Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì để tăng đề kháng?

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì để tăng đề kháng, chế độ dinh dưỡng của mẹ như thế nào là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Để nắm được trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì, cùng theo dõi bài viết sau đây của H&H Nutrition nhé.

Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ?

Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì để tăng đề kháng?

Ngay từ khi sinh ra, các bé đã được bác sĩ chỉ định tiêm một số liều vaccine quan trọng và cần thiết nhất  trong những năm đầu  đời để phòng chống bệnh.

Tiêm phòng vắc xin chính là sử dụng vaccine để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại, gây bệnh cho cơ thể. Khi tiêm vắc xin vào người, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ và nhận diện vaccine. Một khi những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhân ra, tạo ra các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh đó. Thế nên, có thể bảo vệ cơ thể chống lại và không bị mắc bệnh hoặc chỉ triệu chứng nhẹ.

Chính vì thế, mà việc tiêm chủng vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của các trẻ nhỏ giúp phòng chống bệnh hiệu quả. Bởi:

  • Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên rất các tác nhân gây bệnh rất dễ xâm nhập và gây hại sức khỏe cơ thể.
  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và bùng thành dịch bệnh.
  • Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chủ yếu lây qua đường hô hấp, đường máu, đường tình dục, đường từ mẹ sang con,…

Tiêm vắc xin đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi gần như là 30 bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, trong những năm đầu đời trẻ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, sởi, lao, ho gà,… Thế nên, vắc xin phòng bệnh chính là biện pháp tốt nhất ngăn ngừa cũng như hạn chế các nguy cơ tử vong, biến chứng ở trẻ.

Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì?

Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì để tăng đề kháng?

Trẻ sơ sinh là các trẻ có nguồn dinh dưỡng chính từ sữa mẹ. Do đó, thời gian trẻ tiêm vắc xin phòng chống bệnh, các mẹ cũng nên hết sức lưu ý về chế độ dinh dưỡng. Điều này không chỉ giúp bé và mẹ đủ chất, khỏe mạnh mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tăng hiệu quả của vắc xin. Vậy trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì?

Trước khi tiêm phòng cho trẻ, các mẹ nên cân đối đa dạng thực phẩm, dưỡng chất để chất lượng sữa tốt nhất. Từ đó, giúp trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, có sức khỏe khi tiêm phòng. Bên cạnh đó, việc bổ sung các thực phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng là vô cùng cần thiết mà các mẹ nên chú ý.

  • Thực phẩm giàu sắt: sau khi sinh, các mẹ nên tập trung bổ sung sắt để sữa mẹ chứa hàm lượng sắt cung cấp cho trẻ tốt nhất và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Một số thực phẩm giàu sắt: thịt đỏ, tôm, đậu đen, lòng đỏ trứng, đậu trắng, hạt sen,….
  • Thực phẩm giàu vitamin A: vitamin A không chỉ tốt cho thị lực mà còn hoạt động giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt cho mẹ và bé. Một số thực phẩm giàu vitamin A: bí đỏ, ớt chuông, cà rốt, cà chua, rau lá xanh, khoai tây, gấc,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: đây là vitamin đóng vai trò quan trọng trong tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C giúp mẹ tăng cường sức đề kháng cho trẻ qua các thực phẩm như trái cây: cam, quýt, chanh, bưởi, dâu tây, việt quất,… cùng một số loại rau xanh.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm cũng là một trong những vi chất vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của trẻ. Các loại thực phẩm giàu kẽm: hàu, tôm, cua, lòng đỏ trứng gà, đậu hà lan, đậu nành, thịt đỏ, thịt gà, các loại hạt, rau củ,…
  • Bổ sung chất đạm: protein không chỉ hỗ trợ hoạt động của cơ bắp mà còn tham gia vào hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Do đó, chế độ ăn của mẹ không thể thiếu để giúp trẻ tăng cường đề kháng tốt. Chất đạm thường có nhiều trong lòng đỏ trứng và các loại thịt nạc.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,… các mẹ cũng nên chú ý cân đối trong thực đơn dinh dưỡng trước khi tiêm phòng cho trẻ. Bởi không chỉ cung cấp các dưỡng chất mà còn cung cấp hệ lợi khuẩn đường ruột giúp tăng cường miễn dịch.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.

Một số tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine ở trẻ

Việc nắm các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin phòng bệnh ở trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc và thuyên giảm khó chịu cho trẻ tốt hơn.

Sau đây là một số biểu hiện mà trẻ em thường gặp sau khi tiêm vắc xin:

  • Trẻ lười bú, bỏ bú: chức năng của hệ miễn dịch là nhận diện các tác nhân gây bệnh chứa trong vắc xin, từ đó tạo kháng thể phòng ngừa. Do đó, sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của trẻ phải tăng cường hoạt động để ghi nhớ mầm bệnh và tạo ra kháng thể. Mà sức khỏe của trẻ còn quá yếu, khả năng chịu đựng còn kém nên điều này sẽ khiến bé mệt mỏi, dễ mất sức. Điều này khiến trẻ mệt, không muốn bú, bỏ bú.
  • Tác dụng phụ của vắc xin cũng có thể khiến bé tiêu chảy, ăn khó tiêu, sốt ca hay hầm hầm kéo dài trong vài giờ hay vài ngày.
  • Trẻ mất sức, mệt mỏi thường nằm lì, kém vận động.
  • Vị trí tiêm vắc xin bị đau nhức và sưng tấy, thậm chí là mưng mủ khiến bé khó chịu, không thoải mái.
  • Trẻ cự nự, quấy khóc nhiều hơn.
  • Phát ban
  • Nôn trớ
  • Phù nề
  • Khó thở, thở khò khè
  • Khó ngủ, thường hay giật mình tỉnh giấc.

Lưu ý trước và sau khi tiêm phòng chống bệnh cho trẻ

Để đảm bảo bé tiêm chủng hiệu quả và tốt nhất, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị và lưu ý trước cũng như sau khi tiêm phòng chống bệnh cho trẻ.

Trước khi tiêm phòng

  • Tìm hiểu và chọn địa chỉ/ cơ sở tiêm chủng đạt chuẩn chất lượng về thuốc, vệ sinh, bác sĩ,… để đảm bảo an toàn cho trẻ
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ: trước khi tiêm chủng 3-4 ngày, các mẹ nên theo dõi sức khỏe của trẻ cũng như cân nặng. Nếu như bị bệnh hay có tình trạng thế nào nên báo với bác sĩ triệu chứng để bác sĩ thăm khám cũng như đưa ra quyết định có nên tiêm vắc xin cho trẻ không.
  • Chuẩn bị sổ tiêm chủng hoặc phiếu tiêm chủng: đây là vật quan trọng mà các mẹ cần chuẩn bị vào giỏ trước khi đến địa chỉ tiêm chủng. Bởi vì trong sổ hay phiếu có ghi đầy đủ các mũi tiêm của trẻ trước đây.
  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ: mẹ cải thiện dinh dưỡng thật tốt để sữa mẹ đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường đề kháng, có khả năng thích nghi khi tiêm phòng.
  • Ghi nhớ các loại thuốc bé đã, đang sử dụng hay các loại vắc xin, thuốc, thức ăn bé bị dị ứng cùng với tiền sử bệnh tật để báo bác sĩ kỹ càng nhất.
  • Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ: trước khi tiêm vắc xin, các mẹ nên tắm và vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ để trẻ thoải mái nhất. Đồng thời, hạn chế được nhiễm trùng sau tiêm.
  • Trẻ cần được đưa đến địa chỉ tiêm trước 30 phút, không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá no hoặc bị đói. Trường hợp trẻ đói rất dễ bị hạ đường huyết sau tiêm.

Sau khi tiêm vắc xin

  • Sau khi tiêm vắc xin nên nghe theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, nhất là ở lại cơ sở tiêm khoảng 30 phút để theo dõi. Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường thì bác sĩ sẽ xử lý kịp thời sốc phản vệ tránh nguy hiểm xảy ra.
  • Khi về nhà nên tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ trong vòng 24 giờ qua các biểu hiện như bé có sốt không, quấy khóc, bỏ bú, chán ăn,…
  • Thay quần áo thoáng mát, dễ chịu cho bé
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn.
  • Khi bế trẻ tránh chạm vào vị trí tiêm. Nếu vết tiêm có vấn đề thì nên đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế kiểm tra tránh bôi dầu, chườm nóng, thoa  thuốc hay đắp lá bởi có thể nhiễm trùng vết tiêm.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng để đúng thuốc, đúng liều khi nhiệt độ tăng lên 38 độ C. Nếu trẻ sốt nhẹ, không nên dùng thuốc mà các mẹ nên dùng khăn ấm chườm trán cho trẻ.
  • Lau mát người cho trẻ bằng nước ở nhiệt độ khoảng 37 – 38 độ C, nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo chính xác nhiệt độ nước. Tập trung lau mát tại 2 nách và vùng bẹn, vì vị trí này tập trung các mạch máu lớn, thoát nhiệt nhanh hơn.

Hy vọng với những chia sẻ về trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì, các mẹ bổ sung thêm kiến thức trong hành trình chăm sóc trẻ nhỏ. Từ đó, giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để tăng cường sức đề kháng cũng như theo dõi trẻ tốt hơn trước và sau khi tiêm phòng bệnh.

Xem thêm: 

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Trước khi tiêm phòng cho trẻ mẹ nên ăn gì để tăng đề kháng?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition