Thực hư nước kiềm tự nhiên, kiềm nhân tạo và chế độ ăn thời hiện đại

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Có thông tin cho rằng nước uống kiềm có khả năng trung hòa acid cho cơ thể, từ đó phòng tránh được các bệnh như ung thư, tim mạch, lão hoá và nhiều điều “kỳ diệu” khác. Song song đó, nhiều đơn vị quảng bá máy lọc nước công nghệ ion kiềm với giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Những điều này có đáng tin cậy? Hãy cùng Ths. Bs Đặng Ngọc Hùng tìm hiểu vấn đề này dưới góc nhìn khoa học.

Đầu tiên, nước kiềm trước hết là nước. Nước chiếm tỉ lệ 90% ở trẻ sơ sinh và giảm dần chỉ có 50% tỷ lệ trọng lượng ở người già. Cơ thể chúng ta cần nước để bù lượng nước đã mất đi mỗi ngày do quá trình điều hòa thân nhiệt, hòa tan chất cặn bã,… Ước tính con người chỉ có thể sống sót từ 2 đến 4 ngày nếu không có nước. Vì lẽ đó, vai trò của nước với sự sống là không thể phủ nhận. Vậy bạn biết gì về nước?

1. Thành phần nước uống

Mỗi ly nước chúng ta uống bao gồm các thành phần:

  • Vi sinh vật
  • Các chất vô cơ: gồm cả khoáng chất và kim loại nặng
  • Chất hữu cơ
  • Chất bảo vệ thực vật
  • Chất khử trùng
  • Chất phóng xạ

Chính những thành phần kể trên có thể sẽ ảnh hưởng đến độ pH của nước và nhờ thang đo pH của nước chúng ta sẽ biết được nước có tính acid hay tính kiềm. Các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đến pH của nước bao gồm: các acid vô cơ, hữu cơ có trong nước, các kim loại trong nước, các ion tự do…. Hiện nay theo quy định nước uống của Bộ Y Tế thì nguồn nước có pH từ 6.5 – 8.5 là đạt tiêu chuẩn – nghĩa là theo quy định nước uống sẽ mang hướng kiềm (> 7 được gọi là pH kiềm). Gần đây chúng ta thường hay bắt gặp các thông tin về máy ion kiềm, máy tạo kiềm với độ pH cao từ 8.5 – 11 để giải quyết vấn đề acid dư của cơ thể và giảm thiểu ung thư. Điều này có thật sự đúng?

Thực đơn sau chuyển phôi
Thành phần nước uống

2. Ý nghĩa của tính acid và tính kiềm trong thực phẩm

Hiện nay trong ngành dinh dưỡng có sử dụng 1 thang đo có tên là PRAL (Potential Renal Acid Load) để xác định khả năng acid của thực phẩm hay chế độ ăn.  Công thức này có thể tính toán hiệu ứng acid hóa gần đúng của các loại thực phẩm ăn vào dựa trên số lượng magie, phốt pho, protein, canxi, kali. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã công nhận và sử dụng công thức trong các tài liệu chuyên môn và tài liệu sử dụng cho cộng đồng.

PRAL (mEq/d)= Photpho × 0,0366 + Protein × 0,4888 – [Kali × 0,0205 + Canxi × 0,0125 + Magie × 0,0263]

Sau khi tính toán thực phẩm dựa trên công thức trên nếu ra <0 nghĩa là thực phẩm đó tiềm năng kiềm và nếu như kết quả >0 thì thực phẩm đó tiềm năng acid. Nghĩa là thực phẩm nào chứa nhiều photpho, đạm nhiều mà chứa ít kali, canxi, magie thì mức acid cao và ngược lại.

Một điều thú vị đó là chế độ ăn của tổ tiên loài người thời tiền sử có chế độ ăn rất kiềm (khoảng – 82 mEq/d) trong khi đó chế độ ăn hiện đại người Mỹ hiện nay lại rất acid (khoảng + 48 mEq/d). Ở một nghiên cứu khác so sánh về tiềm năng acid và kiềm các chế độ ăn thì người ta thấy rằng. Chế độ ăn càng lành mạnh có xu hướng kiềm nhiều hơn. Ví dụ như: Chế độ ăn Địa Trung Hải là chế độ ăn lành mạnh nhất thế giới có PRAL: – 0.39, chế độ ăn DASH là +10.63, chế độ ăn chay là +7.36, chế độ ăn theo USDA khuyến nghị là: +3.4.

Một chế độ ăn thặng dư quá nhiều acid bắt buộc cơ thể phải dùng các cơ chế cân bằng từ các cơ quan như: hệ hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu thậm chí là cơ xương để giữ sự cân bằng. Trong quá trình này có thể gây thất thoát các dưỡng chất như canxi, glutamine… để trung hòa acid. Về lâu dài sự rối loạn cũng góp phần gây nên các rối loạn chuyển hóa khác và các bệnh lý mạn tính về sau. Vì vậy chúng ta nên hướng về chế độ ăn nhiều kiềm.

3. Hiểu đúng về kiềm hoá nước: Làm sao để tốt cho sức khỏe?

Quay lại câu chuyện về nước kiềm, chúng ta thấy rằng nước uống cũng sẽ góp phần tạo nên tính cân bằng acid và kiềm cho cơ thể khi uống vào. Nếu như chế độ ăn quá nhiều acid như hiện nay thì nước uống giàu kiềm cũng là sự lựa chọn phù hợp để góp phần cải thiện tính acid đó. Tuy nhiên tính kiềm nên ở đây đó chính là các khoáng tự nhiên có trong nước.

Hiện nay, người ta lấy câu chuyện tính acid của cơ thể để tạo ra loại nước kiềm với cách làm nhân tạo bằng cách điện phân nước để tạo ra 2 loại ion (H+) và (OH-), điều này cũng có thể tạo ra tính kiềm của nước nhưng kiềm ở đây là kiềm pH chứ không phải kiềm bằng các loại khoáng mà cơ thể cần. Vậy nên việc bổ sung nước kiềm dưới dạng các loại nước ion kiềm nhân tạo không giúp chúng ta giải quyết vấn đề cơ thể đang gặp phải mà chỉ có giá trị về mặt tâm lý mà thôi mà với chi phí có thể lên đến vài chục triệu đồng là lãng phí và không cần thiết.

4. Công nghệ CDI lọc tinh giữ khoáng – Giải pháp bổ sung khoáng cho cơ thể hiệu quả 

Thực tế chúng ta cần kiềm từ các khoáng chất lành mạnh từ thực phẩm, tuy nhiên hiện nay với tình hình trồng trọt rút ngắn thời vụ, chăn nuôi dùng nhiều hóa chất dẫn đến các loại thực phẩm dư thừa năng lượng nhưng lại nghèo khoáng chất. Việc có các khoáng kiềm từ nước là giải pháp bù đắp phần nào bị thiếu hụt. Để giải quyết bài toán này, Trên thế giới đã có công nghệ lọc nước rất hiện đại bằng cách sử dụng công nghệ giữ lại được hàm lượng khoáng tự nhiên trong nước như: magie, kali, canxi,… để tạo được độ kiềm rất tự nhiên cho nước.

Thực hư nước kiềm tự nhiên, kiềm nhân tạo và chế độ ăn thời hiện đại
Máy lọc nước Maxdream

Công nghệ này làm sạch nước dựa trên các đặc tính của nước như mô tả ở phần 1 nhằm loại bỏ các tạp chất hữu cơ, các chất vô cơ kim loại nặng, vi sinh vật, chất khử trùng, chất phóng xạ có hại mà vẫn giữ lại được các khoáng tự nhiên một cách khéo léo. Đặc biệt, công nghệ cũng hướng đến sự tiết kiệm nước thải với tỷ lệ xả thải chỉ từ 5% – 20% từ đó giúp tiết kiệm tài nguyên nước ngọt đang dần khan hiếm cũng như bảo vệ nguồn nước hiệu quả hơn. Và công nghệ này có tên gọi là công nghệ CDI do chính người Việt – Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết nghiên cứu phát triển trên thực tế 100% nguồn nước Việt Nam trong suốt hơn 13 năm. Từ năm 2010 khi học tại ĐH Florida Mỹ cho đến hiện nay với các sản phẩm ứng dụng CDI thành công mang thương hiệu Maxdream.

CDI của TS.Quyết không những được sự công nhận của các giáo sư tiến sĩ dẫn đầu tại trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, mà còn được sự công nhận đến từ các đồng nghiệp quốc tế như giáo sư. Ing.Jan Hoinkis của ĐH HKA Đức và giáo sư Mika Manttari của ĐH LUT Phần Lan. Đây là niềm vinh dự cho khoa học Việt Nam và là sản phẩm cần thiết cho mỗi gia đình, công ty để có nguồn nước lọc an toàn và tốt cho sức khỏe.

Thực hư nước kiềm tự nhiên, kiềm nhân tạo và chế độ ăn thời hiện đại
Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết

Cuối cùng, chúng ta đã quan tâm nhiều đến ăn thế nào để khỏe nhưng lại chưa quan tâm đúng mức đến nguồn nước. Nếu ngày xưa chỉ cần uống nước mưa, nước giếng, nước suối… thì điều này không còn an toàn nữa. Việc chăm chút nguồn nước bằng cách giữ những khoáng chất lành mạnh trong nguồn nước bằng công nghệ hiện đại là 1 phần giúp chúng ta có sức khỏe tốt và việc hiểu đúng nguồn nước khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta lựa chọn giải pháp thông minh thay vì chỉ tin theo những tin đồn các loại nước kiềm hay các loại nước được thần thánh quá mức như hiện nay.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition