Trẻ bị thiếu máu – Mẹ phải làm sao?

Thiếu máu là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở hai nhóm đối tượng là trẻ em và phụ nữ mang thai. Gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tinh thần và thể chất của trẻ sau này, đặc biệt nó có thể gây ra rối loạn về tâm thần và vận động. Vậy những nguyên nào dẫn đến tình trạng thiếu máu của trẻ, cha mẹ cần làm gì khi con bị thiếu máu. Chúng ta hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu nhé!

Trẻ thiếu máu - Mẹ nên làm gì?
Trẻ thiếu máu – Mẹ nên làm gì?

Nguyên nhân gì khiến trẻ em bị thiếu máu

Thiếu máu là gì ?

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố hoặc hematocrit dưới mức bình thường so với người cùng tuổi, cùng giới khoẻ mạnh.

  • Trẻ 6 tháng – 5 tuổi: Hb < 110 g/l.
  • Trẻ 5 tuổi -12 tuổi: Hb < 115 g/l.
  • Trẻ 12 tuổi- 15 tuổi: Hb < 120 g/l.

 Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở trẻ em

  • Kém sản sinh hồng cầu.
  • Do thiếu sắt : Cung cấp sắt thiếu, kém hấp thu sắt, mất sắt do quá trình mất máu qua đường tiêu hoá như loét dạ dày tá tràng, giun móc, polyp ruột, viêm túi thừa Mackel, chảy máu mũi mạn tính,..
  •  Do tủy xương giảm sinh hoặc rối loạn quá trình sinh các tế bào máu (suy tủy, rối loạn sinh tủy, bệnh máu ác tính, ung thư di căn).
  • Thiếu  các yếu tố tạo máu: Thiếu Sắt, thiếu Folat, thiếu Vitamin B12 do dinh dưỡng hoặc do bệnh lý đường tiêu hóa…Thiếu Erythropoietin trong bệnh nhân bị bệnh thận đặc biệt là suy thận mạn.
  • Tan máu.
  • Tăng quá trình phá hủy hồng cầu do các nguyên nhân tại hồng cầu (bất thường màng hồng cầu, thiếu enzyme, bệnh Hemoglobin,…) hoặc ngoài hồng cầu (tan máu miễn dịch, nhiễm khuẩn, nhiễm độc,…).
  • Mất máu.
  • Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới.
  • Nhiều trường hợp chảy máu kín khó nhận thấy.

Trẻ bị thiếu máu có những biểu hiện gì?

  •  Trẻ da xanh, lòng bàn tay lòng bàn chân nhợt nhạt, móng tay móng chân có thể có khía dễ gãy.
  • Trẻ mệt mỏi, ít vận động, kém linh hoạt, hay buồn ngủ, phản ứng chậm với tác động bên ngoài.
  • Biếng ăn chậm lớn: Với trẻ nhỏ có thể biểu hiện chậm tăng cân, đứng cân thậm chí sút cân, trẻ lớn có thể giảm tập trung khi học.
  • Viêm teo gai lưỡi, kém hấp thu, sức đề kháng yếu, hay bị rối loạn tiêu hoá, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt nặng có thể dẫn đến hoa mắt chóng mặt, khó thở khi nô đùa, vận động mạnh.
  • Vàng da, nước tiểu sẫm màu.
  • Sơ sinh thiếu sắt thường hay quấy khóc dễ cáu kỉnh.
  • Mạch nhanh, thở nhanh.
  • Xét nghiệm huyết sắc tố giảm, sắt huyết thanh giảm.
Nhận biết trẻ thiếu máu qua lòng bàn tay
Nhận biết trẻ thiếu máu qua lòng bàn tay

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không

Trẻ bị thiếu máu có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tinh thần và thể chất của trẻ sau này, đặc biệt nó có thể gây ra rối loạn về tâm thần vận động.

Tác động lên thể trạng

  • Tình trạng thiếu máu không cung cấp đủ oxy cho cơ thể khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi thiếu năng lượng, lờ đờ, đuối sức, ít hoạt động.
  • Giảm các đáp ứng với các kích thích từ bên ngoài. Trường hợp thiếu máu ở mức độ nặng có thể dẫn đến kiệt sức. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ có thể xảy ra tình trạng chậm tăng cân, chậm phát triển.

Tác động lên hệ thần kinh

  • Thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxy cho cơ thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
    • Mức oxy máu bình thường là khoảng 75 – 100 mmHg.
    • Mức oxy máu dưới 60mmHg cho thấy trẻ đang bị thiếu oxy máu và cần thêm oxy cho cơ thể.
  • Tình trạng thiếu máu có thể khiến trẻ khó thở, thở nhanh nông, thở mệt gắng sức. Não là cơ quan tiêu thụ oxy nhiều nhất trong cơ thể, chiếm tới 20% lượng oxy chúng ta hít vào.
  • Bệnh thiếu máu sẽ khiến não không được nhận đủ oxy, điều này gây ra các tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh với các triệu chứng như: nhức đầu , hoa mắt chóng mặt, ù tai, trẻ mất tập trung học bài, học bài mau quên, khả năng tư duy và nhận thức của trẻ suy giảm.
Trẻ khó tập trung học do thiếu máu
Trẻ khó tập trung học do thiếu máu

Tác động lên hệ tim mạch

  • Khi trẻ bị thiếu máu, tim phải làm việc nhiều hơn để co bóp tống máu đi khắp cơ thể nhằm cung cấp đủ lượng oxy và các chất dinh dưỡng nuôi các cơ quan khác nhau. Tế bào cơ tim cũng cần được máu nuôi dưỡng, do đó tình trạng thiếu máu sẽ gây ra nhiều tác động đối với hệ tim mạch.
  • Tim bị thiếu máu không chỉ gây ra những cơn đau thắt ngực thông thường mà về lâu dài có thể gây suy tim, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.
  • Suy tim: Cơ tim khi làm việc quá nhiều sẽ làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả đến các cơ quan trong cơ thể. Tim dần suy yếu và có thể xuất hiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, ho.
  • Rối loạn nhịp tim: Cơ tim bị thiếu máu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, làm nhịp tim đập bất thường, về lâu dài sẽ làm tim suy yếu, có thể đe dọa tính mạng.
  • Nhồi máu cơ tim: Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất và cũng hiếm gặp ở trẻ. Tình trạng thiếu máu và oxy đến nuôi dưỡng có thể gây hoại tử một phần cơ tim. Tình trạng có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tác động lên hệ hô hấp

  • Thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxy cho cơ thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
  • Mức oxy máu bình thường là khoảng 75 – 100 mmHg. Nếu mức oxy máu dưới 60mmHg cho thấy trẻ đang bị thiếu oxy máu và cần thêm oxy cho cơ thể. Tình trạng thiếu máu có thể khiến trẻ khó thở, thở nhanh nông, thở mệt gắng sức

Giải pháp dinh dưỡng phòng ngừa thiếu máu cho trẻ

  • Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt bò, hải sản, các loại đậu, rau lá màu xanh đậm,…..Bên cạnh đó là các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, chuối, xoài,….
  • Chia nhỏ bữa ăn, sử dụng dầu ăn trong khẩu phần ăn của trẻ để trẻ hấp thu được các vitamin tan trong dầu như vitamin C để giúp tăng khả năng hấp thu sắt.
Dinh dưỡng cho trẻ bị thiếu máu
Dinh dưỡng cho trẻ bị thiếu máu
  • Để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, mẹ cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và càng kéo dài càng tốt.
  • Người mẹ cần ăn uống đủ chất cả trong thời kỳ mang thai và cho con bú, đặc biệt là uống thuốc sắt bổ sung ít nhất 3 – 6 tháng sau sinh.
  • Cho trẻ ăn chín uống sôi tránh các bệnh đường ruột từ đó tăng khả năng hấp thu các vi chất và sắt cho cơ thể.
  • Cho trẻ ăn bổ sung đúng tuổi, đủ thành phần các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày tăng cường các loại thực phẩm giầu sắt như: gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, tôm, cá, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh, quả chín.
  • Tăng cường các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống, để hỗ trợ hấp thu sắt.
  • Tẩy giun định kì cho trẻ 6 tháng / lần khi trẻ từ 2 tuổi trở lên và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Bổ sung các chế phẩm từ sắt , viên sắt uống bổ sung.
  • Khi trẻ đã bị thiếu máu chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ bên cạnh chế độ ăn phải cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Bổ sung sắt cho trẻ bằng cách nào, Giải pháp dinh dưỡng cho trẻ bị thiếu máu 

Trên đây là một số chia sẻ của H&H Nutrition. Chúng tôi hi vọng với các thông tin trên có thể giúp các mẹ có thêm kiến thức hiểu biết về bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ từ đó có thể phòng tránh và chăm sóc các bé phát triển một cách toàn diện.

Xem thêm: Chuyên gia nói gì về dinh dưỡng ở trẻ em

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống Store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn trong đó có trẻ biếng ăn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition