Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không? – Chuyên gia giải đáp

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không? Theo đánh giá từ các bác sĩ chuyên môn nếu bệnh phát hiện sớm thì bạn có khả năng được điều trị khỏi hoàn toàn.

Hiện nay, nhiều người bệnh sau khi thăm khám tại các bệnh viện và được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư phổi và thường lo lắng vì đây chính là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vọng cao tại Việt Nam. Vậy những người bị ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không? Cùng khám phá câu trả lời cùng H&H Nutrition thông qua bài viết chi tiết sau. Đồng thời giúp bạn biết được thực đơn cho người ung thư như thế nào thì phù hợp.

Tổng quan về ung thư phổi

Nhắc đến các căn bệnh ung thư thì hầu hết các bệnh nhân đều có tâm lý chung là lo sợ. Với căn bệnh ung thư phổi cũng không ngoại lệ. Vấn đề ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không sẽ được các chuyên gia giải đáp sau khi tìm hiểu tổng quan về căn bệnh này.

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi được xác định khi có một khối u ác tính xuất hiện, đồng thời dần có sự phát triển trong các vị trí như tiểu phế quản, phế nang, biểu mô phế quản, các tuyến của phế nang.

Khối u ác tính được hình thành bởi những tế bào bất thường ở một hay cả hai bên phổi. Chúng sẽ phân chia vô cùng nhanh chóng, rồi tấn công vào phổi làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của phổi.

Các nguyên nhân gây nên ung thư phổi

Căn bệnh này có thể đến từ các rối loạn bên trong cơ thể của bệnh nhân ung thư, tuy nhiên nguyên nhân này chỉ chiếm có 10% số lượng ca mắc. Mặt khác, lại có hơn 80% người bệnh ung thư phổi có liên quan đến những yếu tố mà chúng ta hoàn toàn có khả năng thay đổi được:

  • Thói quen thường xuyên hút thuốc lá: Thuốc lá, khói thuốc lá chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh ung thư phổi. Ngay cả khi bạn chỉ hít phải khói thuốc thụ động thì bạn cũng là người có nguy cơ mắc ung thư phổi.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Tất cả các món ăn thường ngày cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Trường hợp bạn thường xuyên ăn các món không có lợi cho cơ thể thì nguy cơ mắc ung thư cũng rất cao.
  • Môi trường ô nhiễm, bạn thường xuyên tiếp xúc với khói bụi hay các loại chất thải từ động cơ, chất phóng xạ cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Một số bệnh phổi mạn tính điển hình như viêm phổi, lao phổi,…

Các giai đoạn của ung thư phổi

Giai đoạn ung thư phổi tùy thuộc vào loại ung thư phổi, hiện nay có 2 loại chính:

Ung thư phổi không tế bào nhỏ

Loại này chiếm phần lớn trên tổng số những trường hợp của bệnh ung thư phổi. Bệnh có tốc độ phát triển chậm hơn nếu so với ung thư phổi tế bào nhỏ. Do đó có khả năng điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị sớm với các phương pháp hóa trị, xạ trị, phẫu thuật,…

Ở giai đoạn này, bệnh ung thư phổi được chia thành những giai đoạn sau:

  • Giai đoạn bệnh bị che lấp: Các khối u chưa có dấu hiệu phát triển trong phổi. Thay vào đó chỉ phát hiện có trong đờm, hoặc mẫu nước thông qua quá trình nội soi.
  • Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư dần được tìm thấy bên trong phổi. Tuy nhiên chỉ là phần nhỏ nằm trong cùng của lớp niêm mạch, khối u này được xác định không phải là ung thư lây lan.
  • Giai đoạn I: Tế bào ung thư đã bắt đầu xuất hiện ở phổi, nhưng chưa lây sang các khu vực khác.
  • Giai đoạn II: Tế bào ung thư đã có dấu hiệu bắt đầu lây lan ra thêm nhiều vị trí xung quanh phổi như: Màng phổi, thành ngực, hạch bạch huyết, lớp màn bao quanh tim,..
  • Giai đoạn III: Tế bào ung thư phổi bắt đầu di chuyển sang nhiều vị trí khác, cụ thể vị trí lồng ngực giữa phổi và tim. Đồng thời có nguy cơ lây lan sang cổ dưới.
  • Giai đoạn IV: Ung thư bắt đầu có dấu hiệu lây sang lá phổi còn lại hay tại một bộ phận khác bên trong cơ thể. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư không thể loại bỏ bằng phẫu thuật được nữa.

Ung thư phổi tế bào nhỏ

Dạng ác tính nhất vì các tế bào ung thư sẽ có tốc độ phát triển rất nhanh chóng. Khối u có khả năng xâm lấn, di căn đến các bộ phần khác thông qua đường máu. Ngoài ra, ung thư phổi tế bào nhỏ thường được chẩn đoán vào giai đoạn tiến triển nên chỉ có hóa trị là phương pháp điều trị khả thi nhất

  • Giai đoạn hạn chế: Lúc những tế bào ung thư được tìm thấy chỉ nằm trong một lá phổi cũng như một số mô nằm xung quanh mà thôi.
  • Giai đoạn mở rộng: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu lan ra và tìm thấy ở nhiều nơi. Cụ thể ở lồng ngực bên ngoài phổi hay những cơ quan khác nằm xa phổi.

Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu

Theo chia sẻ của các chuyên gia, ung thư phổi lựa chọn điều trị tối ưu nhất là phẫu thuật, trong một số trường hợp khối u trên 4cm hay ở giai đoạn II sẽ cần kết hợp thêm hóa trị bổ trợ sau khi phẫu thuật để làm tăng khả năng diệt sạch các tế bào ung thư dạng vi thể, mang lại cho người bệnh một kết quả điều trị tốt nhất. Tỷ lệ người bệnh có thể sống trung bình sau 5 năm (vào khoảng 70%).

Đối với những bệnh nhân ung thư phổi có khối u dưới 5cm và không có di căn hạch, đồng thời không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật. Áp dụng phương pháp xạ trị định vị thân SBRT là cách tốt nhất khi cho tỷ lệ kiểm soát bệnh tại chỗ cao khoảng 90%.

Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không?

Trước đây, những người mắc bệnh ung thư phần lớn tại Việt Nam, khi đến thăm khám tại bệnh viện đều phát hiện bệnh đã ở giai đoạn phát triển, thậm chí có người bệnh đã vào giai đoạn cuối. Điều này khiến cho tỷ lệ tử vọng do bệnh ung thư ngày một tăng cao. Tâm lý chung của người Việt Nam chỉ đến thăm khám khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Trong khi đó, ung thư phổi giai đoạn đầu bác sĩ khẳng định rằng trong thực tế trên 80% bệnh có thể chữa được, thậm chí là chữa khỏi ở giai đoạn được phát hiện sớm. 

Đã có không ít trường hợp bệnh nhân ung thư được bác sĩ điều trị thành công, thậm chí không bị tái phát trong vòng 5 năm. Tóm lại, việc bạn được phát hiện các dấu hiệu ung thư sớm thì rất có lợi trong việc điều trị bệnh, đem lại sự sống cho người bệnh. Mặt khác còn có hiệu quả cao, giảm nguy cơ tái phát, đồng thời giúp người bệnh tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí.

Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không - Chuyên gia giải đáp
Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không – Chuyên gia giải đáp

Cách phòng chống ung thư phổi giai đoạn đầu

Việc ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không đã được giải đáp có thể mang lại hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Bên cạnh đó bạn cũng cần biết cách phòng chống căn bệnh này một cách hiệu quả:

Từ bỏ hút thuốc lá

Hút thuốc chính là yếu tố dẫn đến bệnh ung thư phổi, những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 20 lần so với những người không hút. Vì vậy bạn cần phải hiểu các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, nếu chưa bao giờ hút thì tốt nhất đừng bao giờ thử. Còn đối với những người đang hút thì bạn cần tập cai thuốc ngay từ bây giờ.

Tránh phải hít khói thuốc thụ động

Việc bạn hít khói thuốc thụ động cũng có thể khiến bạn mắc ung thư phổi. Những người hít phải khói thuốc cũng đã tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư giống với những người đang hút thuốc, tuy rằng đây chỉ là số lượng nhỏ. Do đó bạn cần tránh xa những khu vực, nơi mà mọi người thường xuyên hút thuốc.

Bảo vệ phổi trước môi trường bị ô nhiễm không khí

Những người sống tại vùng có tỷ lệ ô nhiễm không khí cao thì có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn so với những người sống tại vùng có không khí trong lành. Do đó bạn và mọi người xung quanh hãy bảo vệ bản thân bằng cách:

  • Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà ở, phòng ngủ thường xuyên hơn
  • Trồng thêm nhiều cây xanh để tăng cường khí oxy trong khu vực bạn sống.
  • Thay vì sử dụng các loại bếp củi, bếp than thì nên chuyển sang dùng các loại nguyên liệu sạch như bếp điện hay bếp từ.

Giảm lượng khí radon trong nhà

Radon là một loại khí phóng xạ khá nguy hiểm, chúng thường được sản sinh từ quá trình uranium phân hủy có trong đất, đá. Loại khí này không mùi, không màu, có thể thấm vào đất và rò rỉ và nguồn nước. Ở những khu vực có lượng khí radon cao sẽ đồng nghĩa có nhiều người có nguy cơ mắc ung thư phổi. Bạn có thể thực hiện các cách phòng tránh như sau:

  • Lắp máy làm sạch không khí trong nhà.
  • Lưu trữ nước trong một bể riêng để sử dụng.
  • Lắp hệ thống thông gió trong phòng.
  • Xử lý hết các vết nứt có trên tường hay trên sàn nhà.
  • Không nên ở lâu trong các tầng hầm.

Xây dựng cho bản thân chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể thao

Những người có thói quen bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc phải các bệnh lý, trong đó có cả bệnh ung thư phổi. Khi bạn tiêu thụ các loại thực phẩm này, cơ thể sẽ được tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa các bệnh mạn tính hay những bệnh còn trong giai đoạn đầu.

Bên cạnh đó, thường xuyên vận động và tập thể thao sẽ giúp cơ thể duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tốt cho sức khỏe đường hô hấp. Đặc biệt tập thể thao còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể, gia tăng chất lượng sống.

Nếu bạn chưa biết xây dựng một chế độ ăn như nào là hợp lý, bạn có thể nhờ vào các bác sĩ dinh dưỡng. Họ sẽ giúp bạn trong việc tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho sức khỏe, thể trạng của bạn.

Theo dõi kỹ triệu chứng bệnh ung thư phổi

Mỗi người sẽ bộc lộ các triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư khác nhau. Có người sẽ biểu hiện rõ rành nhưng phần lớn thì không, nhất là vào giai đoạn đầu của bệnh. Triệu chứng chỉ dễ nhận biết nhất thì đã bước vào giai đoạn cuối.

Dưới đây là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi mà bạn cần phải chú ý: 

  • Đau tức vùng ngực.
  • Bị khó thở.
  • Ho dai, ho ra máu.
  • Mệt mỏi nhiều hơn.
  • Sụt cân không rõ lý do.
  • Sưng hạch bạch huyết, viêm phổi tái lại nhiều lần.

Đôi khi các triệu chứng vẫn có thể làm bạn nhầm lẫn với các bệnh khác về đường hô hấp. Vì vậy để biết chính xác hãy thăm khám với với bác sĩ để xác định đúng nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu

Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition, quá trình điều trị ung thư sẽ dẫn đến người bệnh bị mất vị khác, giảm thèm ăn từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của cơ thể cũng như sức khỏe.

Thực đơn dinh dưỡng tối ưu cho người ung thư lúc này cực kỳ quan trọng, mục đích giúp cơ thể người bệnh có thể tiếp nhận những phương pháp điều trị ung thư một cách hiệu quả nhất. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn duy trì cân nặng và cải thiện chất lượng cuộc sống:

Protein từ thực vật

Những người bị ung thư phổi thì nên bổ sung protein từ thực vật, chúng không những cung cấp hàm lượng đạm thuần khiết mà còn cung cấp cho cơ thể của bạn một hàm lượng lớn khoáng chất và vitamin. Đạm thực vật có trong các loại đậu, các loại hạt,…

Thịt trắng từ động vật

Ngoài Protein từ thực vật thì bạn cũng có thể chọn protein từ động vật. Cụ thể là thịt gà, cá,… vì các loại thịt đỏ dễ tồn đọng các chất và hormone tăng trưởng.

Bổ sung chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh là những chất béo nằm ở dạng không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Đây đều là chất béo có lợi cho sức khỏe, cụ thể là dầu hạt dẻ, dầu quả óc chó, dầu oliu,… Tất cả đều chứa hàm lượng axit béo omega 3. Các chất có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch và kháng viêm.

Carbs tốt cho sức khỏe

Khi chọn Carbohydrate thì bạn nên ưu tiên chọn các loại thực phẩm như yến mạch, lúa mì nguyên cám,… Những loại thực phẩm làm từ nguyên liệu kể trên có rất nhiều chất xơ hòa tan, giúp bạn no lâu và duy trì hệ khuẩn của đường ruột.

Chất xơ hòa tan

Chất xơ hoà tan sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản xuất axit béo chuỗi ngắn (SCFAs), hỗ trợ mọi thứ từ trao đổi chất đến việc sửa chữa các tế bào.

Vitamin và khoáng chất cần thiết

Vitamin, khoáng chất sẽ giúp cho quá trình hoạt động của enzym được tối ưu hóa. Chúng có vai trò trong việc tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và làm giảm tình trạng viêm.

Bổ sung thêm vitamin D

Vitamin D có chiều hướng dễ bị thiếu hụt nhất trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị. Những loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin D cũng được khuyến cáo, chúng có nhiều trong bơ, nước cam, sữa chua, ngũ cốc,…

Thực phẩm kháng viêm tự nhiên cho cơ thể

Nước chè xanh tươi và hoa quả giúp kháng viêm tự nhiên cho cơ thể như dâu tây, việt quất, thơm, dâu đen, quả mọng có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, được gọi là anthocyanins. Chúng có tác dụng giúp chống viêm tự nhiên, giúp ích quá trình cơ thể kháng lại với mầm bệnh.

Hy vọng những thông tin trên H&H Nutrition có thể giúp bạn hiểu được câu trả lời cho câu hỏi: ”ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không?”. Người bệnh cần thăm khám thường xuyên đúng lịch hẹn với bác sĩ. Đồng thời, các loại sữa cho người ung thư phổi cũng được bác sĩ thông tin thêm đến bạn. Mặt khác, bạn cũng có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng cần thiết để bổ sung thêm kiến thức sức khỏe cho gia đình mình!

Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:
5/5 - (1 bình chọn)

Nguyễn Thị Thu Hà

Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition