Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Vậy sau khi mới nâng mũi ăn rau răm được không? Nên bổ sung thực phẩm nào tốt và kiêng gì? Cùng H&H Nutrition tìm hiểu ngay.
Sau khi nâng mũi ăn rau răm được không?
Rau răm (thủy liễu) là loại rau có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng để chữa đau bụng lạnh, tràng ghẻ, cước, hắc lào, nôn, sốt hay ăn kèm với các món ăn để khử mùi tanh cũng như tăng hương vị cho món ăn.
Sau khi nâng mũi ăn rau răm được không, theo các bác sĩ thẩm mỹ, đây là loại rau nằm trong nhóm thực phẩm nên tránh. Bởi lẽ, rau răm có tính nóng, khi ăn dễ gây mất máu. Điều này ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương sau khi thực hiện nâng mũi. Tuy nhiên, sau khoảng 1 – 2 tháng, khi mũi đã ổn định, việc ăn rau răm không còn ảnh hưởng xấu.
Các loại thực phẩm nên bổ sung sau khi nâng mũi
Theo các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ, các loại thực phẩm nên bổ sung sau khi nâng mũi gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, bơ, chuối, khoai lang là nhóm thực phẩm giúp tăng cường sản xuất collagen trong cơ thể, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả.
- Thực phẩm giàu vitamin B: Cấp ẩm cho da, giúp làn da đều màu và căng bóng hơn. Bạn nên ăn đậu nành,cải bó xôi, khoai tây, yến mạch hay các loại hạt sau khi nâng mũi.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Bao gồm ổi, cam, kiwi, bưởi, đu đủ, anh đào vừa giảm bầm tím, sưng tấy, vừa thanh lọc cơ thể, thúc đẩy làm lành vết thương và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
- Thực phẩm giàu vitamin E: Cà chua, hạnh nhân, quả hạch, dầu ô liu, dầu dừa, hạt hướng dương,…ngăn ngừa nhiễm trùng rất tốt, cản trở quá trình oxy hóa và hỗ trợ miễn dịch.
- Thực phẩm giàu protein: Thúc đẩy tái tạo da và mạch máu mới giúp vết thương nhanh hồi phục. Sau khi nâng mũi, bạn nên ăn thịt lợn, lúa mì nguyên chất, lúa mạch đen, yến mạch,…
- Nhóm thực phẩm giàu axit folic và chất sắt: Có thể kể đến như sữa, gan động vật hay các loại rau xanh đậm với công dụng hỗ trợ quá trình tái tạo các tế bào máu, chống nhiễm trùng, sưng tấy.
- Cá béo: Cá thu, cá ngừ, cá hồi cung cấp Omega 3 chống viêm giảm đau, đồng thời kích thích khả năng tổng hợp collagen của da, cực rất quan trọng với những người mới nâng mũi.
- Quả mọng: Việt quất, mâm xôi, nho, dâu tây, lựu…không chỉ chứa nhiều nước, vitamin, axit amin giúp đẩy nhanh tốc độ liền vết thương, hạn chế sẹo và mưng mủ mà còn có nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin, quercetin, beta-carotene, ascorbic axit ổn định cấu trúc mũi và giúp lên form chuẩn đẹp hơn.
- Thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn): Sữa chua là nguồn cung cấp nhiều khoáng chất, chất đạm giúp phục hồi vết thương, ngăn viêm nhiễm và cải thiện sức khỏe sau phẫu thuật nâng mũi.
- Thực phẩm giúp lành sẹo và làm đều màu da: Các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, rau mầm, ớt chuông, bông cải xanh, khoai lang,…chứa hàm lượng carbohydrate, vitamin và khoáng chất cao.
- Uống đủ nước: Bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước/ngày để giảm tình trạng mất nước, sưng đỏ và nóng rát ở mũi.
Các loại rau nên ăn sau khi nâng mũi
Sau khi đã nắm rõ thông tin về vấn đề nâng mũi ăn rau răm được không, chắc hẳn bạn đọc thắc mắc vậy nên ăn rau gì tốt. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bạn nên thêm các loại rau có lá màu xanh đậm vào thực đơn hàng ngày. Đây là những loại rau có hàm lượng khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa cao giúp quá trình tái tạo tế bào diễn ra nhanh chóng và đồng thời ngăn ngừa thâm sẹo. Cụ thể như rau bina, súp lơ xanh, rau ngót, cải xoăn, cải ngọt, xà lách.
Bên cạnh đó, các loại củ như cà rốt, khoai lang, củ cải đường chống viêm hiệu quả, rất tốt cho mũi sau phẫu thuật. Bạn có thể hấp, luộc, làm salad, nấu canh hoặc phối hợp các loại rau củ thành nước ép, sinh tố để dễ uống, tránh nhai nhiều ảnh hưởng đến mũi mới phẫu thuật.
Sau khi nâng mũi nên kiêng những thực phẩm nào?
Nâng mũi ăn rau răm được không? – Các chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo nên hạn chế sử dụng rau răm, đặc biệt là các thực phẩm mà bạn đã có tiền sử dị ứng. Bởi nếu gặp phải tình trạng dị ứng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục và lên form mũi. Tùy vào cơ địa mỗi người mà sẽ dị ứng với các loại thực phẩm khác nhau. Do vậy, bạn có thể chủ động linh hoạt thay đổi thực đơn sao cho phù hợp nhất với bản thân.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được những thông tin hữu ích về vấn đề nâng mũi ăn rau răm được không, nên bổ sung thực phẩm gì và kiêng gì để có thể dễ dàng thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Chúc bạn sớm có được chiếc mũi lên form chuẩn, đẹp như ý. Nếu cần tư vấn dinh dưỡng, bạn vui lòng liên hệ với các chuyên gia của H&H Nutrition qua hotline 0888 844 732 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.
>>> Xem thêm:
- Mới nâng mũi ăn ốc được không?
- Top 3 loại sữa dành cho người mới phẫu thuật không nên bỏ qua
- Dịch vụ Khám Dinh dưỡng & Tư vấn Dinh dưỡng
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
Chuyên viên tư vấn
Hoàng Ngọc Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Phạm Thị Kiều Vy
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Minh Thuận
Cử nhân dinh dưỡng
Huỳnh Thị Lan Phương
Cử nhân dinh dưỡng
Nguyễn Thị Thoa
Cử nhân dinh dưỡng
Địa chỉ:
Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline:
Fanpage: Group:Hotline Đặt hàng: 088 8844 733
Hotline Tư vấn: 088 8977 433