Trẻ táo bón kéo dài, đi ngoài ra máu mách mẹ 4 cách xử lý hiệu quả nhất

Đi ngoài ra máu là tình trạng phổ biến xảy ra ở trẻ bị táo bón, đặc biệt là táo bón kéo dài. Vậy khi trẻ bị táo bón lâu ngày và đi ngoài ra máu nguy hiểm như thế nào và mẹ đã biết cách phải xử trí như thế nào chưa?

Theo thống kê cho thấy 95% trẻ bị táo bón là táo bón chức năng (nguyên nhân do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và tiêu hóa kém), và trong số đó 70% là táo bón kéo dài. Trẻ bị táo bón lâu ngày nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây hiện tượng đi ngoài ra máu khi trẻ mỗi lần đi ngoài cũng phải cố dặn và phân cứng ma sát lên niêm mạc trực tràng gây chảy máu, trẻ có thể bị viêm nhiễm vùng hậu môn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu các cách xử lý trẻ táo bón kéo dài và đi ngoài ra máu qua bài viết dưới đây nhé!

trẻ bị táo bón kéo dài
Trẻ bị táo bón kéo dài và đi ngoài ra máu sẽ làm trẻ rất khó chịu

Trẻ bị táo bón kéo dài đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Táo bón ở trẻ là sự giảm tần xuất bài tiết phân bình thường kèm theo khó và đau khi bài xuất phân do phân rắn hoặc quá to, mất nhiều thời gian để tống xuất phân ra ngoài và thậm chí táo bón kéo dài còn gây đi ngoài ra máu. Mẹ có thể thấy ở trẻ táo bón khi đi ngoài phân khô, rắn và cứng giống như đất sét, đồng thời phân tạo thành từng cục, rời rạc. Mỗi lần đi ngoài, mẹ hãy để ý nếu nhận thấy trẻ ưỡn người lên để rặn, mặt đỏ hơn, vã mồ hôi, thậm chí quấy khóc vì đau thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón. Táo bón kéo dài là tình trạng táo bón xảy ra kéo dài trên 2 tuần và thường đi ngoài ra máu.  

Táo bón kéo dài là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu, cần xác định nguyên nhân và tiến hành các biện pháp điều trị kịp thời. Hiện tượng ra máu khi đi ngoài cho thấy tình trạng táo bón của trẻ đang ở mức nghiêm trọng.

Nếu tiếp tục để kéo dài, táo bón kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược, tâm lý sợ đại tiện, dễ bị xuống cân và phát triển chậm,… Ngoài ra ở một số trẻ, táo bón kéo dài cũng có thể gây ra một số bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm nhiễm hậu môn, nhiễm khuẩn máu, bệnh trĩ, kiết, nứt kẽ hậu môn, lồng ruột, tắc ruột,…

Xem thêm: Chất xơ INFOGOS giúp phòng ngừa táo bón cho trẻ

Nguyên nhân trẻ bị táo bón dễ đi ngoài ra máu

Sự xuất hiện các vết nứt hậu môn chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu mỗi khi đi cầu. Đây là hậu quả của táo bón kéo dài không được khắc phục kịp thời. Các triệu chứng phổ biến của một vết nứt hậu môn bao gồm đau khi đi ngoài phân to, ghồ ghề và mặt rặn đỏ khi muốn đi cầu. Khi xuất hiện vết nứt hậu môn, khối phân cứng, ghồ ghề ma sát trực tiếp với đám rối tĩnh mạch trong ống hậu môn. Từ đó, xuất hiện vết rách gây chảy máu, đặc biệt là khi trẻ rặn mạnh dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu.

Trường hợp nặng, trẻ bị táo bón kéo dài có thể gây ra vết nứt ở hậu môn. Trẻ bị táo bón kéo dài đi kèm với nứt kẽ hậu môn thường phải chịu cảnh đau đớn và đi ngoài ra máu với tần suất thường xuyên hơn.

Tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài– đi ngoài ra máu – táo bón trở thành 1 vòng luẩn quẩn mà nếu không điều trị kịp thời thì trẻ có thể bị: Nhiễm khuẩn, viêm hậu môn, trĩ, thậm chí ung thư trực tràng…

Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị táo bón kéo dài và đi ngoài ra máu, bao gồm:

  • Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như suy giáp trạng và phình giãn đại tràng. Khi mắc các bệnh lý này, trẻ thường bị táo bón kéo dài chỉ sau khoảng vài ngày chào đời.
  • Chế độ ăn ít chất xơ, ăn quá nhiều đạm, muối, đường,… Hoặc do trẻ uống quá ít nước.

Xem thêm: Bổ sung chất xơ phòng ngừa táo bón ở trẻ em

  • Trẻ uống quá nhiều sữa bò hoặc sữa chứa công thức giàu protein cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ thường chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy nếu bạn sử dụng sữa có quá nhiều đạm, trẻ có thể bị táo bón, tiêu chảy, đầy bụng,…
  • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn có thể bị táo bón do chế độ ăn của người mẹ.
  • Giảm trương lực ruột ở trẻ có thể gây cho trẻ bị táo bón kéo dài. Tình trạng này có thể là hệ quả do trẻ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc còi xương.
  • Trẻ hay nhịn đại tiện.
  • Trẻ mắc các bệnh về hậu môn – trực tràng như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, rò hậu môn,…Khi mắc những bệnh lý này, quá trình đại tiện thường diễn ra khó khăn và hay đi kèm với hiện tượng đi ngoài chảy máu, đau rát,…
  • Trẻ thường xuyên bị căng thẳng và ít hoạt động, vận động cơ thể sau khi ăn có thể làm trẻ bị táo bón kéo dài đi ngoài ra máu.

Xem thêm: Bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ

Mách mẹ cách xử lý hiệu quả khi trẻ bị táo bón kéo dài đi ngoài ra máu

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng – Cách đơn giản giúp khắc phục trẻ táo bón kéo dài đi ngoài ra máu

Cho bé uống bổ sung nhiều nước, hỗn hợp nước muối và nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy; nước mật ong trước khi đi ngủ. Bổ sung sữa kèm mỗi bữa ăn để tăng cảm giác thèm ăn.

Nếu trẻ đang bú mẹ thì cần cho bé bú nhiều hơn, tăng số lần cho con bú trong ngày. Nếu trẻ có ăn sữa công thức, mẹ cần xem lại sữa cho con, có thể sữa là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài và cần phải đổi loại sữa khác phù hợp.

Một số loại trái cây có khả năng giảm táo bón mãn tính, hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả như chuối, đu đủ. Các loại nước ép rau củ quả cũng giúp điều chỉnh, khắc phục táo bón kéo dài và đi ngoài chảy máu ở các bé.

Xem thêm: Trẻ 5 tháng tuổi bị táo bón và cách bổ sung thực phẩm cho trẻ

Rau mồng tơi có tính hàn giúp thanh nhiệt, nhuận tràng. Mẹ có thể dùng rau mồng tơi nấu canh cho bé uống, nên kết hợp thêm vài củ khoai lang để cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài.

Rau dền có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, sát trùng, trị mụn nhọt, nhiệt ly và bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Nước rau dền màu đỏ khiến trẻ vô cùng thích thú, mẹ có thể luộc, nấu canh và nấu cháo cho trẻ giảm tình trạng táo bón.

Bơ chứa hàm lượng cao chất xơ cực kỳ tốt cho trẻ bị táo bón. Mẹ có thể trộn bơ đã được dầm nhuyễn với sữa chua hoặc làm sinh tố bơ cho bé.

Cà rốt là loại quả chứa nhiều dưỡng chất, giúp gan thải độc hiệu quả. Rau bina nhuận tràng, lợi tiểu rất hiệu quả trong việc chữa táo bón.

Thực đơn khoa học với nhiều thực phẩm tính mát, giàu chất xơ, tăng tính nhuận tràng như trên là vô cùng cần thiết giúp cải thiện tình trạng táo bón kéo dài đi ngoài ra máu của trẻ.

chế độ ăn cho trẻ táo bón
Dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân trẻ bị táo bón kéo dài và đi ngoài ra máu

Điều chỉnh hành vi, tâm lý của trẻ

Nên rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ và thường xuyên.

Động viên bé thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tránh ngồi lì một chỗ để cải thiện nhu động ruột và khả năng tiêu hóa thức ăn.

Hướng dẫn các bé thay đổi dáng ngồi toilet cao hơn, ngồi xổm, đầu gối cao hơn hông.

Massage bụng cho bé

Xoa bụng cho bé theo khung của đại tràng từ phải sang trái giữa 2 bữa ăn mỗi ngày 3 – 4 lần để tăng nhu động của đường ruột, tăng cường khả năng vận động của cơ tròn tại hậu môn và các cơ thành bụng.

Khi thực hiện thì đặt bé nằm ngửa, bàn chân hướng về phía mẹ, dùng cổ tay phải massage phần cơ bụng cho bé.

Khám bác sĩ kịp thời khi bé bị táo bón đi ngoài ra máu

Bé bị táo bón thường xuyên, lâu ngày và kéo dài mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ kịp thời, tránh tự ý uống các loại thuốc không đúng khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ. Điều trị táo bón đúng nguyên nhân sẽ giúp bé nhanh thoát khỏi chứng khó chịu này.

Các bài thuốc dân gian

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng táo bón kéo dài đi ngoài ra máu cho trẻ.

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Mẹ ngâm hậu môn bé vào nước ấm để phân mềm và bé dễ đi hơn. Nước ấm rất tốt cho việc tăng cường hoạt động nhu động ruột, kích thích hậu môn giúp đi vệ sinh nhẹ nhàng hơn. Mỗi ngày, cho bé tắm và ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút hoặc ngâm trước khi mẹ cho bé đi vệ sinh. Vệ sinh sạch sẽ cũng là một phương pháp hiệu quả giảm tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài và đi ngoài ra máu.

Sử dụng mật ong

Thụt hậu môn bằng mật ong phương pháp dễ làm và được áp dụng khá rộng rãi. Mẹ pha mật ong với nước ấm theo tỉ lệ 1:1, dùng cọng mồng tơi đã tước vỏ hoặc tăm bông thấm dung dịch đã pha ngoáy nhẹ nhàng vào hậu môn của trẻ, đút sâu khoảng 1cm. Mật ong có khả năng bôi trơn, kích thích đường ruột đẩy phân ra ngoài. Thụt hậu môn có thể có tác dụng với lứa tuổi nhất định và an toàn nhưng mẹ chỉ nên dùng khi các biện pháp khác không có hiệu quả và khi có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống mật ong, nên pha mật ong với sữa ấm cho bé uống vào buổi sáng, hoặc trộn nước cốt chanh, cà chua, sữa bò và mật ong cho bé uống, hoặc cũng có thể cho bé uống mật ong nguyên chất 3 lần mỗi ngày.

bài thuốc dân gian chữa táo bón kéo dài
Thụt hậu môn bằng mật ong phương pháp dễ làm được áp dụng để giảm táo bón kéo dài ở trẻ

Nước sắc từ hoa hòe

Hoa hòe là vị thuốc Nam quen thuộc và thường được sử dụng để chữa các chứng bệnh về đường ruột. Với vị đắng, tính mát, hoa hòe có tác dụng giải nhiệt cơ thể, cầm máu và tăng độ bền của thành mao mạch. Sử dụng nước sắc từ hoa hòe có thể giảm hiện tượng chảy máu khi đi ngoài ở trẻ nhỏ. Mẹ dùng 10-15g hoa hèo khô, sao qua và sắc lấy nước cho con uống trong ngày. Hoa hòe có vị đắng nhẹ, vì vậy bạn nên sắc với khoảng 1 – 1.5 lít nước để làm loãng vị đắng của dược liệu. Sau đó cho trẻ dùng nước sắc thay thế cho nước lọc nhằm hỗ trợ làm giảm táo bón và hiện tượng chảy máu ở hậu môn.

Lá diếp cá giảm táo bón ra máu

Lá diếp cá có vị hơi tanh, tính hàn, tác dụng giảm viêm, sát trùng và thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra y học hiện đại cũng tìm thấy trong dược liệu này chứa hoạt chất kháng sinh mạnh và Quercetin – thành phần có tác dụng làm bền thành mạch, giúp giảm tình trạng chảy máu. Hơn nữa, diếp cá còn có tác dụng nhuận tràng giúp giảm tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ. Nguyên liệu này rất dễ kiếm, cách làm cũng đơn giản. Mẹ có thể cho con ăn lá diếp cá sống đối với trẻ lớn và có thể ăn được, xay lấy nước cho trẻ uống hoặc phơi khô rồi sắc lấy nước cho trẻ uống hàng ngày.

Trẻ bị táo bón lâu ngày đi ngoài ra máu có thể thuyên giảm sau khi bạn thay đổi chế độ ăn uống và áp dụng các biện pháp điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài do các bệnh lý tiềm ẩn, nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để can thiệp các biện pháp chuyên sâu và tốt nhất là không để xảy ra tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ.

Trên đây là những chia sẻ về cách điều trị trẻ bị táo bón kéo dài đi ngoài ra máu và các cách điều trị hiệu quả. Cha mẹ hãy nhớ áp dụng triệt để để giúp con nhanh khỏi bệnh.

Xem thêm: Các bài viết khác về Dinh dưỡng về trẻ em

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

5/5 - (1 bình chọn)

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition