Ung thư dạ dày có chữa được không? Các loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Ung thư dạ dày là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Vấn đề ung thư dạ dày có chữa được không đang được nhiều người quan tâm. Hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu trong bài viết này.

Nếu bệnh ung thư dạ dày phát hiện sớm ở giai đoạn muộn và giai đoạn tiến triển thì chỉ có khoảng 5 – 10% bệnh nhân sống được thêm 5 năm. Còn nếu bệnh nhân được phát hiện sớm thì tỷ lệ bệnh nhân có thể sống thêm 5 năm là 84% còn 10 năm là 64%. Như vậy câu trả lời cho ung thư dạ dày có chữa được không chính là nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể chữa được và sống sót được trên 10 năm.

Ung thư dạ dày là gì? Nguyên nhân và các giai đoạn ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu được định nghĩa là mức độ ung thư dạ dày chưa xâm lấn lớp dưới niêm mạc, không phụ thuộc vào di căn hạch. Khi phát triển nặng, các khối u ác tính có thể lây lan và di căn đến nhiều cơ quan ở xa khác, dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

  • Tổn thương tiền ung thư: teo niêm mạc dạ dày; các tế bào của niêm mạc dạ dày có hình thái giống tế bào của ruột và đại tràng (chuyển sản ruột); các tế bào niêm mạc dạ dày thay đổi cấu trúc, thoát khỏi sự kiểm soát của sinh vật (paraphasia).
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori: Viêm loét dạ dày và phá hủy niêm mạc dạ dày, gây ra các tổn thương tiền ung thư.
    Béo phì: Người béo phì dễ bị ung thư dạ dày hơn người bình thường, đặc biệt là ung thư phần tâm vị.
  • Di truyền: Tỷ lệ truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 8%. Ngoài ra, đột biến di truyền trong gen E cadherin (CDH1) hoặc các hội chứng di truyền mắc phải như bệnh đa polyp tuyến, ung thư đại trực tràng không đa polyp di truyền cũng có liên quan đến ung thư dạ dày.
  • Nhóm máu: Người nhóm máu A dễ bị ung thư dạ dày hơn nhóm máu O, B, AB.
  • Phẫu thuật dạ dày: Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày, đặc biệt là khoảng 15 đến 20 năm sau khi phẫu thuật.
  • Tuổi: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc ung thư dạ dày càng cao, đặc biệt là sau 50 tuổi.
  • Giới tính: Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày gấp đôi phụ nữ.

Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày

  • Giai đoạn 0: Ung thư biểu mô, các tế bào ung thư nằm trong niêm mạc của dạ dày.
  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã xâm lấn vào lớp thứ hai của dạ dày và chưa lan sang các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 2: Ung thư dưới cơ, tế bào ung thư đã xâm lấn vào thành dạ dày.
  • Giai đoạn 3: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.
  • Giai đoạn 4: Ung thư đã lan rộng khắp cơ thể, cơ hội sống sót thấp.

 

Ung thư dạ dày có chữa được không?
Dấu hiệu ung thư dạ dày và các giai đoạn ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Hiện nay, ung thư dạ dày được xem một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất với tỉ lệ tử vong cao chỉ xếp sau bệnh ung thư phổi. Vì vậy, khi mất căn bệnh này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng, bất an.

Tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh thì mới có thể biết được bệnh nhân ung thư dạ dày có chữa được không và mất thời gian bao lâu để chữa.

Đối với các bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn đầu và được chữa trị phù hợp thì tỉ lệ người bệnh có thể sống thêm tầm 5 năm lên đến 90% và 10 năm là 70%. Vì vậy mà thời gian phát hiện bệnh là rất quan trọng.

Ung thư dạ dày có chữa được không?
Ung thư dạ dày có chữa được không?

Ở các giai đoạn đầu (0 hoặc 1) các tế bào bất thường sẽ xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, nhưng cấu trúc của niêm mạc vẫn chưa bị đảo lộn. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách cắt phần dạ dày bị ung thư để loại bỏ những khối u có có kích thước dưới 2cm và kết hợp với việc điều trị bằng hóa chất để tiêu hủy các tế bào ung thư còn sót lại trong quá trình phẫu thuật.

Còn khi phát hiện ung thư dạ dày muộn thì phải kết hợp 3 phương pháp trị liệu: Xạ trị, phẫu thuật và hóa trị để điều trị nhưng lúc này các khối u đã lớn, lan rộng và đã di căn ra các bộ phận của cơ thể. Vì vậy, tỷ lệ chữa được cho bệnh nhân sống thêm 5 năm nữa thì cao nhất chỉ 17%.

Người ung thư dạ dày nên lựa chọn nhóm thực phẩm nào? Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày

Bị ung thư dạ dày nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu protein: Protein có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình nhận diện và sửa chữa các tế bào và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, người bị ung thư dạ dày nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều protein ví dụ như sữa, trứng, thịt,…vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
  • Thực phẩm với lượng chất xơ vừa đủ: Theo sự tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bệnh nhân ung thư dạ dày nên bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Các loại thực phẩm chứa lượng chất xơ vừa đủ cùng với vitamin, khoáng chất như: bắp cải, hạt, đậu lăn và các loại củ như khoai sọ, khoai tây, khoai lang là những thực phẩm nên được cho vào danh sách khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh ung thư dạ dày.
  • Vitamin và chất khoáng: Khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày cũng nên bổ sung cho cơ thể các Vitamin và khoáng chất, vì đây là những thành phần dinh dưỡng quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh nhân. Những loại vitamin có trong rau, củ, quả và vitamin C trong các loại cam, chanh, kiwi… sẽ giúp bệnh nhân tăng cường khả năng đề kháng, làm cho quá trình hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
  • Các loại nấm: Nấm là một trong những loại thực phẩm được  cho là rất tốt cho người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Trong nấm có chứa nhiều chất polysaccharide, vitamin D, selen có công dụng kiểm soát các tế bào ung thư gây bệnh cũng như kích hoạt các tế bào miễn dịch hoạt động và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ung thư dạ dày có chữa được không?
Một vài lưu ý trong việc lên thực đơn cho người ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày nên kiêng ăn những thực phẩm nào?

  • Nên kiêng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo: Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo hoàn toàn không tốt đối với sức khỏe đặc biệt là những bệnh nhân bị ung thư dạ dày. Các loại thực phẩm này chứa nhiều dầu mỡ và chất béo thường khó tiêu hóa mà còn gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác như xương khớp hay tim mạch.
  • Cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều axit: Tránh sử dụng các loại thực phẩm có tính axit là điều mà bệnh nhân ung thư dạ dày nên chú ý. Vì tính axit sẽ làm tăng tình trạng đau, lở loét niêm mạc ở dạ dày đồng thời cũng kích thích tế bào ung thư phát triển.
    Do đó, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính axit cao như xoài, bưởi chua, đồ ngâm chua, cóc, giấm ớt…
  • Cần hạn chế rượu bia: Rượu bia không tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư dạ dày. Thói quen uống rượu, bia sẽ khiến các bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh ung thư dạ dày gây ra.
  • Nên kiêng đồ ăn chứa nhiều đường: Bệnh nhân bị ung thư dạ dày cũng nên kiêng các loại đồ ăn chứa nhiều đường bởi vì các đồ ăn này có thể làm tăng cảm giác buồn nôn, khó chịu và đau ở dạ dày. Đồng thời, đường còn kích thích niêm mạc và còn làm cho tế bào ung thư phát triển mạnh hơn.
  • Tránh những thực phẩm cay nóng: Các loại thực phẩm cay nóng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng đau dạ dày, khó tiêu… Hơn thế nữa, ăn nhiều thực phẩm cay nóng sẽ gây ra tình trạng đau vùng thượng vị và làm bệnh ung thư dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn.

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày

Thiết kế thực đơn khoa học là giải pháp tối ưu để nâng cao sức khỏe, nhất là đối với người bị ung thư dạ dày. Thực đơn dinh dưỡng khoa học cho người bệnh dạ dày bao gồm các bữa ăn cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng và cân đối, phong phú. Bữa ăn đủ dinh dưỡng cần có đủ các nhóm thực phẩm chính: nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường và nhóm rau củ để giúp cung cấp năng lượng cho cho người bị bệnh dạ dày.

Dịch vụ thiết kế thực đơn dinh dưỡng của H&H dành cho mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn, từ khách hàng khỏe mạnh đến những người có bệnh lý đặc biệt. Thực đơn của H&H được đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng và kỹ sư dinh dưỡng thiết kế phù hợp với từng cá nhân, tình trạng sức khỏe, thói quen, sở thích ăn uống và điều kiện kinh tế gia đình nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

Ung thư dạ dày có chữa được không? Các loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Tư Vấn Dinh Dưỡng cùng H&H Nutrition

Các loại sữa tốt cho người ung thư dạ dày bác sĩ khuyên dùng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân ung thư, đặc biệt là các loại thực phẩm bổ sung năng lượng cho bệnh nhân. Dưới đây, H&H Nutrition sẽ giới thiệu đến bạn một số loại sữa dành cho người ung thư.

Sữa cho người ung thư FortiCare

Sữa FORTICARE Nutricia Hà Lan- dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư
Sữa FORTICARE Nutricia Hà Lan – dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư

Sữa FortiCare là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bệnh nhân ung thư vì nó cung cấp một lượng lớn năng lượng và protein đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh. Ngoài ra, sữa FortiCare còn giúp cung cấp chất xơ cùng với các vitamin và khoáng chất cần thiết khác.

Trong thành phần của sữa FortiCare có chứa EPA giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giảm mệt mỏi và sụt cân. Ngoài ra, EPA còn tái tạo và tăng cơ giúp người bệnh có sức khỏe tốt để trải qua các giai đoạn điều trị bệnh.

Sữa cho người ung thư Fortimel Powder

Ung thư dạ dày có chữa được không? Các loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Dinh dưỡng cho người ung thư – Sữa Fortimel Powder

Sữa Fortimel Powder là một trong những nguồn cung cấp dưỡng chất cho người bị ung thư, người sau phẫu thuật, người già,… Sản phẩm có hương vị thơm ngon, giải quyết được nhiều vấn đề thường gặp cho người bệnh. Sữa Fortimel Powder có hàm lượng đạm cao, giàu đạm cho người bệnh.

Hiện nay, sữa dành cho bệnh nhân ung thư Fortimel Powder có hàm lượng Protein cao tới 35%, nhiều hơn các dòng sữa khác trên thị trường. Đặc biệt, trong sữa Fortimel Powder có hỗn hợp đạm Whey chiếm 65%, casein 35%, do vậy sẽ được hấp thu tốt nhất mà ít gây vón cục trong dạ dày cho người bệnh.

Sữa cho người ung thư Peptamen

Ung thư dạ dày có chữa được không?
Sữa Peptamen

Peptamen là sữa dành cho người ung thư không nên bỏ qua. Sữa Peptamen chứa 100% đạm Whey, được thủy phân thành peptid nên cơ thể người bệnh dễ tổng hợp đạm và hấp thu tốt.

Trong sữa Peptamen còn chứa 70% chất béo MCT có khả năng hấp thụ chất béo tối ưu cho cơ thể, giúp người bệnh phục hồi năng lượng nhanh chóng. Các vitamin và khoáng chất có trong sữa là vô cùng cần thiết cho cơ thể giúp người bệnh đạt được trạng thái dinh dưỡng tốt nhất.

Sữa cho người ung thư Oral Impact Powder

ung thư dạ dày có chữa được không?
Sữa Oral Impact Powder

 

Sữa Oral Impact Powder là một trong những sản phẩm dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các thành phần dinh dưỡng như: Arginine giúp làm lành vết thương, tạo khối cơ sau chấn thương, phẫu thuật hiệu quả. Bên cạnh đó axit béo omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm. Nucleotides cũng là một yếu tố cần thiết cho quá trình trao đổi chất, xây dựng cấu trúc tế bào hiệu quả và hỗ trợ điều trị ung thư.

Sữa cho người ung thư Prosure

Ung thư dạ dày có chữa được không?
Sữa Prosure

Sữa Prosure cho bệnh nhân ung thư là sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ tình trạng sụt cân hiệu quả. Như đã được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng, tiêu thụ 2 cốc Prosure có thể giúp cải thiện tình trạng thể chất, cải thiện quá trình giảm cân và xây dựng khối cơ. Nhờ đó, bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, mang lại chất lượng cuộc sống tích cực trong quá trình điều trị.

Sản phẩm Prosure chứa các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carbohydrate, DHA, sắt và vitamin B1. Nhờ đó, cơ xương của bệnh nhân sẽ được cải thiện về mật độ, phù hợp với mọi đối tượng từ 9 tuổi trở lên.

Bài viết này đã cung cấp đến bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về ung thư dạ dày có chữa được không và các loại sữa dành cho người bệnh. H&H Nutrition là địa chỉ uy tín, cam kết hàng chính hãng, đáng tin cậy để lựa chọn sữa cho người ung thư, sản phẩm bảo vệ sức khỏe tối ưu. Ngoài ra, bạn còn nhận được sự tư vấn dinh dưỡng trực tiếp từ các chuyên gia trong quá trình sử dụng sản phẩm. Theo dõi H&H Nutrition để biết thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!

Xem thêm: 

BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
BS Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Ung thư dạ dày có chữa được không? Các loại sữa dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: H&H – Dinh dưỡng tối ưu

    Group:

    đánh giá post

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition