Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không? Mẹo hạn chế ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đa khoa Nguyễn Thị Kim Hải - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải là hiện tượng hiếm gặp. Trên thực tế, mỗi đứa trẻ đều sẽ phải trải qua vấn đề này khi bú sữa mẹ cũng như uống sữa ngoài. vậy trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không? Tìm hiểu lời giải đáp ngay qua bài viết dưới đây cùng H&H Nutrition nhé!

Hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Hiện tượng trẻ bị ọc sữa không thực sự hiếm gặp. Mỗi đứa trẻ đều ít nhất một lần trải qua vấn đề này. Tuy nhiên, do biểu hiện và triệu chứng nôn ói của trẻ khiến không ít bố mẹ cảm thấy lo lắng và hoang mang thì không biết cách xử lý. Đặc biệt là đối với những bạn trẻ lần đầu làm bố mẹ.

Thực chất, trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Từ cách xử trí của bố mẹ hay khi bé có hiện tượng nôn trớ cho đến tần suất bị bé ọc sữa. Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của vấn đề cũng một phần dựa trên những dấu hiệu đi kèm khi bé bị ọc sữa.

Trong tình huống trẻ ọc sữa, nôn trớ và có đi kèm theo những triệu chứng dưới đây thì ba mẹ nên chú ý quan sát, theo dõi diễn biến. Trong tình trạng không khắc phục được triệu chứng thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám:

  • Nôn ói, ọc sữa kèm theo sốt, cảm, sổ mũi
  • Trẻ bị tiêu chảy, đi tiểu ít và có tình trạng khô môi
  • Khi trẻ nôn có kèm theo triệu chứng khó thở. Tần suất bị nôn là liên tục trong ngày
  • Có xuất hiện máu hoặc dịch mật khi trẻ nôn
  • Trẻ bị chướng bụng, quấy khóc nhiều
Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không?
Hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh ọc sữa nguyên nhân do đâu và mẹ có nên cho bú lại?

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không và nguyên nhân do đâu luôn là điều cần được giải đáp. Việc tìm hiểu lý do chính xác sẽ giúp quá trình xử lý và điều trị nếu cần thiết đạt hiệu quả, đảm bảo sức khỏe của bé.

Nguyên nhân tình trạng trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa

Do sinh lý

Ở những bé nhỏ từ 1 – 2 tháng tuổi thì chức năng bộ phận của cơ thể chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa còn yếu và sự hoạt động của các van dạ dày vẫn chưa đồng bộ. Điều này làm cho bé trong khi bú có thể nuốt hơi theo cùng vào dạ dày gây cảm giác no nên bé dễ ọc sữa.

Ngoài ra, nếu mẹ cho bé bú quá nhiều sữa cùng một lúc sẽ khiến dạ dày chưa kịp tiêu hóa khiến sữa dễ bị trào ra ngoài.

Do bệnh lý

Ngoài ra, một số ít tình trạng bé bị nôn trớ là do bị dị ứng với protein hay lactose có trong sữa. Phần lớn việc dị ứng là khi trẻ uống sữa công thức. Với vấn đề này thì ba mẹ chỉ cần ngưng cho bé uống loại sữa đó là có thể cải thiện tình trạng.

Khi trẻ có triệu chứng ọc sữa và kèm theo những vấn đề như ho, sốt, tiêu chảy, bỏ bú, đau bụng,… Đây có thể là vấn đề do các loại virus và vi khuẩn có hại gây ra. Từ đó, hệ tiêu hóa sẽ phản ứng lại bằng biểu hiện nôn trớ, nôn nhiều lần.

Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến chính là trẻ bị dị ứng và phản ứng lại với Vitamin và thuốc. Bổ sung Vitamin và thực phẩm chức năng cho trẻ là điều hoàn toàn có lợi, giúp tăng sức đề kháng và đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cũng là giai đoạn dễ dàng để ba mẹ nhận thấy những trường hợp dị ứng, nôn trớ ọc sữa cũng là một cách để cơ thể phản ứng lại các chất.

Ngoài những vấn đề trên thì còn có một số nguyên nhân ít phổ biến khác. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan mà bỏ qua như: trẻ bị giật mình, chấn động khi va chạm, say tàu xe, hoặc thậm chí là khóc quá nhiều trong thời gian dài.

Có nên cho trẻ bú lại sau khi bị ọc sữa?

Trẻ bị ọc sữa và nôn trong khi bú hoặc sau khi bú xong chứng tỏ mức sữa mà mẹ cho bé ti quá nhiều. Điều này khiến trẻ bị khó chịu và quá no và nôn ra là điều hiển nhiên. Như vậy, để đảm bảo trẻ không bị lặp lại tình trạng này, sau khi xử lý vấn đề thì mẹ không nên tiếp tục cho bé ăn sữa.

Ngoài ra, đây cũng là cách để mẹ trẻ đúc kết thêm kinh nghiệm nuôi con. Những lần ti sữa tiếp theo, mẹ hãy lưu ý và giảm bớt thời gian ti của bé để không có tình trạng bú quá no. Thay vào đó, mẹ có thể cho bé ăn sữa nhiều lần trong ngày.

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không?
Khi trẻ bị ọc sữa mẹ không nên tiếp tục cho bé ăn sữa

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không?

Giải đáp cho vấn đề trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không, các chuyên gia khuyến cáo ba mẹ nên bình tĩnh quan sát tình trạng để có hướng xử lý phù hợp. Thực chất, nếu là ọc sữa hay nôn trớ do các nguyên nhân như: bú quá no, say tàu xe, khóc quá nhiều…. Điều này vẫn chứng tỏ sức khỏe của trẻ vẫn ổn định và ba mẹ không cần quá lo ngại.

Tuy nhiên, nếu biểu hiện nặng, liên tục và kèm theo các vấn đề khác thì đây sẽ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe. Lúc này ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương án cụ thể.

Mẹo hạn chế tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh

  • Hiểu biết về dung tích dạ dày của trẻ theo ngày tuổi tháng tuổi, để cho bé bú mỗi cữ vừa đủ. Và để đảm bảo đủ dinh dưỡng trong ngày các mẹ cho bé bú nhiều cữ hơn. Số cữ theo nhu cầu của bé, khoảng 14 cữ trong ngày đầu đến 10 cữ sau tuần đầu và 8 cữ sau tháng đầu.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế, giữa bình sữa tư thế nghiêng không dốc đứng làm trẻ bú nhanh, làm hơi khí vào trong bụng trẻ gây đầy hơi.
  • Sau khi bé bú xong, nên cho bé ợ hơi và bế bé thẳng đứng thêm 15′ – 30′ trước khi cho bé nằm.
  • Tránh kích động đùa giỡn các trò chơi hoạt động chân tay, các trò chơi gây cười nhiều với bé sau cữ bú.
  • Đặt bé nằm ngủ trên nệm có độ dốc, đầu cao hơn dạ dày. Và có thể kê gối lưng để bé nằm nghiêng trái, bé sẽ cảm giác dạ dày êm hơn, và dễ ngủ hơn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc đổi sữa công thức cho trẻ khi cần thiết.

Trên đây là lời giải đáp vấn đề trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao khôngH&H Nutrition muốn gửi đến các mẹ bỉm. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích giúp ba mẹ tự tin hơn trong hành trình chăm sóc và đồng hành cùng con.

Nếu gặp vấn đề trong việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho trẻ hãy liên hệ ngay đến H&H Nutrition. Tại đây, đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ luôn sẵn sàng tư vấn dinh dưỡng, mang đến thông tin bổ ích nhất để trẻ ở mọi lứa tuổi có được thực đơn phù hợp, phát triển khỏe mạnh!

Xem thêm:

BS - Nguyễn Thị Kim Hải - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
BS – Nguyễn Thị Kim Hải – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa có sao không? Mẹo hạn chế ọc sữa ở trẻ sơ sinh




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition