Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì? Chuyên gia H&H Nutrition khuyên người bệnh nên kiêng ăn muối và các sản phẩm thành phần chính là muối, Các loại hải sản, tảo biển, rong biển, Đường và các sản phẩm từ đường lớn, Các loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt, Các chế phẩm làm từ đậu nành, Nội tạng của động vật như bò, heo, lợn, Chất tạo màu số 3 (Erythrosine) trong một số thực phẩm và Socola
Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì?
Tình trạng xuất hiện cục u bất thường ở vùng đầu, mặt, cổ có thể là biểu hiện của các vấn đề liên quan đến tuyến giáp. Các khối u này thường lành tính và vô hại, tuy nhiên đôi khi có thể là một khối ung thư. Khi khối u phát triển ra ngoài mô tuyến giáp bình thường thì gọi là ung thư tuyến giáp thể nhú.
Ung thư tuyến giáp thể nhú thường diễn biến chậm, chỉ phát triển ở một thùy của tuyến giáp. Bệnh lý này phổ biến nhất ở người có độ tuổi từ 30-50, trong đó nữ giới mắc bệnh chiếm số lượng gần gấp 3 lần nam giới.
>> Xem thêm: Sữa Oral Impact Powder 370g cho bệnh nhân ung thư, trước và sau phẫu thuật
Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì?
Ngoài quá trình điều trị tại bệnh viện, người mắc ung thư tuyến giáp thể vú cũng cần có chế độ ăn hợp lý để mau chóng hồi phục. Sau đây là một số loại thực phẩm người mắc K tuyến giáp thể nhú không nên sử dụng:
- Muối và các sản phẩm thành phần chính là muối: Người bệnh được khuyến cáo hạn chế ăn muối trong vòng 14 ngày trước khi điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú bằng phương pháp i-ốt phóng xạ. Nếu cơ thể ít i-ốt, bằng phương pháp này tế bào ung thư tuyến giáp sẽ nhanh bị phá hủy hơn.
- Các loại hải sản, tảo biển, rong biển: Các loại hải sản thường chứa một lượng muối i-ốt nhất định. Với những người mắc ung thư tuyến giáp thể nhú, kiêng được thực phẩm chứa i-ốt sẽ rút ngắn được quá trình điều trị bệnh. Với người không mắc ung thư tuyến giáp thì vẫn cần bổ sung i-ốt hàng ngày để tránh mắc hội chứng cường giáp, bướu giáp,…
- Đường và các sản phẩm từ đường lớn: các loại đường đơn làm cho các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ do đó những bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường đơn.
- Các loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt: Các loại hải sản, rong biển,… chứa một hàm lượng i-ốt đủ gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú. Theo lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, người bệnh cần hạn chế sử dụng các thực phẩm hàm lượng i-ốt lớn.
- Các chế phẩm làm từ đậu nành: Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, váng đậu, sữa đậu nành có chứa các chất cản trở quá trình tái tạo hormone tuyến giáp. Ngoài ra chúng còn làm rối loạn, mất cân bằng tuyến giáp. Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp ở thể nhú cần hạn chế ăn những sản phẩm này.
- Nội tạng của động vật như bò, heo, lợn: Trong nội tạng động vật có chứa một loại axit béo nếu hấp thụ quá nhiều sẽ phá vỡ hoạt động của tuyến giáp là axit lipoic. Đồng thời chúng còn làm giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh, vì thế nên hạn chế sử dụng nội tạng động vật trong thực đơn cho người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú.
- Chất tạo màu số 3 (Erythrosine) trong một số thực phẩm: Erythrosine là chất tạo màu làm từ nhựa than đá cho ra màu đỏ anh đào rất đẹp mà một số loại bánh, mứt cherry hay sử dụng. Chất tạo màu này làm tăng nội tiết tố tuyến giáp, làm cho quá trình điều trị đạt hiệu quả kém, người bệnh không nên sử dụng chúng.
- Socola và các sản phẩm từ socola: Những loại thực phẩm này chứa nhiều caffein, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc vào cơ thể, người bệnh cần tuyệt đối tránh xa.
>> Xem thêm: Sữa Delical Pháp 200ml dành cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân suy dinh dưỡng
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú nên ăn gì?
Ngoài những thực phẩm cần tránh ở trên, các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú cũng đã liệt kê một số thực phẩm người bệnh nên ăn, cụ thể là:
- Các loại rau lá xanh: Các loại rau như rau diếp cá, rau chân vịt chứa nhiều magie, những khoáng chất này thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tuyến giáp. Khi cơ thể thiếu magie,người bệnh sẽ nhận thấy những dấu hiệu như đau cơ, mệt mỏi,…
- Bổ sung các vitamin A, C, E, B: Vitamin A, C, E có tác dụng chống oxy hoá và chống những tổn thương gây ra ở tuyến giáp. Ngoài ra vitamin B có trong thịt lợn, thịt gà, rau lá xanh, các loại hạt giúp cho tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn.
- Bổ sung các nguyên tố kẽm, đồng, sắt: Tuy chiếm một lượng ít trong cơ thể nhưng những nguyên tố này rất cần thiết cho hoạt động chức năng tuyến giáp. Kẽm giúp tăng mức TSH và giúp sản sinh hormone tuyến giáp. Những thực phẩm chứa nhiều kẽm, đồng, sắt như gan bê, nấm, rau mồng tơi người bệnh nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
Trong bài viết trên H&H Nutrition đã chia sẻ với bạn đọc về vấn đề ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì, hi vọng thông tin trên bổ ích với bạn.
Nếu khách hàng có nhu cầu được tư vấn, tìm hiểu thêm về sản phẩm liên hệ ngay với H&H Nutrition để được đội ngũ bác sĩ, dược sĩ giải đáp.
>> Xem thêm: Top 6 loại sữa dành cho người mới phẫu thuật tốt nhất 2024
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Vũ Phước Lộc
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Thông tin liên hệ
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433