Trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ và 5+ Mẹo đối phó dành cho mẹ

Các bậc phụ huynh đang “đau đầu” vì trẻ đổ nhiều mồ hôi khi ngủ. Đây có phải là tình trạng nguy hiểm ở trẻ nhỏ? Các bố mẹ đừng quá lo lắng vì đã có những giải pháp kiểm soát tình trạng trên trong bài viết dưới đây của H&H Nutrition chúng tôi nhé.

trẻ đổ mồ hôi khi ngủ
Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ

Bất kỳ sự khó chịu nào của trẻ xảy ra trong lúc ngủ cũng sẽ làm các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Sẽ như thế nào nếu bố mẹ thức dậy và thấy trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ? Đó có phải là tình trạng đáng lo ngại? Các mẹ muốn biết liệu trẻ đổ mồ hôi nhiều khi ngủ vào ban đêm là bình thường hay không?

Xem thêm:

Đổ mồ hôi đêm ở trẻ

Đổ mồ hôi đêm xảy ra khi trẻ ra mồ hôi quá nhiều vào ban đêm lúc trẻ đang ngủ. Tình trạng này bình thường hay gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ của bạn đổ mồ hôi quá nhiều trong lúc ngủ thì đó có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe mà trẻ đang mắc phải. Và tình trạng này không được bỏ qua, đặc biệt là khi nó kéo dài.

trẻ đổ mồ hôi khi ngủ
Trẻ đổ nhiều mồ hôi khi ngủ

Tại sao con tôi lại ra mồ hôi khi ngủ?

Dưới đây là một số lý do vì sao trẻ của bạn hay ra mồ hôi khi ngủ:

  • Khóc hay quấy khóc: Khóc có thể làm trẻ mất nhiều năng lượng. Nếu em bé của bạn hay quấy khóc hoặc khóc trong một thời gian dài, trẻ có thể ra nhiều mồ hôi và đỏ mặt. Nếu đây là nguyên nhân, việc đổ mồ hôi khi ngủ ở trẻ chỉ là tạm thời và tất cả sẽ trở lại bình thường khi trẻ hết khóc và bình tĩnh trở lại.
  • Trẻ được giữ ấm quá kỹ: Bố mẹ thường giữ ấm cho trẻ trong các lớp quần áo hoặc đắp thêm chăn để đảm bảo trẻ không bị lạnh. Đây là việc làm rất tốt. Tuy nhiên, nếu trẻ được giữ ấm quá kỹ, cơ thể trẻ có thể bị nóng, khó chịu và đổ mồ hôi khi ngủ. Trong trường hợp này, trẻ của bạn có thể cảm thấy nóng khắp người. Bạn có thể nhận thấy mồ hôi ở bất cứ đâu trên cơ thể trẻ.
trẻ đổ mồ hôi khi ngủ
Trẻ quấy khóc
  • Giấc ngủ sâu: Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian cả ngày lẫn đêm để ngủ, trong những lúc trẻ  ngủ, chúng sẽ di chuyển qua các chu kỳ ngủ khác nhau, bao gồm cả giấc ngủ rất sâu. Trong giấc ngủ sâu, một số trẻ có thể đổ mồ hôi quá mức và thức dậy ướt đẫm mồ hôi. Đây là tình trạng khá phổ biến và thường không gây lo ngại.
  • Cảm lạnh, sốt hoặc nhiễm trùng: Nếu trẻ đột ngột ra nhiều mồ hôi hơn so với bình thường, chúng có thể bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm trùng. Sốt là một dấu hiệu nhiễm trùng, vì vậy hãy đo nhiệt độ cho trẻ.
trẻ đổ mồ hôi khi ngủ
Trẻ sốt cũng là nguyên nhân gây đổ mồ hôi ở trẻ
  • Ngưng thở khi ngủ: ngưng thở khi ngủ là tình trạng tạm dừng từ 20 giây trở lên giữa các lần thở trong khi ngủ. Nó rất hiếm ở trẻ sơ sinh nhưng vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là ở những tháng đầu sau khi sinh. Nếu các mẹ nghi ngờ trẻ bị ngưng thở khi ngủ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để đánh giá. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm:
    • Ngáy
    • Thở hổn hển
    • Há miệng khi ngủ
  • Hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis): hội chứng tăng tiết mồ hôi là một tình trạng gây ra mồ hôi quá nhiều, ngay cả khi nhiệt độ mát mẻ. Hội chứng tăng tiết mồ hôi cục bộ có thể xảy ra trên một số bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay, nách hoặc bàn chân – hoặc một vài trong số các bộ phận này cùng một lúc. Ngoài ra còn có một dạng khác hội chứng tăng tiết mồ hôi, được gọi là hội chứng tăng tiết mồ hôi nói chung, có thể ảnh hưởng đến các khu vực lớn của cơ thể. Nó hiếm gặp nhưng không nghiêm trọng. Tình trạng này thường duy trì đến khi trẻ lớn lên.
  • Bệnh tim bẩm sinh: trẻ bị bệnh tim bẩm sinh gần như lúc nào cũng ra mồ hôi vì cơ thể cần làm việc nhiều hơn để bơm máu trong cơ thể. Các trẻ bị bệnh tim bẩm sinh sẽ khó ăn hơn so với trẻ bình thường và bắt đầu đổ mồ hôi khi cố gắng ăn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm trẻ da xanh xao kèm thở nhanh, nông.
  • Một lý do khác khiến trẻ tăng tiết mồ hôi là do môi trường xung quanh trẻ quá nóng. Bố mẹ cần lưu ý và làm mát cho trẻ, chẳng hạn cởi bớt quần áo và làm giảm nhiệt độ trong phòng trẻ.

Một số mẹo để đối phó khi trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ

trẻ đổ mồ hôi khi ngủ
Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu tình trạng đổ mồ hôi đêm kéo dài

Khi các phụ huynh nhận thấy cơ thể con của bạn ướt đẫm mồ hôi, điều đầu tiên cần làm là xem liệu bố mẹ có thể làm gì để điều chỉnh môi trường xung quanh sao cho trẻ được thoải mái hơn. Nếu những thay đổi đó không cải thiện tình trạng của trẻ, bạn có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Dưới đây là một số điều cần kiểm tra và xem xét:

  • Cần bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ: vì khi thiếu vitamin D trẻ thường bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ cần phải bổ sung vitamin D với hàm lượng 400UI/ngày cho đến khi trẻ 12 tháng tuổi và có thể lâu hơn đối với những đối tượng có nguy cơ.
  • Tìm và khắc phục nguyên nhân trẻ bị đổ nhiều mồ hôi khi ngủ: nếu trẻ của bạn khóc rất nhiều và đã đổ mồ hôi, hãy dành thời gian để tìm ra những nguyên nhân và giúp trẻ, và xem liệu sau đó mồ hôi có ra nhiều nữa không. Mặc dù nguyên nhân khiến trẻ khóc có thể là do trẻ nóng, nhưng có thể có những lý do khác như trẻ đói, trẻ cần thay tã hoặc chỉ muốn bố mẹ bế chúng.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng: điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ để tránh gây nóng và khó chịu ở trẻ, nhiệt độ phòng an toàn và thích hợp cho trẻ nên duy trì trên 26°C và độ ẩm từ 40-60%.
  • Cởi bớt quần áo tránh gây nóng bức cho trẻ: mặc quần áo cho trẻ nhẹ nhàng, thoáng khí vào mùa hè. Loại bỏ bớt các lớp quần áo khi không cần thiết. Đảm bảo giữ ấm cơ thể trẻ khi vào mùa đông.
  • Cảnh giác với sốt và các triệu chứng khác: nếu bố mẹ đã thực hiện các bước để điều chỉnh nhiệt độ và loại bỏ bớt các lớp quần áo cho trẻ nhưng chúng vẫn còn mồ hôi, chúng có thể bị sốt. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ dao động từ 36.5-37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên 38°C.
  • Ngoài ra, nếu bố mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài việc đổ mồ hôi khi ngủ, hãy đưa trẻ đến khám Bác sĩ:
    • Thở hổn hển hoặc thở khò khè trong khi ngủ
    • Tạm dừng dài giữa hơi thở trong khi ngủ
    • Không tăng cân bình thường
    • Vấn đề ăn uống
    • Ngáy
    • Nghiến răng

Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ là tình trạng phổ biến hay gặp ở trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm những dấu hiệu khác như sốt, ho kéo dài, trẻ chậm phát triển, trẻ chậm biết đi,… bố mẹ nên cho trẻ đến gặp các Bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Ngoài việc tìm nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi ở trẻ khi ngủ, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Vì chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp sẽ nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cho trẻ, giúp cơ thể khỏe mạnh. Hãy liên hệ với các Chuyên gia dinh dưỡng và Bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn hợp lý.

Xem thêm: Các bài viết khác về Trẻ đổ mồ hôi

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 0888.844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition