Trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm – 5+ Điều cha mẹ nên làm

Trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm là một tình trạng thường gặp và khiến các bố mẹ lo lắng. Vậy trẻ đổ mồ hôi ban đêm là sinh lý bình thường hay một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý? Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu những thông tin về trẻ đổ mồ hôi ban đêm nhé.

Trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm là một tình trạng phổ biến hiện nay dù thời tiết không nóng bức hay trẻ không vận động nhiều cơ thể trẻ vẫn bị đổ mồ hôi ban đêm. Đây được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đó cũng là bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, bố mẹ cần hiểu rõ vấn đề và biết cách xử lý cho con mình.

Đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ là gì?

Trẻ hay đổ mồ hôi ban đêm nhiều nhất ở những vùng có nhiều tuyến mồ hôi như lưng, trán, vùng dưới cánh tay, lòng bàn tay, bàn chân và háng. Trẻ hay ra mồ hôi ban đêm khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ sâu. Hiện tượng này có thể khiến trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, bị giật mình và hay quấy khóc nhiều vào ban đêm. Trẻ hay đổ mồ hôi ban đêm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý.

trẻ đổ mồ hôi ban đêm
Trẻ đổ mồ hôi ban đêm ảnh hưởng đến sức khỏe

Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi ban đêm

Yếu tố sinh lý

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh đang trong quá trình tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Do đó, quá trình trao đổi chất ở trẻ cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Khi cơ thể chuyển hóa năng lượng, thân nhiệt của trẻ sẽ tăng lên cao hơn mức bình thường, dẫn đến tình trạng trẻ hay đổ mồ hôi ban đêm.

Bên cạnh đó, hệ thống điều chỉnh thân nhiệt của trẻ vẫn còn non nớt. Trẻ hay ra mồ hôi ban đêm để tự cân bằng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi ở trẻ khá cao so với kích thước cơ thể, nên cũng sẽ khiến trẻ hay đổ mồ hôi ban đêm nhiều hơn người lớn.

Do hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển toàn diện: ở trẻ sơ sinh, hệ thần kinh vẫn chưa có sự hoàn thiện và phát triển hoàn toàn nên không thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của trẻ giống như người lớn. Do vậy mà gây ra hiện tượng trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm.

Yếu tố bệnh lý

  • Bệnh về tim mạch: trẻ hay đổ mồ hôi bất thường vào ban đêm có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh về tim mạch hay tim bẩm sinh. Đặc biệt, nếu trẻ có các dấu hiệu kèm theo như: sốt, khó thở, ớn lạnh,… thì có thể trẻ đã bị mắc bệnh viêm màng tim rất nguy hiểm.
  • Chứng ngưng thở trong khi ngủ: khi mắc chứng bệnh này, trẻ thường có dấu hiệu ngáy nhiều, tiếng ngáy to, đổ nhiều mồ hôi lúc ngủ. Nguyên nhân là do những bất thường ở đường khí quản làm cản trở hệ hô hấp của trẻ. Nếu không được phát hiện kịp thời, chứng bệnh này có thể dẫn đến đột tử.
  • Chứng tăng tiết mồ hôi: nguyên nhân của chứng bệnh này là bộ phận cảm biến thân nhiệt của trẻ gặp vấn đề, làm mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Đây không phải là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng có thể khiến bé thấy khó chịu và dễ bị cảm lạnh. Khi thấy trẻ đổ mồ hôi ban đêm nhiều, ba mẹ nên lau người bằng nước ấm và thay quần áo cho trẻ. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài, bố mẹ cần cho trẻ gặp bác sĩ để được thăm khám.
  • Bệnh còi xương: nếu trẻ hay đổ mồ hôi ban đêm kèm theo những biểu hiện như: xương đầu to, chân vòng kiềng, ngực nhô mình gà,… rất có thể trẻ đã bị mắc bệnh còi xương.
  • Lao sơ nhiễm: với bệnh lao sơ nhiễm trẻ sẽ có biểu hiện đổ mồ hôi ban đêm kết hợp với ho kéo dài, ăn uống kém,…

Dấu hiệu nhận biết trẻ đổ mồ hôi ban đêm

trẻ đổ mồ hôi ban đêm
Nhận biết trẻ đổ mồ hôi ban đêm

Do sự trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh hơn ở người lớn nên có hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm là sinh lý bình thường.

Tuy nhiên các mẹ cần chú ý một số trường hợp trẻ đổ mô hôi ban đêm nhưng không phải do thời tiết, môi trường. Đặc biệt khi bú mẹ hoặc khi ngủ trẻ đổ mồ hôi rất nhiều. Bên cạnh đó trẻ còn có các biểu hiện như ăn uống kém, đầu xương to, ngực nhô ra mồ hôi nhiều ở vùng lưng trán nách, bàn tay, bàn chân thì các mẹ chú ý đây không phải ra đổ mồ hôi sinh lý nữa mà trẻ cần được khám và tư vấn dinh dưỡng bởi các chuyên gia.

Cách khắc phục khi trẻ đổ mồ hôi ban đêm

  • Bổ sung vitamin D bằng đường uống với hàm lượng 400UI/ngày vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cho đến khi trẻ 12 tháng tuổi và có thể lâu hơn trên những đối tượng nguy cơ.
  • Giữ cho cơ thể của trẻ luôn mát mẻ, phòng ngủ rộng rãi, thoáng đãng.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ hàng hàng và bổ sung nước đầy đủ.
  • Không để trẻ bị sợ hãi khi ngủ và trước khi ngủ thì không ăn quá no.
  • Nếu khi ngủ trẻ đổ mồ hôi nhiều vùng đầu và lưng thì nên dùng khăn mềm để lau mồ hôi để giúp trẻ tránh hiện tượng cảm lạnh.
  • Cho trẻ sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều loại rau củ quả có tính mát, ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng.
  • Khi phát hiện trẻ hay đổ mồ hôi ban đêm một cách bất thường, kèm theo những biểu hiện bệnh lý như sốt, ho kéo dài, khó thở, ngáy to, chậm tăng cân, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi,… các bậc cha mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn điều trị
trẻ đổ mồ hôi ban đêm
Cần bổ sung đủ chất cho trẻ

Đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ em không phải là hiện tượng xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên để nhận biết được đó là hiện tượng sinh lý bình thường hay là bệnh lý ở trẻ để can thiệp. H&H Nutrition hy vọng với phần kiến thức trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu và can thiệp kịp thời để con trẻ có được sự phát triển tốt nhất.

Xem thêm: Các bài viết khác về Trẻ đổ mồ hôi ban đêm

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 0888.844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC". Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/ Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5 Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition