bé mọc răng đúng thời gian hoặc muộn.

Hi vọng rằng với những thông tin trên, cha mẹ đã hiểu rõ hơn về vấn đề chậm mọc răng ở trẻ cũng như cách chăm sóc trẻ đúng cách. Chậm mọc răng ở trẻ không nguy hiểm, nhưng để tránh nguy cơ biến chứng xấu về sau, cha mẹ nên cho trẻ tới gặp nha sĩ khi quá 12 tháng mà trẻ chưa mọc răng nào để được tư vấn cụ thể và có cách xử lý đúng.

Xem thêm: Các bài viết khác về Trẻ chậm mọc răng

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

 

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
  •  Chi nhánh 1: 374 Ấp Bắc, Phường 5, Tp Mỹ Tho, Tiền Giang

Hotline: 0888.844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition