Trẻ sơ sinh bú ít, mẹ phải làm sao – 3+ Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trải nghiệm rất tuyệt vời và bổ ích, nhưng cũng có không ít các bà mẹ phải đối mặt với những khó khăn. Việc trẻ sơ sinh bú ít, không chịu bú, bỏ bú, hay quấy khóc là một trong những khó khăn mà mẹ gặp phải trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Ngay cả khi trẻ bú sữa công thức vẫn có tình trạng tương tự như vậy. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bú ít hoặc bỏ bú ở trẻ chỉ là tạm thời. Chính vì vậy, mẹ nên bình tĩnh quan sát xem để biết điều gì làm trẻ bú ít, bỏ bú. Để giải quyết nỗi lo trên, mẹ hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ bú ít hoặc bỏ bú qua bài viết dưới đây.

trẻ ít bú
Việc trẻ sơ sinh bú ít, không chịu bú, bỏ bú, hay quấy khóc là một trong những khó khăn mà mẹ gặp phải trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ

Xem thêm: Bé 5 tháng bú ít phải làm sao? 5+ cách khắc phục hiệu quả

Tại sao trẻ sơ sinh lại bú ít hoặc bỏ bú

Khi mới chào đời dạ dày của trẻ còn rất nhỏ, mỗi lần bú chỉ cần 5 – 7 ml sữa. Sau đó tăng dần lên 60 – 90 ml/lần. Khoảng 1 – 6 tháng tuổi trẻ bú 90 – 150 ml sữa/lần. Trung bình một ngày trẻ bú theo nhu cầu 8 – 12 lần/ngày mỗi lần cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu uống sữa công thức. Nếu trẻ đang bú ngoan, bú đều đặn đột nhiên lại bú ít, thậm chí là bỏ bú, khi đó mẹ nên theo dõi xem trẻ có vấn đề bệnh lý hay trẻ có dấu hiệu bất thường nào không. Trẻ sơ sinh bỏ bú có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến

Trẻ gặp vấn đề về sức khoẻ

Khi trẻ có vấn đề về sức khỏe, trẻ sẽ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc ngay cả khi mẹ cho bú. Lúc này mẹ phải cố gắng quan sát xem có dấu hiệu gì bất thường trên cơ thể trẻ để phát hiện ra  bệnh lý và điều trị kịp thời. Trẻ sơ sinh bú ít hay bỏ bú thường do những vấn đề sau:

  • Trẻ mọc răng: Khi bước vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng. Ở một số trẻ sẽ có biểu hiện sưng nướu và sốt cao, chảy nước dãi nhiều hơn, tiêu chảy, rôm sảy, ho,… dẫn đến trẻ bú ít hoặc bỏ bú. Ngoài ra, nếu nặng hơn còn có thể có nhiễm trùng tai đi kèm khiến trẻ đau và bỏ bú.
  • Trẻ mắc các vấn đề hô hấp: Các bệnh về đường hô hấp cũng khiến trẻ khó thở khi bú. Ngoài ra trẻ bú ít cũng là một trong những dấu hiệu để đánh giá mức độ nặng trong bệnh viêm phổi của trẻ.
  • Trẻ bị nấm lưỡi: Nấm lưỡi là bệnh do nấm Candida Albicans gây ra. Khi bị nấm lưỡi sẽ có nhiều vết loét nhỏ ở lưỡi và lợi của trẻ, trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời, nấm sẽ lan rộng ra khắp lưỡi làm cho trẻ mất vị giác và kết quả là trẻ lười bú, khó bú thậm chí là bỏ bú.

Xem thêm: Tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe xảy ra với trẻ em

trẻ bú ít
Nếu mẹ không phát hiện kịp thời, nấm sẽ lan rộng ra khắp lưỡi làm cho trẻ mất vị giác và kết quả là trẻ lười bú, khó bú thậm chí là bỏ bú
  • Sau khi tiêm vaccine: Phản ứng sau khi tiêm vaccine thường gặp nhất là sốt, đau và sưng quanh vị trí tiêm. Vì đau nên trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc và có thể bú ít hoặc là bỏ bú. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ kéo dài 1 đến 2 ngày. Vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng.
  • Hệ thống tiêu hoá kém: Rối loạn tiêu hoá, loạn khuẩn đường ruột cũng gây ra tình trạng nôn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi… ở trẻ. Những tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến việc bú ít, bỏ bú ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Bổ sung men vi sinh, lợi khuẩn tiêu hóa giúp trẻ hấp thu tốt hơn

  • Bất thường về mùi vị của sữa: Những thay đổi về mùi của sữa mẹ cũng khiến trẻ sơ sinh bú ít hơn bình thường. Khi mẹ ăn các thực phẩm quá cay hoặc quá chua cũng ảnh hưởng đến mùi vị sữa khi trẻ bú. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và bỏ bú.
  • Mẹ ít cho trẻ bú sữa: Đôi khi do mải mê với công việc mà mẹ không có nhiều thời gian cho trẻ bú. Dần dần trẻ sẽ mất dần đi thói quen bú mẹ, không chịu bú, quấy khóc nếu bị ép bú cuối cùng là bỏ bú.
  • Mẹ ít sữa hơn bình thường: Một số mẹ chậm về sữa, nguồn sữa không dồi dào, không đáp ứng đủ nhu cầu bú của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc và bú ít.

Xem thêm: Sữa công thức giống sữa mẹ, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

  • Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể gây ra loạn khuẩn ở đường ruột khiến trẻ sơ sinh khó hấp thu sữa hơn bình thường. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh còn gây nôn trớ, đầy bụng ở trẻ. Nếu trẻ phải sử dụng thuốc kháng sinh, cha mẹ cần cho trẻ uống đúng liều và có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ nên lưu ý, trước và trong khi trẻ sử dụng thuốc kháng sinh có thể cho trẻ uống kèm men vi sinh giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ.
  • Tư thế bú mẹ không đúng: Một điều tưởng chừng như đơn giản là tư thế bú cho trẻ nhưng nhiều bà mẹ vẫn làm sai cách. Tư thế bú không đúng khiến trẻ bú nhiều nhưng không đạt chất lượng, gắng sức trong mỗi lần bú, hiệu quả của bữa bú không cao.
  • Sữa công thức gây đi ngoài ở trẻ: Ở một số trẻ có xảy ra tình trạng dị ứng đường lactose. Nếu mẹ sử dụng loại sữa chứa đường lactose trẻ sẽ gặp các vẫn đề như: đầy hơi, khó tiêu, nôn và buồn nôn, đi ngoài nhiều lần. Điều này làm trẻ khó chịu, không chịu uống sữa công thức và bỏ bú.

Xem thêm: Sữa NAN AL110 từ Nestle Thụy Sĩ Hương Vanilla (400g) – Dinh dưỡng dành cho TRẺ BẤT DUNG NẠP ĐƯỜNG LACTOSE

Trẻ sơ sinh bú ít mẹ phải làm sao?

Đối với trẻ bú mẹ

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ sơ sinh. Các mẹ cần ăn uống đa dạng thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất, hạn chế thức ăn có mùi vị nặng; thức ăn cay, nóng; thức uống có cồn.
trẻ bú ít
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ sơ sinh
  • Tạo thói quen bú đúng giờ cho trẻ, bú vào các giờ nhất định trong ngày, chia thành nhiều cữ. Mẹ nên tránh để bé quá đói rồi mới cho trẻ bú, khi đã bú đủ tránh ép bé bú thêm, điều này dễ gây nôn trớ cho trẻ.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ và  trẻ bú được nhiều sữa nhất có thể. Ngoài ra còn giúp sữa mẹ ra đều hơn, tránh gây sặc sữa cho trẻ.
  • Điều trị kịp thời các bệnh cho trẻ, theo dõi đánh giá tình trạng của trẻ. Nếu trẻ có bất thường mẹ cần có biện pháp xử trí sớm để không gây mệt mỏi và bỏ bú ở trẻ.

Đối với trẻ bú sữa công thức

  • Lựa chọn sữa công thức phù hợp với trẻ, tránh các sản phẩm chứa đường lactose nếu trẻ có biểu hiện dị ứng với đường lactose.
  • Lựa chọn bình sữa phù hợp, chất liệu nhựa đảm bảo, không mùi.
  • Chia làm nhiều cử, cân nhắc lựa chọn sữa cao năng lượng bù vào khoảng trống năng lượng còn thiếu của trẻ.

Khi gặp trường hợp trẻ sơ sinh tự nhiên bỏ bú, bú ít hơn bình thường, các mẹ cần kiên nhẫn tìm hiểu kĩ nguyên nhân để đưa ra cách xử trí kịp thời giúp trẻ có hứng thú trong việc bú sữa trở lại.

Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp khi trẻ sơ sinh bú ít, bỏ bú. Hy vọng H&H Nutrition đã trang bị được cho các mẹ kiến thức để giúp trẻ phát triển toàn diện và vượt bật hơn.

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 0888.844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition