Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và lưu ý khi chăm sóc

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì là câu hỏi chung của nhiều bậc phụ huynh. Cùng tham khảo các thông tin sau đến từ chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition để tìm ra đáp án nhé!

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và không nên ăn gì là câu hỏi chung của nhiều phụ huynh hiện nay. Thông thường, đối với các trẻ bú mẹ hoàn toàn thì tình trạng đầy bụng bắt nguồn từ chế độ ăn của mẹ chưa phù hợp. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng, gây ra các cảm giác căng, tức bụng cho các bé. Tham khảo bài viết sau, các chuyên gia dinh dưỡng của H&H Nutrition sẽ giúp bạn biết rõ chế độ dinh dưỡng phù hợp với hệ tiêu hóa của mẹ và bé.

Tìm hiểu tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Để tìm hiểu được chính xác thông tin trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì? Trước hết bạn cần biết qua tình trạng này được hiểu như thế nào. Điều này nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hỗ trợ tìm cách giải quyết tốt nhất.

Đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng thường gặp và khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Trẻ sơ sinh đầy bụng cũng không phải là tình trạng hiếm gặp và nó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ thường khóc nhiều vì đây cũng chính là “ngôn ngữ” giao tiếp duy nhất.

Trẻ dưới một tuổi vẫn đang trong giai đoạn mà hệ tiêu hóa đang phát triển và làm quen từ khả năng cơ thể dung nạp, hấp thụ đến quá trình bài tiết. Trong những tháng đầu trẻ sơ sinh làm quen với sữa và có sự tăng lượng sữa. Mặt khác từ 6 tháng trẻ lại phải làm quen với đồ ăn dặm, lúc này sẽ có sự tăng lên của cả về lượng cũng như loại thực ăn.

Khí cũng được sinh ra trong quá trình trẻ tiêu hóa thức ăn hay từ hoạt động của vi khuẩn đường ruột. Đồng thời, việc mẹ cho con bú hay ăn quá nhiều so với khả năng tiêu hóa bình thường cũng sẽ dẫn đến tình trạng các bé bị đầy hơi.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng cũng sẽ góp phần giải đáp cho vấn đề trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì, cũng như góp phần giúp tìm ra cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh. Theo chuyên gia dinh dưỡng của H&H Nutrition thì có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đầy bụng ở trẻ. Cụ thể:

  • Trẻ không thể tiêu hóa được những loại Protein có trong sữa: Khi trẻ bú mẹ hay bú bình mà lại thường xuyên có dấu hiệu bị đầy hơi. 
  • Bất dung nạp lactose: Như đã nói ở trên, nguyên nhân bắt nguồn từ lượng men lactase trong cơ thể trẻ không đủ để hỗ trợ tiêu hóa hết lượng đường lactose có trong sữa mà bé dung nạp vào cơ thể.
  • Nguyên nhân bé bị đầy hơi là do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của người mẹ: Trong khoảng thời gian mẹ nuôi con bằng sữa của mình, những loại thực phẩm mẹ ăn sẽ có tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh về sau. Trường hợp mẹ ăn quá nhiều thực phẩm có khả năng gây đầy hơi, trẻ sơ sinh đầy bụng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì là vấn đề bạn cần quan tâm trong suốt quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Cuối cùng, nguyên nhân khiến đầy bụng ở trẻ là do các dụng cụ uống sữa không được đảm bảo vệ sinh tốt.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì để con mau phục hồi?

Câu hỏi trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì sẽ không còn là câu hỏi khó khi được các chuyên gia dinh dưỡng của H&H Nutrition tư vấn đến bạn.

Trái cây

Được biết trái cây là một nguồn bổ sung các loại Vitamin cũng như khoáng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt rất phù hợp với những bà mẹ đang trong thời gian cho con bú. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ nên ăn nhiều loại trái cây để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và giúp trẻ bị đầy hơi được cải thiện.

  • Chuối: Trong chuối có prebiotic, men vi sinh đường ruột có khả năng cải thiện chứng trẻ sơ sinh đầy bụng hay các vấn đề đường ruột. Do đó, đây cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho các bà mẹ khi tìm cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh.
  • Táo: Nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan cho cơ thể. Việc ăn táo thường xuyên có thể giúp mẹ có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh và duy trì được sự ổn định của đường ruột.
  • Đu đủ: Loại quả có chứa nhiều nước và cả chất xơ. Ngoài ra, đu đủ còn giàu enzyme papain, hỗ trợ protein dễ dàng tiêu hóa hơn. Việc “Mẹ ăn gì thì con sẽ ăn nấy” nên hệ tiêu hóa của mẹ được khỏe thì tình trạng chướng bụng khó tiêu ở trẻ cũng được cải thiện đáng kể.

Những loại củ

Rau củ quả là loại thực phẩm sẽ không thể thiếu trong danh sách trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì. Một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số loại rau củ mà mẹ nên ăn khi bé bị đầy hơi:

  • Cà rốt: Loại củ giúp làm giảm chứng đầy hơi và chướng bụng. Bên cạnh đó, Vitamin A có trong loại củ này còn có khả năng ngăn tình trạng nhiễm trùng và cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Khoai lang: Tuy rằng không phải loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ nhất. Nhưng khoai lang lại rất tốt đối với hệ tiêu hóa, nhằm hỗ trợ cơ quan này có thể hoạt động tốt hơn.

Bổ sung chất đạm động vật

Protein được xem như một bộ phận giúp xây dựng nên cấu trúc cơ thể. Do đó, khi bạn đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ thì nhất định bạn không được bỏ qua nguồn dinh dưỡng cần thiết này.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ nên bổ sung một lượng đạm từ động vật nhiều hơn thực vật. Cụ thể một số loại thực phẩm giúp bổ sung chất đạm cho bà mẹ là: Thịt heo, bò, gà, cá… 

Lưu ý người mẹ cần kiêng ăn một số loại thực phẩm

Bên cạnh việc bạn quan tâm đến trẻ sơ sinh bị đầy bụng nên ăn gì thì việc người mẹ cần kiêng gì trong khi cho con bú cũng là vấn đề đáng được chú ý. Điều này giúp trẻ tránh hỏi tình trạng đầy hơi và khó chịu. Cụ thể:

  • Một số loại rau nhà cải: Bông cải xanh, hành tây, bắp cải, súp lơ,…
  • Những loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột: Khoai tây, mì ống và ngô.
  • Thực phẩm có chứa nhiều cám: Yến mạch, ngũ cốc,…
  • Các loại trái cây thuộc họ cam hay với một số loại trái cây khác: Đào, lê, mận khô, mơ, chanh, cam,…
  • Một số loại đậu: Đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh
  • Những loại nước uống có gas cũng khiến bạn bị đầy bụng.
  • Món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, kem tươi,…
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và lưu ý khi chăm sóc
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và lưu ý khi chăm sóc

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị đầy bụng

Sau khi tìm hiểu về việc trẻ sơ sinh bị đầy bụng nên ăn gì. Tiếp đến các mẹ cần biết qua một số thông tin về chế độ dinh dưỡng, góp phần hạn chế tình trạng đầy bụng của con.

Trẻ dưới 6 tháng

Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng chính và lành mạnh nhất cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo là các người mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu vì:

  • Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tự nhiên, phù hợp với dạ này còn non của các trẻ sơ sinh. Sữa mẹ sẽ giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa hơn (cụ thể trong sữa mẹ có chứa nhiều đạm whey – một loại đạm dễ dàng tiêu hóa).
  • Sữa mẹ cũng giúp cho trẻ tăng cường được hệ miễn dịch nhờ vào việc chứa nhiều dưỡng chất cần thiết. Đồng thời chứa các chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli).
  • Sữa mẹ cũng giúp bé có thể hạn chế được các nguy cơ bệnh tật và có thể phát triển nhận thức được tốt hơn.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý trẻ đang trong độ từ 0 đến 6 tháng thì các bé chưa thể ăn được nhiều. Các cữ bú của bé trong ngày cần được mẹ chia nhỏ với một “thời gian biểu” phù hợp với từng cơ địa và khả năng bú của con.

Vì vậy, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân trong quá trình cho con bú. Bạn cần tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về những loại thực phẩm cần bổ sung, nhằm hạn chế tình trạng bé bị đầy hơi khi đang bú sữa mẹ.

Trẻ trên 6 tháng

Trẻ bị đầy bụng là tình trạng mà các bậc cha mẹ luôn lo ngại, vì vậy dinh dưỡng cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng đến sức khỏe. Nhu cầu về chế độ dinh dưỡng cho bé trên 6 tháng tuổi được các chuyên gia khuyến cáo như sau:

  • Nhu cầu năng lượng trẻ từ 6 tháng tuổi là 710kcal/ngày. Năng lượng được cung cấp sẽ phân bổ cho 50% nhu cầu chuyển hóa cơ bản, 25% cho các hoạt động và cuối cùng 25% cho sự phát triển.
  • Nhu cầu về Protein: Trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ có nhu cầu Protein theo khuyến nghị từ 21-25g/ngày.
  • Nhu cầu Lipid là 40% (tối đa là 60%) năng lượng ăn vào. Tỷ lệ cân đối giữa lipid và thực vật được khuyến nghị là 70% và 30%.
  • Nhu cầu về Vitamin và khoáng chất: Vitamin tan trong nước (Vitamin B, B6, C, B9, B12,…); Vitamin tan trong dầu là Vitamin A, D và khoáng chất là Sắt, kẽm,…

Cha mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng trên cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Tham khảo thêm từ các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, bổ sung đủ các chất cần thiết và hạn chế tốt tình trạng bé bị đầy hơi.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị đầy bụng

Bên cạnh việc tìm hiểu về trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì thì còn có một số lưu ý bạn cần quan tâm khi chăm sóc cho trẻ gặp phải tình trạng này.

Mẹ cho bé bú đúng tư thế

Việc cho bé bú đúng tư thế sẽ giúp hạn chế tình trạng bé nuốt phải nhiều hơi trong lúc bú. Đồng thời đây cũng là cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh. Khi mẹ cho bé bú, cần lưu ý giữ đầu bé cao hơn dạ dày để phần sữa sẽ chảy xuống đáy dạ dày còn hơi sẽ ở bên trên, dễ dàng hơn trong việc ợ hơi loại bỏ khí dư.

Trong trường hợp mẹ cho bé bú bình, mẹ cần nghiên bình sao cho sữa ngập núm vú, mục đích để trẻ không phải nuốt nhiều khí trong khi bú.

Massage vùng bụng cho bé khi có dấu hiệu đầy bụng

Massage là cách giúp trẻ sơ sinh đầy bụng được giải quyết hiệu quả. Trước tiên, các mẹ cần làm giảm lượng hơi trong dạ dày của trẻ, giúp các bé có thể cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Các mẹ nên nhẹ nhàng sử dụng các ngón tay xoay tròn theo hướng kim đồng hồ từ tốn ra ngoài bụng của trẻ. Có thể dùng thêm dầu massage để tay mẹ không bị rít lúc chạm vào da của bé. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên thực hiện massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.

Giúp các bé ợ hơi

Ợ hơi là cách hữu hiệu giúp các bé có thể giảm tình trạng đầy bụng. Sau khi bạn cho bé bú xong, không nên đặt bé nằm ngay và bạn cần bế vác bé lên vai hay cho bé nằm sấp lên đùi hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé vỗ ợ hơi. Động tác này sẽ giúp đưa khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài.

Thay đổi cách cho bé ăn

Thay đổi nhỏ trong bữa ăn cũng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Nếu bạn đang trong giai đoạn cho bé bú, cần chắc chắn bé đang ngậm vú đúng cách, tránh trường hợp hút phải khí thừa. Đối với bình sữa, bạn cần chuyển sang dùng bình có núm vú chảy chậm để con không bị nghẹn.

Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo bé được nằm đúng tư thế nghiên nhằm hỗ trợ tốt hơn cho quá trình tiêu hóa. Lúc bé bú, không nên để không khí lọt vào để tránh bé hít phải hơi khí.

Mẹ cho bé uống nước

Với những bé trên 6 tháng tuổi, các mẹ hãy thử kiểm tra lượng nước mà con bạn uống mỗi ngày. Việc uống nhiều nước cũng là nguyên nhân làm bé bị đầy hơi. Vì vậy mẹ cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết trong ngày cho bé.

Lưu ý, trẻ sơ sinh đầy bụng trong khoảng thời gian dài, có các dấu hiệu chán ăn, quấy khóc hay chậm tăng cân,… Cha mẹ cần cho con đến thăm tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm được nguyên nhân, đồng thời xử trí sớm kịp thời và đúng cách.

Trên đây là các thông tin giải đáp cho câu hỏi: Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì? mà các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition cung cấp đến bạn. Cha mẹ cần lưu ý và đưa con đến gặp bác sĩ sớm nếu tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm. Theo dõi thêm các thông tin từ H&H Nutrition để bạn có thể cập nhật được các kiến thức bổ ích nhé!

>>> Xem Thêm: 

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì và lưu ý khi chăm sóc

Chuyên viên tư vấn

Chuyên viên dinh dưỡng Hoàng Ngọc Phương

Hoàng Ngọc Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Phạm Thị   Kiều Vy

Phạm Thị Kiều Vy

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Vũ Phước Lộc

Vũ Phước Lộc

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Minh Thuận

Nguyễn Minh Thuận

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Huỳnh Thị Lan Phương

Huỳnh Thị Lan Phương

Cử nhân dinh dưỡng

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Thoa

Nguyễn Thị Thoa

Cử nhân dinh dưỡng

Đặt lịch khám

Để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn miễn phí

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:

Nguyễn Thị Thu Hà

Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.