Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là gì? Cần phải phòng tránh ra sao để bệnh không tiến triển đến giai đoạn nặng của bệnh?
Tiểu đường hay còn biết đến với cái tên đái tháo đường là căn bệnh không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải bệnh tiểu đường nếu chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt không hợp lý. Hiểu Hãy cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây của H&H Nutrition nhé.
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có nhiều dạng khác nhau: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, đái tháo đường các thể đặc biệt khác, tiểu đường thai kỳ. Mỗi dạng tiểu đường lại đi kèm với những giai đoạn phát triển khác nhau.
Giai đoạn tiền tiểu đường được chẩn đoán khi
- Rối loạn đường huyết đói viết tắt là IFG (impaired fasting glucose): Glucose huyết tương lúc đói sẽ ở mức từ 100 (5,6 mmol/L) – 125 mg/dL (6,9 mmol/L)
- Rối loạn dung nạp đường glucose viết tắt là IGT (impaired glucose tolerance): Glucose huyết tương ở thời điểm từ 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75g từ 140 (7.8 mmol/L) – 199 mg/dL (11 mmol/L)
- HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) – 6,4% (47 mmol/mol).
Giai đoạn tăng đường huyết khi đói
Nếu người bệnh không kiểm soát vấn đề ngay từ giai đoạn đầu, bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn 2 là giai đoạn tăng đường huyết khi đói. Glucose trong máu bệnh nhân khi đói có thể tăng lên 7 mmol/l. Lúc này, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị bệnh bằng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt để hạn chế sự phát triển của bệnh.
Giai đoạn biến chứng
Nếu người bệnh không thể kiểm soát tốt vấn đề của mình thì có thể sẽ phải chịu những biến chứng do tiểu đường gây ra. Giai đoạn này cực kỳ nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, đe dọa sức khỏe tính mạng người bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh không những sử dụng phương pháp điều trị thông thường mà cần dùng một số biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn bệnh tiến triển.
Tiểu đường giai đoạn cuối theo cách hiểu của bệnh nhân là đái tháo đường có biến chứng nặng hay còn gọi là tiểu đường khó kiểm soát. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện rất nhiều các biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Khi bệnh tiểu đường có những biến chuyển xấu, những biến chứng xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Một số triệu chứng thường gặp, rất dễ nhận biết như:
Triệu chứng liên quan đến tim mạch: Huyết áp cao, Suy tim
Huyết áp tăng cao
Đây là biểu hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau nhưng chúng là biểu hiện rõ rệt nhất ở những bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối. Theo thống kê cho thấy có 50% người mắc tiểu đường kèm theo biến chứng tăng huyết áp.
Người bệnh có biểu hiện đau đầu, mắt mờ, khó thở, tức ngực,…
Suy tim
Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối có những dấu hiệu của suy tim như khó thở, mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi, phù nề chân tay, ho khan hoặc ho khạc ra đờm hồng, đau tức ngực lan ra đầu và vai,…
Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao làm cho thành mạch bị tổn thương, tích lũy hạ cholesterol dẫn đến xơ vữa mạch máu. Lúc này, việc vận chuyển máu từ tim đi nuôi cơ thể gặp nhiều khó khăn, mang quay trở lại máu thiếu oxy về tim khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến giảm khả năng hoạt động.
Triệu chứng liên quan đến thận: Dấu hiệu của suy thận
Lượng đường trong máu tăng cao gây nên biến chứng tăng huyết áp. Tình trạng huyết áp cao kéo dài sẽ sản sinh nhiều chất oxy hóa, lâu ngày làm tổn thương mạch máu ở thận. Không những vậy, lượng đường trong máu tăng làm cho thận bị quá tải, kết hợp với nhiễm khuẩn đường tiết niệu làm cho thận phải lọc máu quá nhiều, chức năng thận bị suy giảm trở nên yếu hơn.
Các triệu chứng rõ rệt trên người bệnh như: Đi tiểu nhiều lần, nước tiểu có mùi hôi, tiểu đục, chán ăn, buồn nôn, viêm âm đạo và giảm ham muốn tình dục ở nữ giới, liệt dương ở nam,…
Triệu chứng liên quan đến mắt
Lượng đường trong máu cao kéo dài khiến dây thần kinh thị giác bị ảnh hưởng, gây ra các bệnh về mắt. Nếu bệnh nhân không được quan tâm điều trị có thể bị mù vĩnh viễn.
Triệu chứng hoại tử các bộ phận cơ thể
Lượng glucose trong máu tăng quá cao trong thời gian dài là nguyên nhân khiến các vết thương ở người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối lâu lành.
Người bình thường mất 1 hoặc 2 tuần để lành hoàn toàn vết thương, người mắc đái tháo đường thường mất 1 tháng. Nếu vết thương quá to, không chăm sóc điều trị cẩn thận có thể bị nhiễm trùng vết thương gây hoại tử.
Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh ước tính tuổi thọ của những đứa trẻ mới sinh là 77 tuổi với nam và 81 tuổi đối với nữ. Trong số những người hiện ở độ tuổi 65 tuổi, một người đàn ông trung bình sẽ sống đến 83 tuổi và phụ nữ là 85.
Cũng theo thống kê, ở Vương quốc Anh, bệnh tiểu đường khiến tuổi thọ trung bình của người bệnh bị giảm xuống. Ở người mắc tiểu đường type 2, tuổi thọ có thể bị giảm xuống tới 10 năm. Đặc biệt, những người mắc tiểu đường loại 1 có thể tuổi thọ ngắn hơn nữa (thậm chí giảm tới 20 năm).
Tuy nhiên, với những cải tiến trong ngành y tế, khoa học công nghệ cũng như trong chăm sóc người bệnh tiểu đường trong những thập kỷ trở lại đây cho thấy rằng những người mắc tiểu đường tuýp 1 có thể sống lâu hơn. Kết quả của một nghiên cứu kéo dài 30 năm của Đại học Pittsburgh, công bố vào năm 2012 cho biết những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 sinh sau năm 1965 có tuổi thọ là 69 tuổi.
Không có con số cụ thể về thời gian sống của người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Hiện nay, người tiểu đường giai đoạn cuối có thể sống khỏe mạnh, tuổi thọ cao nếu được chăm sóc, duy trì lối sống tốt
Tiểu đường giai đoạn cuối có chữa được không?
Hiện nay, việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường là không thể và luôn có nguy cơ tình trạng này quay trở lại. Tuy nhiên, tiểu đường hoàn toàn có thể được kiểm soát – theo kết quả của một nghiên cứu năm 2019 đề xuất về các phương pháp đẩy lùi bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách giảm lượng calo, phẫu thuật giảm cân và hạn chế lượng carbohydrate trong chế độ ăn.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường có thể thuyên giảm. Tuy nhiên, để bệnh tiểu đường thuyên giảm cũng cần một quá trình, người bệnh vẫn cần phải duy trì việc kiểm soát đường huyết kể cả khi bệnh ổn định để hạn chế nguy cơ tăng nặng trở lại.
Tiểu đường giai đoạn cuối không chữa được. Dù vậy, bệnh nhân vẫn có thể kiểm soát bệnh tình nếu tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ
Những cách phòng ngừa bệnh tiểu đường phát triển
Một số phương pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường được các bác sĩ khuyên chú ý áp dụng là:
Luôn kiểm soát bệnh tiểu đường
Bạn có thể tìm hiểu các thông tin, nhờ sự giúp đỡ từ các bác sĩ dinh dưỡng để có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Bất kỳ ai cũng nên có kiến thức về tiểu đường. Hãy cố gắng biến thói quen vận động và ăn uống lành mạnh trở thành một phần trong cuộc sống của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, làm theo các chỉ dẫn của chuyên gia y tế để bảo đảm ổn định đường huyết. Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Dừng hút thuốc
Nếu bạn đang hút thuốc hãy cai thuốc. Hút thuốc có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm lưu lượng máu đến chân, có thể gây nhiễm trùng, vết loét không lành và thậm chí phải cắt cụt chi.
- Khó kiểm soát đường huyết.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.
- Gây ra các vấn đề về mắt, có thể dẫn đến mất thị lực.
- Tổn thương thần kinh, bệnh thận và nguy cơ tử vong sớm.
Hãy trò chuyện với bác sĩ để tìm hiểu cách cai thuốc hoặc sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác.
Bỏ thuốc lá giúp phòng tránh tiểu đường hiệu quả
Kiểm soát huyết áp và cholesterol
Tương tự như bệnh tiểu đường, huyết áp cao cũng có thể tác động xấu đến mạch máu của bạn. Cholesterol cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Khi những vấn đề này cùng diễn ra có thể gây đau tim, đột quỵ hoặc các tình trạng nguy hiểm khác.
Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, giảm chất béo và sodium, tránh uống rượu quá nhiều và tập thể dục đều đặn có thể giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol.
Khám sức khỏe định kỳ
Trong quá trình tư vấn sức khỏe, các bác sĩ sẽ thảo luận, đề xuất chế độ dinh dưỡng và hoạt động hàng ngày, đồng thời tư vấn những biến chứng có liên quan đến bệnh tiểu đường, theo dõi như các dấu hiệu tổn thương thận, tổn thương thần kinh, vấn đề về tim mạch và sàng lọc các tình trạng khác. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ kiểm tra tình trạng của bàn chân bạn để phát hiện và điều trị kịp thời bất kỳ vấn đề nào xấu về sức khỏe có thể xảy ra.
Bạn nên thực hiện kiểm tra bệnh tiểu đường khoảng 2 – 4 lần mỗi năm, kèm theo việc thực hiện tư vấn mắt định kỳ và kiểm tra thể chất hàng năm.
Chú ý tiêm vắc-xin đầy đủ
Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của các bác sĩ về các loại vacxin như:
- Vắc-xin cúm: Vắc-xin hàng năm có thể bảo vệ bạn khỏi cúm và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng trong mùa dịch.
- Vắc-xin ngừa bệnh viêm phổi: Đôi khi, một mũi tiêm có thể ngăn ngừa bệnh viêm phổi. Đặc biệt nếu bạn có biến chứng bệnh tiểu đường hoặc ở độ tuổi trên 65, bạn có thể cần tiêm nhắc lại vắc-xin ngừa viêm phổi.
- Vắc-xin viêm gan B: Được khuyến nghị cho người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người chưa từng tiêm vắc-xin và dưới 60 tuổi. Nếu bạn trên 60 tuổi và chưa tiêm vắc-xin viêm gan B, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn có nên tiêm vắc-xin viêm gan B không.
- Các loại vắc-xin khác: Hãy duy trì mũi tiêm phòng uốn ván hàng thập kỷ (thường là 10 năm một lần). Bác sĩ của bạn cũng có thể đề xuất các loại vắc-xin khác theo nhu cầu, tình trạng sức khỏe của bạn.
Bệnh tiểu đường tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác. Việc tiêm vắc xin định kỳ có thể giúp phòng ngừa những nguy cơ này.
Chăm sóc răng miệng
Nguy cơ nhiễm trùng nướu tăng cao khi bạn mắc bệnh tiểu đường. Để phòng tránh, hãy đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride, sử dụng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày và đặt lịch hẹn tư vấn răng ít nhất hai lần trong một năm.
Nếu bạn thấy nướu của mình chảy máu, có màu đỏ hoặc sưng, hãy liên hệ với nha sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị.
Chú ý đến đôi chân
Lượng đường trong máu cao có thể gây suy giảm lưu lượng máu và tổn thương dây thần kinh ở bàn chân. Nếu không được điều trị, những vết cắt và mụn nước có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh tiểu đường có thể gây ra triệu chứng đau, ngứa hoặc mất cảm giác ở bàn chân. Để tránh các vấn đề về chân bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và tránh ngâm chân để tránh tình trạng da khô.
- Lau khô bàn chân nhẹ nhàng, đặc biệt là giữa các ngón chân.
- Giữ độ ẩm cho bàn chân và mắt cá chân bằng kem dưỡng da hoặc dầu bôi trơn, nhưng không bôi vào giữa các ngón chân để tránh tạo điều kiện ẩm ướt gây nhiễm trùng.
- Thường xuyên kiểm tra bàn chân để phát hiện vết chai, mụn nước, vết loét, mẩn đỏ hoặc sưng tấy.
- Nếu bạn cảm thấy đau hoặc gặp vấn đề với chân mà không cải thiện sau vài ngày, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt, nếu bạn có vết loét hở, hãy đi tư vấn ngay lập tức.
- Tránh đi chân trần, cả ở trong nhà và ngoài trời.
Cân nhắc dùng aspirin hàng ngày
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và đồng thời có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như hút thuốc hoặc huyết áp cao, bác sĩ có thể đề xuất việc sử dụng aspirin với liều thấp hàng ngày để giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, nếu không có các yếu tố nguy cơ tim mạch, việc sử dụng aspirin có thể gây ra nguy cơ chảy máu lớn hơn so với lợi ích có thể đem lại. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liệu liệu pháp aspirin hàng ngày có phù hợp với bạn không, bao gồm cả việc xác định liều lượng aspirin phù hợp nhất.
Chú ý kiểm soát lượng rượu
Rượu có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, có thể làm tăng hoặc giảm tùy thuộc vào số lượng và cách bạn uống rượu kết hợp với thức ăn. Nếu uống rượu, hãy uống ít, tức là không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và không quá hai ly mỗi ngày đối với nam giới.
Chỉ uống rượu vào bữa ăn chính hoặc nhẹ và nhớ tính đến lượng calo từ rượu để không vượt quá lượng calo hàng ngày theo thực đơn. Hãy nhớ rằng rượu cũng có thể gây giảm đường trong máu sau này, đặc biệt đối với những người sử dụng insulin.
Hãy kiểm soát căng thẳng
Khi cảm thấy căng thẳng, bạn sẽ lơ là và bỏ qua các biện pháp chăm sóc bệnh tiểu đường hàng ngày. Để kiểm soát căng thẳng, bạn hãy tìm hiểu về các phương pháp thư giãn và đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ ngon. Hơn hết, bạn cần luôn duy trì tinh thần lạc quan.
Các loại thực phẩm tốt cho người tiểu đường khó kiểm soát
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị và hồi phục của người mắc tiểu đường khó kiểm soát. Người bệnh cần tham khảo tư vấn dinh dưỡng của các chuyên gia để thiết kế thực đơn dinh dưỡng sao cho hợp lý. Một số loại thực phẩm mà người bệnh nên sử dụng như:
Các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại tinh bột có chỉ số đường huyết thấp
Các loại cá chứa nhiều omega -3
Các loại cá hồi, cá mòi, cá trích cung cấp lượng acid béo omega -3 dồi dào cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối.
Các loại rau lá xanh
Các loại rau có lá màu xanh rất bổ dưỡng, ít calo, có chỉ số đường huyết thấp, rất phù hợp với quá trình điều trị bệnh tiểu đường khó kiểm soát. Ngoài ra, rau lá xanh còn là nguồn cung cấp vitamin dồi dào.
Trái cây tươi
Đặc biệt, trái bơ còn được gọi là chất béo không bão hòa đơn. Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến khích bệnh nhân tiểu đường sử dụng bơ hàng ngày để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất. Một số loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp (GI<55) được khuyến nghị sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường: thanh long, dưa gang, bơ… Tuy nhiên, khi dùng trái cây cần được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn lượng trái cây dùng bao nhiêu cho phù hợp.
Sữa
Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng 1 – 2 cốc sữa mỗi ngày để cân bằng dinh dưỡng. Người bệnh nên sử dụng sữa không đường, ít béo để không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Các loại sữa mà người tiểu đường nên lựa chọn
Trong thực đơn cho người tiểu đường, ngoài chất đạm, trái cây, rau xanh, người tiểu đường cũng nên bổ sung sữa mỗi ngày. Dưới đây là một số sữa cho người tiểu đường tốt và được khuyên sử dụng.
- Dành cho người tiểu đường
Sữa Varna Diabetes – Thực phẩm dinh dưỡng Y học hỗ trợ ổn định đường huyết, phục hồi sức khỏe
- 229.000đ – 653.000đ
- Mua Ngay Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
- 229.000đ – 653.000đ
- 400g/850g398 Kcal
Sữa GLUCERNA – Giải pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường giai đoạn cuối
Sản phẩm chứa hệ dưỡng chất đặc chế Triple Care được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường. Sữa Glucerna chứa hỗn hợp acid béo không no một nối đôi MUFA và Omega – 3 rất tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra, chúng còn cung cấp đến 28 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Trong thành phần công thức sữa Glucerna có hệ bột đường tiên tiến và hàm lượng Inositol cao ( chỉ số GI <55). Chỉ số này phù hợp với quy định của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, người bệnh duy trì ổn định lượng đường huyết sau ăn. Ngoài ra, trong công thức của sữa còn chứa một lượng FOS – chất xơ hòa tan. FOS giúp kích thích sự phát triển của ruột, hạn chế tình trạng táo bón, cải thiện nồng độ glucose trong máu sau ăn.
Sản phẩm sữa Glucerna có thể sử dụng cho cả người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ. Sử dụng 1 – 2 ly mỗi ngày sẽ cung cấp đủ dưỡng chất, thay thế bữa ăn phụ cho người bệnh.
Navie Cerna – Dinh Dưỡng hoàn chỉnh, Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Navie Cerna là dòng thực phẩm dinh dưỡng y học dành cho người bệnh tiểu đường giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất. Sữa Navie cerna cung cấp đầy đủ năng lượng và nguồn dưỡng chất cần thiết cho một bữa ăn hoàn chỉnh, dễ hấp thu, hỗ trợ kiểm soát đường huyết trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường và dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường thai kỳ một cách hiệu quả nhất.
Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường cùng chuyên gia dinh dưỡng
Nếu bạn đang băn khoăn trong việc thiết kế thực đơn cho người tiểu đường thì hãy đến ngay với H&H Nutrition để được các bác sĩ dinh dưỡng chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn hỗ trợ nhanh nhất.
Viện nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) là địa chỉ uy tín chuyên thăm tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng, được nhiều người tin tưởng đánh giá cao. Khi đến thăm tư vấn, người bệnh sẽ được thực hiện các loại xét nghiệm cần thiết, chuyên gia trực tiếp tư vấn 1 – 1, bảo đảm thực đơn phù hợp với người bệnh tiểu đường, giúp ổn định đường huyết, duy trì sức khỏe tốt.
Hy vọng những chia sẻ của H&H Nutrition về triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về bệnh. Nếu gặp bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với H&H Nutrition để được các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để nhận được lời khuyên cụ thể nhất. Hãy theo dõi H&H Nutrition để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!
Nguồn tham khảo:
- https://www.diabetes.co.uk/diabetes-life-expectancy.html
- https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes-reversible#will-it-ever-be-reversible
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-management/art-20045803
Xem thêm:
- Sản phẩm dành cho người tiểu đường
- Những loại rau người tiểu đường không nên ăn
- Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Địa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Fanpage: Group:Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433