Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách xử lý

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là tình trạng rất dễ xảy ra. Kháng sinh đúng là có công dụng trị bệnh rất tốt nhưng nó cũng nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Với trẻ nhỏ tác dụng phụ hay gặp nhất là tiêu chảy. Tác nhân nào gây ra tiêu chảy và cách xử lý ra sao sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của H&H Nutrition.

Tại sao trẻ uống kháng sinh dễ bị tiêu chảy?

tre-uong-khang-sinh-bi-tieu-chay
Kháng sinh có thể gây tiêu chảy kể cả khi được sử dụng bằng đường uống hoặc đường tiêm.

Trong hệ tiêu hóa, đường ruột là nơi tập trung của rất nhiều loại vi khuẩn có lợi và không thể tránh sự xuất hiện của những vi khuẩn có hại. Tuy nhiên các vi khuẩn này luôn được duy trì trong trạng thái cân bằng, các vi khuẩn có lợi vẫn phát huy được hết tác dụng của mình.

Kháng sinh là một chất có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn dù là một lượng rất nhỏ. Những loại kháng sinh này không phân biệt vi khuẩn có lợi hay có hại đều gây ức chế. Nếu sử dụng lượng kháng sinh kéo dài, các vi khuẩn có lợi bị ức chế hoạt động thậm chí là bị tiêu diệt gây mất cân bằng trong đường ruột, dễ gây tình trạng tiêu chảy.

Có nhiều chủng vi khuẩn có thể gây hội chứng tiêu chảy đơn thuần hoặc viêm đại tràng giả mạc là clindamycin, erythromycin, ampicillin, amoxicillin, penicillin, nhóm cephalosporin, nhóm quinolones và tetracycline,…

Kháng sinh có thể gây tiêu chảy kể cả khi được sử dụng bằng đường uống hoặc đường tiêm.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân như ngộ độc thực phẩm, do nhiễm khuẩn và do kháng sinh. Đặc điểm phân biệt trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh là không có sốt, và mức độ tiêu chảy nhẹ hơn hai trường hợp kia. Các dấu hiệu nhận biết trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể kể đến như:

  • Sau khi uống hoặc sử dụng kháng sinh trẻ có biểu hiện sôi bụng, ngày thứ 2 có thể xuất hiện triệu chứng bụng trướng nhẹ hoặc đau bụng.
  • Trẻ đi ngoài phân sống hoặc phân nhầy, vàng lổn nhổn, phân có bọt, không thối tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ phải rặn mỗi lần đi đại tiện.
  • Vùng hậu môn của trẻ có thể bị hăm đỏ.
  • Trường hợp nặng hơn, do các vi khuẩn có hại tăng sinh sẽ gây ra tình trạng phân có mủ hoặc máu.
  • Trường hợp bị nhẹ, triệu chứng tiêu chảy thường tự khỏi trong vài ngày sau khi có một số sự can thiệp hoặc ngưng dùng kháng sinh.

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy, đi ngoài có nguy hiểm không?

Việc uống kháng sinh và bị tác dụng phụ là thường xuyên xảy ra. Hiện tượng tiêu chảy có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh.

Tuy nhiên triệu chứng tự hết sau khi áp dụng một số giải pháp tại nhà hoặc ngừng kháng sinh. Với người lớn thì trường hợp tiêu chảy này không nguy hiểm, với trẻ nhỏ thì nó an toàn nếu bậc cha mẹ phát hiện kịp thời.

Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể gây rối loạn hấp thu và rối loạn chuyển hóa ở trẻ nhỏ. Ngoài ra việc tiêu chảy sẽ gây nên tình trạng mất nước, mất cân bằng chất điện giải. Một số trường hợp không phát hiện kịp thời, việc dùng kháng sinh nhiều có thể gây viêm loét, thủng ruột.

Cách chăm sóc bé uống kháng sinh bị tiêu chảy

Tiếp tục dùng kháng sinh

Mặc dù nguyên nhân gây tiêu chảy là do dùng kháng sinh nhưng các mẹ không nên tự ý cho con dừng kháng sinh mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Việc dừng kháng sinh là không cần thiết khi chưa hết liệu trình.

Nếu tiêu chảy nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé, hãy tiếp tục sử dụng kháng sinh điều trị bệnh và chăm sóc bé tại nhà. Đừng lo về vấn đề tiêu chảy, có thể dùng men vi sinh để kiểm soát tác dụng phụ này. Nghiên cứu chứng minh men vi sinh có chứa probiotic và prebiotic có thể lấy lại sự cân bằng cho hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa, giúp điều trị và phòng ngừa hiệu quả tình trạng tiêu chảy.

Cung cấp đủ nước

Tiêu chảy khiến cho trẻ mất rất nhiều nước, nếu bé đang ở trường hợp tiêu chảy nặng, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đổi thuốc kháng sinh.

tre-uong-khang-sinh-bi-tieu-chay-1
Cung cấp đủ nước

Trong thời gian đó hãy tập trung bù đủ nước, các chất điện giải là việc phải được tiến hành ngay. Cho bé uống nước thường xuyên. Nếu bé lười uống nước lọc có thể thay thế bằng dung dịch oresol hoặc nước ép trái cây. Lưu ý không cho bé uống các đồ uống có gas hay trà sẽ gây kích thích dạ dày và làm tình trạng tiêu chảy chuyển biến xấu đi.

Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm

Khi hệ tiêu hóa của trẻ đang bị tổn thương các mẹ nên thay đổi chế độ ăn của con nhằm hạn chế sự hoạt động quá mức của đường ruột và làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Chế độ ăn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, các loại thực phẩm dễ tiêu, chế biến mềm.

Các thực phẩm có trong bữa ăn cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ gồm các nhóm vitamin A, D, E, B, protein và chất xơ. Tránh cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ vì chúng gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Xử lý hăm tã

Trường hợp trẻ nhỏ vẫn còn dùng bỉm, dùng tã rất dễ bị hăm quanh hậu môn hoặc vùng đóng bỉm do tiêu chảy. Phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh khu vực này bằng nước sạch, lau khô nhẹ nhàng, để tránh xước do vùng da đanng nhạy cảm hãy thoa lên đó một lớp vaseline hoặc các loại kem chống hăm, chứa kẽm như Penaten, Zincofax.

Kháng sinh dùng để điều trị bệnh rất hiệu quả tuy nhiên nó tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ. Trẻ em có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh. Để phòng tránh điều này, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho con. Ngoài ra có thể dùng thêm các men vi sinh giúp ổn định hệ vi khuẩn đường ruột.

Hy vọng với những chia sẻ về cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh kể trên của H&H Nutrition đã giúp các bậc cha mẹ bớt phần nào nỗi lo. Nếu còn loay hoay về bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe đừng quên ghé H&H Nutrition nhé!

>>> Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách xử lý




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    đánh giá post

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition