Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu, những điều cần lưu ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư để đảm bảo sức khoẻ cho quá trình điều trị. Cùng H&H Nutriton theo dõi bài chia sẻ sau nhé.

Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân bệnh ung thư cổ tử cung 

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm khi các tế bào gai hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung nhân lên không kiểm soát, tạo thành khối u trong cổ tử cung, xâm lấn xung quanh và di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể. Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung ở trong độ tuổi từ 30-45. 

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung phần đa là do nhiễm virus nhóm Human Papillomavirus (HPV) với hơn 200 virus liên quan, một phần trong số những virus đó lây truyền qua đường sinh dục. Có khoảng 14 type HPV nguy cơ cao với HPV16 và HPV18 là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung. 

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khiến chị em phụ nữ tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung như: quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, sinh đẻ nhiều lần, sinh con khi quá trẻ dưới 17 tuổi, hút thuốc lá, vệ sinh bộ phận sinh dục sai cách,… 

Xem thêm: Cảnh báo top 5 những dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối 

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Để biết ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu cần hiểu rõ các giai đoạn của bệnh gồm có: 

  • Tiền ung thư cổ tử cung: Giai đoạn sớm nhất của bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng. Đây là giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ, các tế bào bất thường mới có mặt ở lớp lót về mặt cổ tử cung, chưa lan rộng ra xung quanh và chưa ăn sâu xuống mô tính. 
  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn I: Tế bào ung thư đã xâm lấn vào mô chính cổ tử cung, bệnh nhân phải xạ trị hoặc bị cắt một phần hay toàn bộ tử cung. Nếu phải cắt bỏ quá nhiều mô có thể khiến bệnh nhân khó mang thai hoặc mô sẹo kiến cổ tử cung bị hẹp. 
  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn II-III: Ở giai đoạn này, khối ung thư đã dần lan tới âm đạo, vùng chậu và các mô xung quanh cổ tử cung. Để điều trị, bệnh nhân bắt buộc phải xạ trị phối hợp cùng hoá trị và không còn giữ được chức năng sinh sản. 
  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV: Khối u đã lan ra vùng chậu, xâm lấn tới những bộ phận cơ thể gần đó như trực tràng, bàng quang hoặc di căn vào gan, phổi, xương… Giai đoạn này chỉ điều trị để giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống. 
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Xem thêm: Thực đơn cho người ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi tế bào ung thư đã có dấu hiệu lan tới các mô xung quanh. Tỷ lệ sống sót khi thực hiện điều trị kết hợp phẫu thuật xạ hoá trị sau 5 năm là khoảng 50-65%. Để chữa khỏi bệnh ung thư cổ tử cung, điều quan trọng nhất là tầm soát và phát hiện sớm, bệnh càng tiến triển thì việc điều trị càng nan giải hơn. 

Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư cổ tử cung 

Khi mắc bệnh ung thư cổ tử cung, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và có chế độ ăn uống lành mạnh. Thực đơn dinh dưỡng cho người ung thư cổ tử cung cần chú ý những thực phẩm nên ăn và không nên ăn.

Nhóm thực phẩm khuyên dùng 

  • Bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 như cá thu, cá trích, cá hồi, các loại hạt…
  • Thực phẩm giàu tinh bột như mầm lúa mì, bột yến mạch…
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để tăng sức đề kháng và hỗ trợ loại bỏ tế bào ung thư như tỏi, nho, cà chua…
  • Thực phẩm giàu vitamin A để nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn, virus từ môi trường xâm nhập vào như cà rốt, cà chua…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C như ổi, táo, cam, quýt, bưởi, củ cải trắng, bông cải xanh,… 
  • Thực phẩm chứa hàm lượng Selen và Kẽm cao như rong biển, lạc, vừng,… giúp hỗ trợ làm ngưng sự tăng thêm của các tế bào ung thư và có khả năng giảm sự lây lan của khối u.
  •  Thực phẩm có nguồn gốc từ đậu tương như sữa đậu, đậu phụ,…
  • Sữa cho người ung thư: Không phải bệnh nhân mắc ung thư nào cũng cảm thấy ăn uống ngon miệng và thường là sau quá trình điều trị đều mệt mỏi, chán ăn. Trong trường hợp này hãy bổ sung thêm sữa cho người ung thư cổ tử cung là sản phẩm chuyên biệt tăng cường dưỡng chất cho bệnh nhân mỗi ngày. Một số loại sữa được bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng như:
    • Sữa Delical tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh với thành phần bổ sung Crom và Omega-3. Sữa Supportan giàu chất xơ, EPA, DHA từ dầu cá và protein cung cấp nguồn năng lượng cao cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung.
    • Sữa FortiCare bổ sung chất xơ, EPA, Omega-3 với nguồn năng lượng cao với 11,3g protein/125ml.
    • Sữa Oral Impact Powder chứa nhiều thành phần giúp vết thương mau lành, củng cố khối cơ, giàu chất xơ dạng gói dễ sử dụng.
    • Sữa Prosure đa dạng khoáng chất như Canxi, Sắt, vitamin, giàu protein,… giá trị dinh dưỡng tương đương với 1 bữa ăn trong ngày. 

Xem thêm: Biểu hiện của ung thư cổ tử cung chị em không nên coi thường

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Thực đơn cho người ung thư cổ tử cung

Nhóm thực phẩm không nên dùng

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, trâu, cừu,…: vì protein trong thịt đỏ khó hấp thu, cấu trúc phức tạp nên cần nhiều enzyme thể thủy phân. Người bệnh ung thư cơ thể còn yếu cho nên dinh dưỡng tích tụ lại khó tiêu hoá có thể gây độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
  • Thức ăn chứa quá nhiều chất béo: như mỡ động vật, da của gia súc hoặc gia cầm… vì cholesterol ảnh hưởng đến việc chuyển hóa dưỡng chất vào máu và có thể khiến quá trình điều trị không đạt kết quả như mong muốn.
  • Không uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Vì chúng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp: Mặc dù những món ăn này tiện lợi nhưng không nên lạm dụng. Người mắc ung thư cổ tử cung tốt nhất nên tránh vì trong đồ ăn nhanh và thực phẩm đóng hộp ít dinh dưỡng, nhiều calo, năng lượng và chất bảo quản. 
  • Thực phẩm và đồ ăn quá cay, đắng hoặc mặn: Những loại thực phẩm này có thể kích thích niêm mạc tử cung khiến vị trí bị tổn thương vì ung thư thêm đau đớn và nặng hơn.
  • Hạn chế đồ ăn lên men: Những món ăn này có thể khiến bệnh ung thư cổ tử cung thêm nặng và khó điều trị hơn. 

Người bị ung thư cổ tử cung hãy chú ý hơn đến sức khỏe của bản thân, hãy tìm đến các chuyên gia hoặc các sĩ tư vấn dinh dưỡng để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc. H&H Nutrition với đội ngũ thạc sĩ, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trong nước sẽ hỗ trợ khách hàng thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe. 

Bệnh ung thư cổ tử cung có nhiều biến chứng rất nguy hiểm, khi bệnh đã phát triển, di căn khiến người bệnh đau đớn, nguy cơ tử vong cao. Trang bị cho bản thân kiến thức về ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu giúp mỗi người tự nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc tầm soát ung thư  tại các bệnh viện uy tín và khám sức khỏe định kỳ. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về sức khoẻ trên H&H Nutriton mỗi ngày để chăm sóc cơ thể khoẻ mạnh hơn.

Bài viết liên quan:

BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 sống được bao lâu?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

    Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition