Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo cân nặng chính là giải pháp giúp mẹ pha sữa cho trẻ phù hợp, đúng lượng để trẻ có tiền đề phát triển toàn diện.
Sữa là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh mỗi ngày để đảm bảo đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, làm thế nào để bổ sung lượng sữa đủ cho trẻ mỗi ngày là điều mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Thông thường, các bậc cha mẹ chọn sữa và bổ sung sữa cho con qua bảng ml sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi. Tuy nhiên, cùng một độ tuổi các trẻ lại có thể trạng, cân nặng khác nhau.
Thế nên, cách tính và bổ sung ml sữa cho trẻ theo cân nặng là một giải pháp tốt, phù hợp cho quá trình phát triển của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bảng ml sữa chuẩn cho bé theo cân nặng qua bài viết sau đây của H&H Nutrition nhé!
Vì sao nên có lượng sữa phù hợp cho bé?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với những mẹ có lượng sữa ít hay không đủ cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ thì việc bổ sung sữa công thức là điều hoàn toàn cần thiết. Ở mỗi độ tuổi và cân nặng, trẻ lại có nhu cầu dinh dưỡng và phát triển khác nhau.
Do đó, việc cung cấp lượng sữa phù hợp đóng vai trò quan trọng. Nếu cho trẻ uống quá nhiều sữa có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, các vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu,… Ngược lại, uống lượng sữa quá ít trong thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề về dinh dưỡng, có thể còi xương, suy dinh dưỡng, thấp còi.
Hơn nữa, với các trẻ có thể trạng yếu nếu không bổ sung đủ sữa, dinh dưỡng khiến trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh lý do các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Không chỉ vậy, mà lượng sữa mỗi ngày nếu quá ít cũng là nguyên nhân khiến trẻ kém phát triển về trí tuệ, khả năng nhận thức, học hỏi và các kỹ năng vận động cũng chậm phát triển hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Thế nên, lượng sữa đủ mỗi ngày, phù hợp với trẻ là vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Nếu lo lắng bổ sung sữa không đủ, các mẹ có thể tham khảo sự tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ để thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhất với độ tuổi và thể trạng của trẻ.
Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo cân nặng
Nếu chỉ dựa vào độ tuổi như đa số các mẹ hiện nay đang áp dụng thì sẽ không thể tính được lượng sữa phù hợp nhất đối với trẻ. Bởi cùng một độ tuổi sẽ có bé nhẹ cân, bé nặng cân nên chỉ dựa vào độ tuổi thì không khả quan, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Để có bảng ml sữa chuẩn cho bé theo cân nặng, ba mẹ nên tìm hiểu cả về bé bú sữa mẹ và bé bú sữa công thức:
Đối với các bé bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính đối với các trẻ sơ sinh bởi sữa mẹ hầu như là đầy đủ dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng của bé trong những năm đầu đời.
Trong khoảng 24 giờ đầu sau sinh, các mẹ nên cho trẻ bú khoảng 8 lần. Bởi mỗi lần bú trẻ sẽ bú rất ít khoảng 15ml và hầu như là tận dụng nguồn sữa non quý giá. Trong tháng đầu tiên, lượng sữa lý tưởng cho bé bổ sung khoảng từ 45-88ml trong mỗi lần bú.
Sau khoảng 1 tháng, lượng sữa cho trẻ ít nhất đạt 118ml mỗi cữ, song cũng tùy vào cân nặng mà các mẹ nên tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ để trẻ tiếp tục được phát triển tốt.
Khi đến 2 tháng tuổi, trẻ có thể tiêu thụ 118 – 148 ml sữa mỗi lần bú, cách nhau 3 – 4 giờ và đến 4 tháng thì lượng sữa cần 177ml, đến 6 tháng tuổi lượng sữa cần tăng đến 236ml sữa mẹ.
Ngoài ra, nếu cho trẻ bú mẹ hoàn toàn thì các mẹ không nên quá bận tâm mà đơn giản chỉ cần chỉ cần cho bé bú theo nhu cầu, hoặc bất cứ khi bé đòi ăn.
Đối với sữa công thức
Theo tư vấn dinh dưỡng, trẻ nên được bổ sung khoảng từ 163ml cho mỗi kg cân nặng. Thế nên, nếu trẻ khoảng 4.5 kg thì nên bú khoảng 739ml sữa công thức mỗi ngày.
Sau vài ngày đầu tiên, trẻ sơ sinh bú khoảng 60-90ml sữa công thức mỗi lần và bú cách nhau khoảng 3-4 giờ. Đến khoảng 1 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung cho bé khoảng 118ml sữa cách nhau mỗi 4 giờ.
Đối với sữa công thức, các mẹ lo lắng pha sữa không đúng chuẩn thì có thể áp dụng công thức tính lượng sữa bổ sung cho trẻ như sau:
- Lượng sữa bổ sung (ml) = 150ml x cân nặng hiện tại của trẻ
- Thể tích dạ dày của trẻ (ml) = cân nặng x 30
- Lượng sữa ở mỗi cữ ăn của trẻ (ml) = thể tích dạ dày của bé * ⅔
Ví dụ: Trẻ có trọng lượng là 4kg, thì sẽ cần lượng sữa là 4kg x 150 = 600ml sữa/ngày
Thể tích dạ dày của trẻ sẽ là 4kg x 30 = 120ml
Vậy lượng sữa mỗi cữ bổ sung cho bé sẽ là 120ml * ⅔ = 80ml
Mẹ có thể tham khảo và áp dụng công thức trên cũng như tùy vào sức ăn của trẻ mà điều chỉnh thêm. Ngoài ra, với những trẻ ở giai đoạn phát triển mạnh, mẹ có thể cho bé uống sữa nhiều hơn nhưng để phù hợp cần tham khảo sự tư vấn dinh dưỡng của bác sĩ. Để tránh trường hợp trẻ bị nôn trớ khi bú nhiều, mẹ nên cho trẻ nghỉ một chút sau khi bú được 1 nửa sữa lượng mỗi cữ.
Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi là bao nhiêu?
Bên cạnh bảng ml sữa chuẩn cho bé theo cân nặng, các mẹ cũng nên bổ sung sữa cho trẻ theo đúng độ tuổi. Các mẹ có thể tham khảo bảng ml sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi như sau:
Đối với trẻ bú mẹ:
Độ tuổi | Số lần bú mỗi ngày | Tần suất cho bú | Lượng sữa cho bé | Số lần bú ban đêm |
0-4 tuần | Theo nhu cầu | Theo nhu cầu | 60-90ml | Theo nhu cầu |
5-8 tuần | Theo nhu cầu | Mỗi 2-3 giờ | 60-120ml | 3-4 lần |
9-12 tuần/ 3 tháng | 8-10 lần | Mỗi 2-3 giờ | 90-120ml | 2-3 lần |
13-16 tuần/ 4 tháng | 6-10 lần | Mỗi 2-3 giờ | 90-120ml | 2-3 lần |
5 tháng | 6-10 lần | Mỗi 2-3 giờ | 90-120ml | 2 hoặc 3 lần |
6 tháng | 6-9 lần | Mỗi 3 giờ | 120-150ml | 1-2 lần |
7 tháng | 5-8 lần | Mỗi 3-4 giờ | 120-180ml | 1-2 lần |
8 tháng | 5-8 lần | Mỗi 3-4 giờ | 120-180ml | 1 hoặc 2 lần |
9 tháng | 5-8 lần | Mỗi 3-4 giờ | 120-180ml | 1 lần |
10 tháng | 4-6 lần | Mỗi 3-4 giờ | 120-180ml | 0-1 lần |
11 tháng | 4-6 lần | Mỗi 3-4 giờ | 120-180ml | 0 lần |
12 tháng | 4-6 lần | Mỗi 3-4 giờ | 120-180ml | 0 lần |
Đối với trẻ bú sữa công thức:
Độ tuổi | Số lần bú mỗi ngày | Tần suất cho bú | Lượng sữa cho bé | Số lần bú ban đêm |
0-4 tuần | Theo nhu cầu | Theo nhu cầu | 60-120ml | Theo nhu cầu |
5-8 tuần | 6-7 lần | Mỗi 3 giờ | 120ml | 2-3 lần |
9-12 tuần/ 3 tháng | 5 lần | Mỗi 3 giờ | 120-180ml | 2 hoặc 3 lần |
13-16 tuần/ 4 tháng | 5 lần | Mỗi 3-4 giờ | 120-180ml | 1-2 lần |
5 tháng | 4-5 lần | Mỗi 3-4 giờ | 180-210ml | 1-2 lần |
6 tháng | 4-5 lần | Mỗi 3-4 giờ | 180-240ml | 0-1 lần |
7 tháng | 4-5 lần | Mỗi 3-4 giờ | 180-240ml | 0 lần |
8 tháng | 4-5 lần | Mỗi 3-4 giờ | 180-240ml | 0 lần |
9 tháng | 4-5 lần | Mỗi 3-4 giờ | 180-240ml | 0 lần |
10 tháng | 3-5 lần | Mỗi 3-4 giờ | 180-240ml | 0 lần |
11 tháng | 2-4 lần | Mỗi 3-4 giờ | 180-240ml | 0 lần |
12 tháng | 2-3 lần | Mỗi 3-4 giờ | 180-240ml | 0 lần |
Dấu hiệu nhận biết trẻ đã bú sữa no và chưa no mẹ cần lưu ý
Để biết trẻ đã bú no hay chưa nó, các mẹ có thể theo dõi các dấu hiệu sau đây nhé:
Dấu hiệu nhận biết trẻ bú no
Khi lượng ăn đã đầy đủ, các mẹ sẽ thấy bé có biểu hiện sau đây:
- Khi no trẻ sẽ đẩy bầu ngực của mẹ hoặc bình sữa ra xa
- Trẻ ngủ thiếp đi trong lúc đang bú
- Trẻ lắc đầu hoặc ngậm miệng lại, hay đẩy tay không muốn ăn thêm
- Thay tã nhiều hơn: Vài ngày đầu sau khi sinh, khi trẻ chỉ cần dùng 1 – 2 chiếc tã mỗi ngày. Sau đó, sẽ dùng đến 5 – 8 miếng tã mỗi 24 giờ, cộng với 2 – 5 đi tiêu mỗi ngày.
- Tăng cân ổn định: 2 tuần đầu sau sinh cho đến 6 tháng tuổi, trẻ sẽ tăng khoảng 100 – 200 gram mỗi tuần. Từ tháng thứ 6 – 18, trẻ tăng khoảng 85 – 150 gram/tuần
- Trẻ rất năng động và vui vẻ: Khi được ăn uống đủ dinh dưỡng và no trẻ sẽ trông rất lanh lợi và hiếu động, không quấy khóc, vui vẻ vui chơi và ngủ ngon giấc.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chưa bú no
Một số dấu hiệu sau đây cho thấy trẻ bú chưa no nên mẹ cần điều chỉnh lượng ăn, và tham khảo ý kiến tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ để thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp:
- Nước tiểu của trẻ trở nên sẫm màu hoặc có màu cam trong tã
- Trẻ chỉ muốn ngủ chứ không chịu bú
- Trẻ không chịu giữ lấy bầu ngực hay bình sữa;
- Bé quấy khóc ngay sau khi được cho ăn
- Số lượng tã phải thay hàng ngày ít hơn so với bình thường
- Trẻ liên tục bị giảm và sụt cân
- Bầu ngực như còn nhiều sữa, nặng hơn
- Môi hay mắt của trẻ bị khô
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về bảng ml sữa chuẩn cho bé theo cân nặng của H&H Nutrition các mẹ có thêm kinh nghiệm trong chăm sóc dinh dưỡng cho con trẻ. Từ đó, giúp bé tăng cân đều, có nền tảng phát triển toàn diện tốt sau này!
>>> Xem thêm: