Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì để mọc răng nhanh hơn

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm mọc răng ra sao? Cách chăm sóc trẻ chặm mọc răng như thế nào? Cùng H&H Nutrition theo dõi bài viết sau đây nhé.

Quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì

Đối với trẻ nhỏ, thông thường, những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu nhú lên khi được 6-12 tháng tuổi. Song, một số trẻ có thể mọc răng sớm hơn, khi nhìn thấy những chiếc răng đầu tiên khỏi nướu vào lúc 4-7 tháng tuổi.

Quá trình mọc răng của trẻ có thể bắt đầu sớm nhất là khoảng 3 tháng tuổi. Nhưng một số trẻ cũng phải đến 12 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng. Và đến khi trẻ được 1 tuổi mà vẫn chưa mọc răng hay những chiếc răng sữa còn lại chưa mọc hết trước 4 tuổi, thì rất có thể là trẻ đang gặp phải tình trạng răng mọc chậm.

Theo đó, việc theo dõi thứ tự các răng được mọc của trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh quan sát tốt hơn:

  • Răng đầu tiên mọc vào khoảng 6-10 tháng tuổi là 2 chiếc răng cửa hàm dưới.
  • Tiếp đến là 2 chiếc răng cửa hàm trên vào khoảng 8-12 tháng tuổi.
  • Trẻ được 9-13 tháng tuổi,  2 chiếc răng cửa phía trên của trẻ sẽ mọc và hàm trên của trẻ đã có 4 chiếc răng cửa.
  • Tiếp đến là 2 chiếc răng cửa dưới, hai răng này mọc khi trẻ được 10-16 tháng tuổi.
  • Hai răng hàm trên xuất hiện khi trẻ được 13-19 tháng tuổi.
  • Hai răng hàm dưới mọc khi trẻ ở vào khoảng 14-18 tháng tuổi và 2 chiếc răng này mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên.
  • Trẻ khoảng 16-22 tháng tuổi thì 2 chiếc răng nanh hàm trên được mọc
  • Đến 17-23 tháng tuổi, 2 răng nanh hàm dưới của trẻ bắt đầu mọc.
  • Hai răng hàm phía dưới tiếp theo được mọc khi trẻ được khoảng 23-31 tháng tuổi.
  • Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc khi bé ở khoảng 25-33 tháng tuổi. Đây cũng là 2 chiếc răng sữa cuối cùng trong quá trình mọc răng của trẻ.

Và đến khoảng 3 tuổi, trẻ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa trên cả hàm trên và hàm dưới.

Nguyên nhân khiến bé bị chậm mọc răng

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ mọc răng chậm mà các bậc cha mẹ nên lưu ý. Bởi tìm hiểu nguyên nhân kỹ sẽ giúp các bậc phụ huynh có các biện pháp cải thiện và khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng được chia thành nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan

  • Yếu tố di truyền: nếu như trẻ bị tình răng mọc chậm hãy xem lại tiểu sử gia đình xem có ai gặp vấn đề này không. Bởi có thể di truyền từ thế hệ trước.
  • Do thời điểm sinh: Những trẻ sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân thường có quá trình mọc răng chậm hơn so với các trẻ sinh đủ ngày, đủ tháng, khỏe mạnh.
  • Nhiễm khuẩn khoang miệng: nếu như trẻ bị mắc bệnh lý viêm lợi hay nhiễm khuẩn khoang miệng thì cũng khiến trẻ gặp tình trạng răng mọc chậm. Bởi vi khuẩn, nấm gây hại phát triển khiến cho lợi, nướu răng bị tổn thương. Các mẹ có thể quan sát khoang miệng, nướu của trẻ có vấn đề không để kịp thời điều trị. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn khoang miệng thì khoang miệng có mùi hôi, trẻ đau nên hay quấy khóc.

Nguyên nhân chủ quan

  • Suy giảm tuyến giáp: có thể khiến răng chậm mọc ở trẻ. Ngoài ra, khi bị suy tuyến giáp cũng khiến trẻ chậm đi, chậm nói và thừa cân ở trẻ. Tình trạng này nên đưa trẻ đi thăm khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Thiếu vitamin D: thiếu vitamin này sẽ khiến cơ thể không thể sử dụng canxi trong xây dựng cấu trúc xương và răng. Do đó, cản trở quá trình mọc răng của trẻ nhỏ.
  • Thiếu canxi: khi trẻ bị thiếu canxi sẽ khiến cho các mầm răng kém phát triển nên không thể nhú dài ra được khỏi nướu. Sữa chính là nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho trẻ. Trong 6 tháng đầu, trẻ bú sữa mẹ nếu mẹ kiêng khem quá mức có thể khiến sữa thiếu canxi cho trẻ. Ngoài ra, nếu dinh dưỡng không hợp lý khiến cơ thể trẻ hấp thu quá nhiều photpho cũng có thể khiến hàm lượng canxi bị sụt giảm.
  • Do thiếu MK7: MK7 là một loại vitamin K2 giữ chức năng chính là vận chuyển canxi ở máu vào xương và răng để giúp xương răng chắc khỏe. Với một số trẻ dù bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi nhưng lại thiếu MK7 thì hiệu quả chỉ đạt khoảng 30% nên vẫn gây nên tình trạng răng mọc chậm.
  • Suy dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng kém khiến trẻ suy dinh dưỡng, kém phát triển, không tạo đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động của các cơ quan. Do đó, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
  • Trẻ mắc một số bệnh lý: trẻ mắc hội chứng Down hay các vấn đề liên quan đến tuyến yên cũng cản trở quá trình mọc răng.

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?

Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì

Các bậc phụ huynh có thể cải thiện tình trạng chậm mọc răng cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Vậy trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì?

  • Các thực phẩm giàu canxi: canxi là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng. Do đó, trẻ trong độ tuổi mọc răng cần phải được bổ sung canxi đầy đủ. Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,… có hàm lượng canxi và dưỡng chất cao. Ngoài ra, một số thực phẩm giàu canxi nữa là: tôm, cua, ốc, hàu, đậu tương, các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn, cần tây, rau chân vịt, cải thìa,…
  • Các thực phẩm giàu vitamin D: vitamin D giúp canxi và photpho hấp thu vào cơ thể tốt để quá trình hình thành xương răng chắc khỏe. Vitamin D tự nhiên có trong ánh nắng mặt trời nên phụ huynh cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn với khung giờ hợp lý. Đồng thời, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như: gan cá, cá, trứng, sữa,…
  • Thực phẩm giàu magie:  vi chất magie tạo ra môi trường kiềm giúp cơ thể hấp thu vitamin D và trao đổi canxi tốt hơn. Vì thế, trong độ tuổi mọc răng, nên cho trẻ bổ sung các thực phẩm giàu magie như: cá, tôm, cua, ghẹ, các loại rau xanh, các loại hạt, đậu đỗ,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: vitamin C giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp collagen, ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế các bệnh về nhiễm khuẩn. Nếu thiếu vitamin C có thể khiến trẻ mắc bệnh scorbut, viêm loét nướu,  nướu răng bị xốp, dễ chảy máu chân răng. Đồng thời, cũng gia tăng nguy cơ sún và rụng răng cao. Các thực phẩm giàu vitamin C thường đến từ các loại rau và hoa quả: cam, quýt, bưởi, dâu, súp lơ, cà chua,…
  • Thực phẩm giàu vitamin A: vitamin A có tác dụng đảm bảo răng miệng, thúc đẩy sự phát triển của xương, cải thiện miễn dịch, tăng đề kháng, bảo vệ mắt. Trẻ trong quá trình mọc răng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như trứng, gan, sữa, các loại rau màu xanh đậm, các loại rau củ quả màu đỏ, vàng,…
  • Thực phẩm giàu chất béo: chất béo hỗ trợ tốt cho quá trình mọc răng sữa của trẻ. Đồng thời, còn giúp bé khỏe mạnh để răng mọc nhanh hơn. Thực phẩm giàu chất béo: các loài cá béo, quả bơ, các loại hạt,…

Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nên bổ sung cho trẻ đa dạng các loại rau củ quả, các loại đậu, hạt,…

Trẻ mọc răng chậm không nên ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn tốt cho quá trình mọc răng, các bậc cha mẹ nên hạn chế cho trẻ bổ sung các thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm giàu đường: bởi đường là chất gây nên các tác nhân gây hại răng miệng cho trẻ.  Các chất trong đường sinh acid sẽ tấn công và phá hủy răng nướu vẫn còn nhạy cảm của trẻ. Do đó, hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo, nước ngọt,…
  • Thực phẩm quá nóng hay quá lạnh: trong quá trình mọc răng, răng nướu của trẻ nhạy cảm, do đó, hạn chế cho trẻ ăn kem và ăn đồ quá nóng, quá lạnh.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ chậm mọc răng

Để cải thiện tốt quá trình, các bậc cha mẹ nên lưu ý một số điều sau trong chăm sóc trẻ chậm mọc răng:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng của trẻ để bổ sung khoáng chất, vi chất đúng lượng.
  • Cân đối các dưỡng chất trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
  • Hạn chế các thực phẩm giàu đường, acid, đồ quá nóng, quá lạnh
  • Nếu trẻ có bệnh lý nên thăm khám và can thiệp điều trị sớm
  • Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày cho trẻ, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo,…
  • Nên cho bé bổ sung các loại hoa quả tươi
  • Cho bé ngủ đủ giấc, khuyến khích trẻ vui chơi, vận động
  • Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau củ…
  • Cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng, trong khung giờ trước 9 giờ sáng, trong khoảng 15-20 phút.
  • Khi chọn sữa cho trẻ nên xem kỹ thành phần, hàm lượng của canxi, photpho, vitamin D, MK7.

Qua những thông tin về trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì, hy vọng các bậc phụ huynh nắm nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng răng mọc chậm. Từ đó, có kinh nghiệm chăm sóc, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ đúng và phù hợp nhất.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition