Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến cần được tìm hiểu kĩ càng, gồm nhiều giai đoạn, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh ung thư phổi. Vậy ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu? Tất cả sẽ được H&H Nutrition giải đáp trong bài viết sau.
Tìm hiểu về ung thư phổi
Ung thư phổi (tên thường gọi của ung thư phế quản) là khi các tế bào ở phổi trở nên bất thường, tăng trưởng quá mức khiến cơ thể không thể kiểm soát được. Khối u trong phế quản phát triển nhanh và xâm lấn, chèn ép các cơ quan.
Ung thư phổi được chia làm 2 loại chính: Ung thư tế bào nhỏ và ung thư không tế bào nhỏ. Mỗi loại gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Để tìm hiểu xem ung thư phổi gồm mấy giai đoạn, hãy theo dõi trong phần dưới đây.
Mắc ung thư phổi gồm bao nhiêu giai đoạn?
Việc chẩn đoán xem người bệnh đang ở giai đoạn nào khi mắc ung thư phổi là cực kì cần thiết, từ đó mà người bệnh sẽ được tư vấn phương hướng điều trị phù hợp.
Trường hợp ung thư phổi tế bào không nhỏ
Lúc này, ung thư phổi được chia thành 6 giai đoạn:
- Giai đoạn bị che lấp: Chỉ thấy đờm hoặc mẫu nước qua kiểm tra nội soi phế quản;
- Giai đoạn 0: Tìm thấy những tế bào ung thư phổi nhưng ít và nằm ở lớp trong cùng của niêm mạc, không có khả năng lây lan;
- Giai đoạn 1: Đã bắt đầu xuất hiện những tế bào ung thư ở phổi nhưng không lây lan ra các khu vực khác;
- Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư dần bắt đầu lây ra xung quanh phổi như ngực, hạch bạch huyết, màng phổi,…;
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu lây lan sang nhiều vị trí khác, ở lồng ngực giữa tim và phổi;
- Giai đoạn 4: Các tế bào ung thư bắt đầu lây lan sang lá phổi còn lại, lúc này không thể loại bỏ tế bào ung thư bằng phẫu thuật nữa.
Trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ
Tế bào ung thư trong trường hợp này thường có xu hướng di căn sớm nên không được phân loại giai đoạn theo phương pháp ở trên.
- Giai đoạn hạn chế: Tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở một lá phổi và các mô ở xung quanh;
- Giai đoạn mở rộng: Tế bào ung thư lúc này tràn ra ngoài phổi, lan đến các cơ quan khác ở xa phổi.
Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu?
Như chúng ta đã biết, ung thư phổi là bệnh lý ác tính, tỉ lệ sống sót không cao. Nhất là đối với ung thư phổi giai đoạn 4 ( ung thư phổi tế bào không nhỏ), không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu thực hiện một số phương pháp chữa trị như hóa trị hoặc sử dụng thuốc điều trị thì có thể kéo dài tuổi thọ người bệnh.
Theo nghiên cứu chỉ ra, tỉ lệ sống sót sau 5 năm của người ung thư phổi không tế bào nhỏ là 26,3%. Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, khi phát hiện ở giai đoạn hạn chế, tỉ lệ sống sót sau 5 năm chỉ khoảng 6,7%.
Muốn biết ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu còn phụ thuộc vào cơ quan mà các tế bào ung thư di căn đến. Tỉ lệ sống của bệnh nhân càng thấp khi khối u di căn đến các cơ quan khác, đặc biệt là di căn đến não.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người ung thư phổi
Tùy loại ung thư phổi và mức độ ác tính
Ung thư phổi tế bào không nhỏ thường phổ biến hơn ( chiếm 85%) và có đặc điểm di căn vô cùng nhanh. 15% còn lại là ung thư phổi tế bào nhỏ thường phát hiện ở người hút thuốc lá.
Về tuổi tác, giới tính, chủng tộc
Tuổi tác: Những người trẻ có xu hướng sống sót lâu hơn khi mắc ung thư phổi. Tuy nhiên, họ cũng có thể tử vong nhanh hơn nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, không được điều trị kịp thời.
- Giới tính: Phụ nữ thường ở trong tình trạng tốt hơn nam giới do phụ nữ ít hút thuốc lá hơn;
- Chủng tộc, sắc tộc: So với các chủng tộc khác, tỉ lệ sống sót của người Mỹ gốc Phi khi mắc bệnh ung thư phổi là thấp hơn.
Ảnh hưởng của các bệnh lý nền mắc kèm theo
Những bệnh nhân ung thư phổi kèm theo các bệnh lý về tim, đái tháo đường, suy gan, suy thận thường có tỉ lệ tử vong cao hơn. Ung thư phổi để lại các biến chứng từ khối u trong quá trình điều trị, làm giảm tỉ lệ sống sót của người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân ung thư phổi
Bên cạnh các yếu tố trên, thực đơn dinh dưỡng cho người ung thư phổi cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân. Để quá trình hồi phục của người bệnh đạt hiệu quả, cần tham khảo tư vấn dinh dưỡng của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng sao cho thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi một cách hợp lý.
Sau đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân ung thư phổi nên sử dụng thường xuyên.
Quả lê là loại quả rất tốt cho bệnh nhân ung thư phổi
Theo các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã tìm thấy trong quả lê một chất gọi là phloretin. Chất này có tác dụng gây ra quá trình chết tế bào rõ rệt trong các tế bào ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Không chỉ đóng vai trò với tế bào ung thư phổi, phloretin còn nâng cao tác dụng chống ung thư của cisplatin, một loại thuốc hóa trị bệnh ung thư phổi.
Trà xanh hiệu quả với bệnh nhân ung thư phổi
Trà xanh rất tốt trong phòng ngừa bệnh ung thư phổi cũng như hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh ung thư phổi. Khi xem xét tác động của trà xanh với tế bào ung thư phổi ở người và động vật, người ta nhận thấy hợp chất theaflavin và EGCG trong trà xanh giúp bổ trợ cho thuốc hóa trị điều trị ung thư phổi.
Gừng ngăn ngừa sự tiến triển ung thư phổi
Trong gừng có chứa hợp chất 6 – shogaol giúp ngăn chặn sự tiến triển nhanh của tế bào ung thư phổi, giảm thiểu nguy cơ di căn sang các cơ quan khác. Bằng chứng sử dụng gừng làm giảm nguy cơ di căn ung thư phổi đã được ghi nhận trong các phòng thí nghiệm. Di căn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân ung thư phổi.
Nghệ ức chế sự xâm lấn của các tế bào ung thư phổi
Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin, ức chế khả năng xâm lấn các các tế bào ung thư phổi. Curcumin có tác dụng trong điều trị xạ trị, làm cho các khối u trở nên nhạy cảm hơn khi điều trị bằng thuốc xạ trị hóa trị.
Cà rốt là nguồn thực phẩm tuyệt vời phòng ngừa ung thư phổi
Trong cà rốt chứa hóa chất thực vật là axit chlorogenic, có tác dụng ngăn chặn đường truyền tín hiệu trong ung thư phổi để hình thành mạch máu.
Cà chua ngăn chặn sự phát triển ung thư phổi
Nước sốt cà chua chứa nhiều lycopene, hợp chất này ngăn ngừa sự phát triển của khối u, giảm nguy cơ gây ra bệnh ung thư phổi. Lycopene có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nó cản trở quá trình lây lan, phân chia của các tế bào ung thư phổi. Theo một số nghiên cứu liên quan, ăn cà chua giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn 32%.
Cải xoong tăng cường hiệu quả xạ trị ung thư phổi
Cải xoong chứa một nguồn isothiocyanates dồi dào, hợp chất này can thiệp vào quá trình phân chia tế bào ung thư và ức chế chúng. Ngoài ra, nó còn các tác dụng trong xạ trị tiêu diệt các tế bào ung thư.
Sữa là nguồn cung cấp năng lượng cho bệnh nhân ung thư phổi
Khi mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn,… Do đó cần bổ sung các loại thực phẩm lỏng, dễ ăn cho người bệnh để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Sữa Fortimel Powder Vanilla – Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi: Sữa bột Fortimel Powder là sản phẩm dành cho bệnh nhân ung thư phổi trước, trong và sau phẫu thuật. Mỗi sản phẩm sữa cung cấp 4,35 kcal/g cho bệnh nhân dinh dưỡng hoàn chỉnh. Ngoài ra sản phẩm sữa bột này còn chứa một lượng đạm cao (7,6g/100ml, cao hơn 35% so với sản phẩm khác). Công thức sữa kết hợp với các vitamin, khoáng chất, các thành phần tinh bột, chất béo,… tỷ lệ phù hợp với bệnh nhân ung thư phổi trước, trong, sau phẫu thuật.
Xem chi tiết sản phẩm: SỮA BỘT FORTIMEL POWDER VANILLA 335g – DINH DƯỠNG HOÀN CHỈNH GIÀU PROTEIN
Sữa Oral Impact Powder – Giúp bệnh nhân ung thư phổi phục hồi hiệu quả: Sản phẩm sữa bột có một số đặc điểm nổi trội như:
- Arginine: Là acid amin giúp vết thương sau phẫu thuật nhanh lành hơn. Trong khẩu phần sữa 74g có chứa 3.8g Arginine;
- Acid béo omega 3: Mỗi khẩu phần 74g chứa 1g acid béo này giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm;
- Nucleotit: Yếu tố quan trọng để xây dựng cấu trúc ADN và ARN, đóng vai trò trong quá trình trao đổi chất, truyền thông tin di truyền;
- Chất béo MCT: Chiếm 27% trong mỗi khẩu phần sữa, là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể người đang bị suy nhược sau phẫu thuật;
- Ngoài ra, Oral Impact Powder còn chứa 3g chất xơ hòa tan/ 74g khẩu phần và không chứa gluten.
Chi tiết sản phẩm: Sữa ORAL IMPACT POWDER 370g – Dinh dưỡng y học CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ, TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT
Ung thư phổi thực sự là một căn bệnh ung thư đáng báo động hiện nay, cần được quan tâm nhận biết ngay từ giai đoạn chớm. Hi vọng với những chia sẻ của H&H Nutrition, vấn đề ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu đã được giải đáp. Hãy theo dõi H&H Nutrition để thường xuyên cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm:
- Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
- Dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới là gì? Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư phổi
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Địa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Fanpage: Group:Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433