Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Ọc sữa là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong những tháng đầu tiên sau khi chào đời, nhiều bé dễ bị nôn trớ, ọc sữa. Vậy trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không? Nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách khắc phục là gì? Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu ngay!

Trẻ sơ sinh ọc sữa do đâu? Hiện tượng ọc sữa ở trẻ có bình thường hay không?

Trước khi tìm hiểu xem trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân khiến bé bị ọc sữa. Có khá nhiều nguyên do khiến bé bị ọc sữa và được chia thành 2 nhóm chính: do sinh lý và do bệnh lý.

Do sinh lý

Ở những bé nhỏ từ 1 – 2 tháng tuổi thì chức năng bộ phận của cơ thể chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa còn yếu và sự hoạt động của các van dạ dày vẫn chưa đồng bộ. Điều này làm cho bé trong khi bú có thể nuốt hơi theo cùng vào dạ dày gây cảm giác no nên bé dễ ọc sữa.

Ngoài ra, nếu mẹ cho bé bú quá nhiều sữa cùng một lúc sẽ khiến dạ dày chưa kịp tiêu hóa khiến sữa dễ bị trào ra ngoài.

Trẻ bị sốt nên ăn gì
Trẻ ọc sữa do hai nguyên nhân sinh lý và bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu thấy bé bị ọc sữa kèm theo những biểu hiện dưới đây thì bố mẹ cần chú ý vì có thể trẻ đang mắc một bệnh lý nào đó:

  • Bé ọc sữa kiểu nôn vọt, kèm sốt cao, vật vã, kích thích, có thể là các bệnh lý tại não, màng não
  • Bị ọc sữa liên tục mặc dù bé không bú hay lặp lại vòng tuần hoàn ói xong lại bú, bú xong lại ói thì bé có thể đang mắc dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng,…
  • Trẻ nôn ói đột ngột, đang bú mẹ bình thường thì bỗng dưng khóc thét, bụng ưỡn lên thì trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về bệnh về đường tiêu hóa như lồng ruột, tắc ruột
  • Nếu các bé sơ sinh bị ọc sữa đi kèm giật mình, vặn mình hay co giật, ban đêm hay quấy khóc thì trẻ có thể đang bị thiếu canxi
  • Trẻ ọc sữa kèm tiêu chảy, kèm nổi mẩn… có thể bé đang gặp tình trạng dị ứng sữa

Để trả lời cho câu hỏi hiện tượng ọc sữa ở trẻ có bình thường hay không, chúng ta cần biết những trường hợp nào trẻ ọc sữa là bình thường.

Ọc sữa bình thường là khi xảy ra với các bé sơ sinh hay khi bé vừa ăn xong hoặc vặn người. Bé có thể ọc ra sữa vón cục và bé sợ, quấy khóc nhiều hơn. Một số nguyên khiến bé gặp tình trạng này như:

  • Bé vừa đi xe ô tô
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Khóc hay ho kéo dài

Nếu do những nguyên nhân nêu trên thì tình trạng ọc sữa sẽ tự hết sau 6 – 24 giờ mà ba mẹ không cần can thiệp gì. Sau thời gian này, các bé sẽ khỏe mạnh và tăng cân bình thường nên phụ huynh cũng không cần quá lo lắng.

Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không? Có nguy hiểm không?

Bây giờ, chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cho thắc mắc trẻ sơ sinh ọc nhiều sữa có sao không? Ở những năm tháng đầu đời của bé thì hiện tượng ọc sữa có thể là do một vấn đề nào đó về ăn uống, cũng có thể là do ăn quá no. Nếu tình trạng ọc sữa kéo dài và có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng thì ba mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay.

Sau đây là những dấu hiệu mà mẹ cần chú ý:

  • Bé đau bụng đau quằn quại, trướng bụng
  • Trẻ lơ mơ hay kích thích, co giật
  • Nôn trớ liên tục
  • Ít nước mắt, số lần đi tiểu ít, miệng khô,…
  • Trẻ sơ sinh bú vào là bị nôn ói ngay
  • Khi nôn trớ có xuất hiện máu hay màu xanh (mật xanh)
Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không?
Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không?

Làm thế nào để hạn chế tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Sau khi đã tìm hiểu xem trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không, chúng ta sẽ đến với cách để hạn chế tình trạng ọc sữa của trẻ. Nếu nguyên nhân gây ọc sữa ở bé là do ti quá nhiều sữa thì cần chọn cho bé bình sữa có lỗ nhỏ, để hạn chế tình trạng bé bú nhiều.

Khi đặt bình sữa vào miệng bé, ba mẹ cũng nên chú ý tránh để trực diện vào cổ họng khiến bé dễ bị ọc sữa. Bên cạnh đó, mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để hạn chế ọc sữa cho bé:

Cho ăn ở tư thế thẳng đứng

Do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh nên khi bú trẻ rất dễ nuốt hơi vào bụng. Khi đó, nếu bé nằm xuống ngay thì rất dễ bị ọc sữa. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý không nên cho bé nằm ngay sau khi bú.

Nguyên tắc để hạn chế cho trẻ sơ sinh bị ọc sữa là giữ cho dạ dày của trẻ hướng xuống. Bế bé đặt lên đùi và để đầu tựa vào ngực bạn. Trẻ nên được giữ trong tư thế này khoảng 30 phút sau ăn.

Chia thành nhiều bữa

So với các trẻ lớn thì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn. Vì vậy, mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn của bé thành nhiều lần. Ví dụ như thay vì trong 1 lần cho bé bú quá nhiều thì mẹ nên cho bé bú nhiều lần, lượng sữa trong mỗi lần trẻ bú sẽ được giảm bớt mà vẫn đảm bảo đủ lượng sữa cho trẻ. Biện pháp này giúp các bé sơ sinh dễ tiêu hóa đồng thời cũng khiến mẹ đỡ vất vả hơn.

Cho bé ngủ ở tư thế dễ chịu

Các bé thường xuyên bị ọc sữa sẽ hay bị tỉnh giấc vào ban đêm. Vì vậy ba mẹ cần chú ý, nếu cho bé nằm ngửa thì sẽ không tạo ra được đủ trọng lực để thức ăn xuống dưới. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý đến tư thế ngủ của các bé.

Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không?
Để hạn chế tình trạng ọc sữa mẹ nên cho trẻ ngủ ở tư thế dễ chịu 

Mặc tã lỏng để bé được thông thoáng

Điều này sẽ giúp giảm áp lực của tã lên vùng bụng trẻ. Chú ý sau khi ăn xong không nên thực hiện thay tã bỉm cho bé vì khi trẻ nằm ngửa hay vặn mình khi thay tã sẽ dễ gây ra ọc sữa.

Pha sữa công thức đặc hơn

Nếu các bé đang dùng sữa bột công thức, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc pha đặc hơn một chút để hạn chế tình trạng ọc sữa của con.

Cho bé ti mẹ đúng cách

Đầu tiên, mẹ hãy cho bé ti bên trái sau đó chuyển sang phải do dạ dày bé đang nhiều sữa nên cần nằm nghiêng bên trái. Thực hiện theo cách này, sữa mẹ xuống dễ dàng và ở trong dạ dày của bé mà không gây hiện tượng ọc sữa. Còn nếu bé bú bình thì cần giữ cho đầu vú luôn đầy sữa và không nên bình sữa nằm nghiêng.

Khi ti nếu trẻ quấy khóc thì mẹ nên ngừng ngay vì lúc đó bé có thể nuốt nhiều hơi khiến dạ dày căng lên và dễ xảy ra tình trạng ọc sữa. Cha mẹ cũng không nên chọc cười khi trẻ đang bú.

Qua bài viết đã giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không, phần nào đã giúp ba mẹ có thêm những kiến thức cần thiết cho hành trang chăm sóc con của mình. Tại H&H Nutrition có đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ tư vấn dinh dưỡngthiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp, sẵn sàng đồng hành cùng ba mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh.

Xem thêm: 

BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục





    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition