Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để phát triển toàn diện?

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì là vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Các bậc phụ huynh hãy tham khảo bài viết hôm nay của H&H Nutrition để được giải đáp nhé.

Những biểu hiện rõ nhất của tình trạng kém hấp thu ở trẻ là cơ thể còi cọc, không phát triển bằng các bạn bè cùng trang lứa. Do đó, nhiều cha mẹ rất lo lắng không biết nên thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bé như thế nào. Nắm được điều này, hôm nay H&H Nutrition sẽ giải đáp thắc mắc trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để cha mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con yêu.

Kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ là gì?

Trước khi tìm hiểu trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì, cha mẹ nên tìm hiểu rõ về tình trạng này. Theo đó, kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ là hiện tượng bé vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa của con không thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Đây là một vấn đề tiêu hóa khá phổ biến, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, nếu trẻ sơ sinh kém hấp thu dinh dưỡng thì cơ thể con sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển nói chung.

Nguyên nhân khiến bé kém hấp thu chất dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng kém, tiêu biểu là:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Ở giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa thể phát triển một cách toàn diện. Theo đó, khả năng miễn dịch của cơ thể khá non yếu nên con dễ mắc phải các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa.
  • Chế độ ăn của bé chưa hợp lý, ví dụ như cha mẹ để con ăn dặm quá sớm hay quá trễ. Những vấn đề này về lâu dài sẽ khiến hệ tiêu hóa của con bị quá tải, ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất.
  • Loạn khuẩn ruột: Là tình trạng hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng gây gián đoạn và giảm hiệu quả quá trình hấp thụ dưỡng chất ở trẻ.
  • Con không dung nạp đường lactose trong sữa hoặc dị ứng đạm sữa bò.

Biểu hiện kém hấp thu ở trẻ

Kém hấp thụ chất dinh dưỡng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về cả thể chất lẫn trí tuệ. Đặc biệt, hệ miễn dịch bị suy giảm khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm. Do đó, gia đình cần nhận biết một số biểu hiện kém hấp thu ở trẻ để có phương án xử lý phù hợp. Các triệu chứng cụ thể là:

  • Bé có biểu hiện buồn nôn, ói mửa, đau bụng;
  • Xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy hoặc phân lỏng sệt (với lượng nhiều);
  • Sức đề kháng yếu, bé dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng;
  • Con có dấu hiệu sụt cân hoặc chậm tăng cân;
  • Da trẻ khô, dễ bị bầm tím mặc dù chỉ va chạm nhẹ;
  • Tính khí thay đổi, dễ cáu gắt, hay quấy khóc.

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì?

Sau đây là tư vấn dinh dưỡng của các chuyên gia về câu hỏi trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì. Cha mẹ hãy lưu ý những điều sau:

  • Khẩu phần ăn của con cần bảo đảm ít chất xơ, sữa và chất béo, có nhiều chất lỏng như nước, có thể là nước trái cây hoặc nước ép.
  • Nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bé thành nhiều lần trong ngày, không nên nạp quá nhiều thức ăn trong mỗi bữa vì có thể dẫn đến giảm nhu động ruột và tác động đến khả năng tiêu hóa, hấp thụ của ruột.
  • Cha mẹ lưu ý bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, các chất cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể từ các loại trái cây, đặc biệt là dứa và đu đủ. Bé nên ăn nhiều gạo, bột yến mạch, mì ống để bổ sung carbohydrate. Nên cho bé ăn cá nướng hoặc hấp 3 lần mỗi tuần.
  • Có thể bổ sung sữa chua loại ít đường, tốt nhất là sữa chua lên men làm tại nhà để tăng thêm hệ vi sinh đường ruột cho bé.
  • Cha mẹ có thể bổ sung cho con các thực phẩm chức năng, siro hỗ trợ hệ tiêu hóa nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để bảo đảm an toàn và hiệu quả sử dụng.
Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để phát triển toàn diện
Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để phát triển toàn diện

Cách khắc phục hội chứng kém hấp thu ở trẻ bằng chế độ ăn

Để khắc phục hội chứng kém hấp thu ở trẻ, cha mẹ nên chú ý xây dựng thực đơn ăn uống cho bé như sau:

  • Các loại thực phẩm giàu chất đạm, nên ưu tiên đạm có nguồn gốc từ động vật như:
    • Sữa: Tốt nhất là sữa mẹ. Nếu mẹ không đủ sữa thì có thể bổ sung sữa bột công thức cao năng lượng.
    • Trứng: Có chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng mà bé dễ dàng hấp thụ.
    • Thịt: Có hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp với những bé kém hấp thu dưỡng chất. Khi con từ 1 tuổi trở lên, cha mẹ nên bổ sung thịt mông sấn, thịt nạc vai trong khẩu phần ăn của bé.
    • Tôm, cua, cá: Có chứa nhiều chất đạm, tiêu hóa dễ hơn đạm thịt; có chứa nhiều photpho, canxi rất tốt cho việc phòng ngừa chứng còi xương ở trẻ.
  • Các loại thực phẩm giàu chất béo: Bên cạnh chất đạm, chất béo cũng là nguồn năng lượng rất quan trọng cần có trong mỗi bữa ăn của bé. Với cùng một hàm lượng, chất béo sẽ cung cấp gấp đôi năng lượng cho con so với tinh bột và chất đạm. Bên cạnh đó, các vitamin tan trong dầu cũng được hấp thụ và cung cấp các acid no cần thiết cho bé nên cha mẹ cần bổ sung chất béo cho con với lượng phù hợp.
  • Các thực phẩm giàu glucid: Lúa mì và gạo là những thực phẩm rất giàu glucid, cung cấp năng lượng cho hoạt động của bé. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý cho con uống đủ nước, ăn đủ hoa quả tươi, rau để bổ sung chất xơ, các vitamin cần thiết và các yếu tố vi lượng.

Mong rằng với những chia sẻ của bác sĩ dinh dưỡng đến từ H&H Nutrition về vấn đề trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì đã giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để chăm sóc con yêu phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Hãy truy cập H&H Nutrition thường xuyên để cập nhật những thông tin dinh dưỡng hữu ích bạn nhé!

>>> Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đàm Thu Trang

Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition