Trẻ thiếu máu nên ăn gì? Những điều mẹ không thể không biết

Trẻ thiếu máu nên ăn gì? Đây là câu hỏi khó cho các bà mẹ có con bị thiếu máu. Trên thực tế, một số loại bệnh thiếu máu có thể điều trị và ngăn ngừa tại nhà bằng chế độ ăn lành mạnh và hợp lý. Vậy các mẹ hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu trẻ thiếu máu nên ăn gì nhé!

Hiện nay tình trạng thiếu máu rất phổ biến ở trẻ, trong đó thiếu máu dinh dưỡng là chủ yếu và một trong những cách điều trị hiệu quả là cung cấp cho trẻ chế độ ăn bổ sung các chất tạo máu là sắt, acid folic, vitamin B12 qua các thực phẩm như thịt, hải sản, trái cây, rau xanh.

Trẻ thiếu máu
Trẻ thiếu máu nên ăn gì? Những điều mẹ không thể không biết

Bệnh thiếu máu ở trẻ em

Thiếu máu là tình trạng rất phổ biến ở trẻ. Thống kê cho thấy có có khoảng 222 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới bị thiếu máu, tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển là 51%, ở các nước phát triển là 12%. Ở Việt Nam tỉ lệ này là 48,5% ở vùng đồng bằng miền Bắc. Theo điều tra của Viện dinh dưỡng Việt Nam, tỉ lệ trẻ bị thiếu máu của trẻ em Việt Nam từ 6 – 24 tháng tuổi lên đến 51,2%. Đặc biệt hàm lượng sắt trên bữa ăn mới chỉ đạt khoảng 30% – 50% nhu cầu của trẻ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở trẻ như thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu do bệnh lý cơ quan tạo máu, thiếu máu do tan máu, chảy máu, … Trong đó thiếu máu dinh dưỡng (tức là thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, vitamin B12, acid folic, magie, kẽm, đồng, coban…) là nguyên nhân thường gặp nhất và thiếu máu thiếu sắt là phổ biến nhất.

Tình trạng thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trong tương lai của trẻ. Thiếu máu khiến trẻ chậm phát triển, trí nhớ kém, chậm tư duy, giảm sự vận động, chậm biết đứng, biết đi; móng tay, chân biến dạng; giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Điều trị thiếu máu phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ở trẻ em nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu máu dinh dưỡng. Do đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày được xem là yếu tố rất quan trọng trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Vậy, trẻ thiếu máu nên ăn gì?

Xem thêm: Giải pháp dinh dưỡng hữu hiệu cho trẻ thiếu máu

Trẻ thiếu máu nên ăn gì?

Các loại thịt đỏ

Các loại thịt có chứa nhiều sắt thường là các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn nạc, thịt lợn phần bắp đùi. Trong đó thịt bò và thịt cừu là hai loại thịt chứa nhiều sắt nhất, trong 100g thịt bò loại 1 chứa 3,1mg sắt. Những loại thịt này còn chứa phức hợp heme-sắt, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu lượng sắt cần thiết.

Ngoài ra, các loại thịt đỏ còn là nguồn cung cấp hàm lượng lớn vitamin B12. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng giúp hạ cholesterol trong cơ thể một cách hiệu quả.

dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu
Thịt bò rất tốt cho trẻ bị thiếu máu

Gan động vật

Trẻ thiếu máu nên ăn gì? Câu trả lời đó là gan động vật. Những bé bị thiếu máu nên bổ sung gan động vật trong thực đơn hàng ngày.

Các loại gan động vật tốt nhất cho bé là gan gà, gan ngỗng, gan lợn, gan bò. Gan động vật là loại thực phẩm chứa nhiều sắt, trong đó, gan lợn chứa hàm lượng nhiều nhất với 12mg sắt trên 100 gram gan lợn sống.

 Hơn nữa gan động vật còn giàu vitamin B12 và chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B, vitamin D cùng các khoáng chất khác giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Hải sản

Bên cạnh các loại thịt đỏ và gan động vật, hải sản là thực phẩm cũng chứa rất nhiều sắt và các vitamin B12 và các vitamin khác tốt cho sức khỏe của trẻ nói chung và trẻ bị thiếu máu nói riêng. Các loại hải sản có thể kể đến như cá, nghêu, sò, ốc, hến, trai, tôm, cua…

Nghiên cứu cho thấy khoảng hai mươi con sò nhỏ có thể cung cấp lên đến 53mg sắt tương đương 295% lượng sắt cơ thể cần thiết mỗi ngày. Trong 100g cua bể tới 3,8mg sắt và trong 100g hàu có chứa tới 7,2mg sắt. Cá thu cũng là nguồn thực phẩm góp phần bổ sung lượng sắt đáng kể cho bé.

Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của hải sản có chứa nhiều protein và vitamin B12. Trong 150 gam cá mòi cung cấp khoảng 554% vitamin B12 giá trị ăn hàng ngày. Trong 100 gam cá ngừ nấu chín cung cấp 10.9 mcg vitamin B12 (453% giá trị ăn hàng ngày). Trong 20 con ngao có thể cung cấp tới 7,000% vitamin B12 giá trị ăn hàng ngày và được chứng mình là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt.

Các loại rau có màu xanh đậm

Các loại rau xanh là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các loại cải như: cải xoăn, cải xoong, cải bó xôi (còn gọi là rau bina, rau chân vịt) là những loại rau chứa nhiều sắt nhất. Các loại rau xanh lành mạnh này chắc chắn sẽ giúp trẻ ngăn ngừa sự thiếu máu thiếu sắt của trẻ. Bạn sẽ cung cấp cho con 2,7 mg sắt trong 100 g rau bina.

Rau diếp cũng là một sự lựa chọn hợp lý cho trẻ thiếu máu. Trong rau diếp có chứa hàm lượng sắt và kẽm nhất định. Việc ăn thường xuyên loại rau này không những giúp bù sắt mà còn có thể giúp bé phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, huyết áp cao,…

Ngoài ra, các loại rau này cũng chứa nhiều hàm lượng acid folic. Bông cảnh xanh, bắp cải, súp lơ là nhóm thực phẩm xếp đầu bảng. Trung bình 1/2 bát cho ta 51mg acid folic. Bông cải xanh, súp lơ, bắp cải rất hợp để bổ sung acid folic vì nó dễ ăn, dễ tiêu hóa, không gây phản ứng phụ và có sẵn.Theo nghiên cứu thì một suất ăn rau diếp, xà lách (khoảng 80g) cung cấp cho cơ thể 16% nhu cầu acid folic mỗi ngày.

Ngoài acid folic rau diếp, xà lách còn giàu dưỡng chất như protein, vitamin A, K, C và mangan, magie, canxi, sắt, kali, chất xơ và kẽm. Vì vậy, giới ẩm thực và dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày theo sở thích của mỗi người và đặc biệt là trẻ thiếu máu dinh dưỡng.

Ngoài ra một số loại rau củ chứa nhiều sắt, vitamin B12 và acid folic như: rau ngót, khoai tây hay các loại đậu đỗ, bí ngô, cà chua, rau muống… Bí ngô cũng là loại thực phẩm giàu sắt và kẽm. Sắt có trong một quả bí ngô có thể lên tới khoảng 34mg tương đương với 188% lượng sắt cần thiết, từ đó tạo ra hemoglobin. Đây là hợp chất giúp bổ sung máu cho cơ thể hiệu quả.

rau củ quả bổ máu
Các bậc cha mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm này vào trong chế độ ăn uống của trẻ mỗi ngày, giúp trẻ bù lại lượng máu còn thiếu trong cơ thể.

Các loại trái cây

Đối với các loại trái cây thì trẻ em thiếu máu nên ăn gì? Một số loại trái cây giúp hỗ trợ bé bổ sung sắt và acid folic cho cơ thể cần được thêm vào trong chế độ ăn hàng ngày. Có thể kể đến như dưa hấu, nho, dâu tây, đu đủ, chuối, chà là, mận, nhóm quả mọng…

  • Mận: Một loại trái cây chứa nhiều sắt, tốt cho trẻ thiếu máu. Trong 100g mận sấy khô có thể chứa tới 1,2mg sắt. Điều này giúp mận trở thành một loại quả bổ sung sắt hiệu quả. Các vitamin và khoáng chất có trong mận còn có thể bình thường hóa độ đường trong máu. Nó sẽ giúp trẻ ngăn ngừa được các bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Dưa hấu: Loại trái cây đầu tiên có thể kể đến tốt cho trẻ thiếu máu. Trong 100g dưa hấu chứa 1.0mg sắt. Đây là loại quả rất ngon miệng, hấp dẫn trẻ. Nó cũng bổ sung các dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe. Ngoài việc bổ sung sắt cho trẻ, dưa hấu còn chứa nhiều dinh dưỡng giúp lợi tiểu, chữa trị bệnh viêm thận và bệnh huyết áp cao.
  • Dâu tây và quả mâm xôi: Đây là hai loại trái cây giàu cacbonhydrat, phytonutrient, folate, kẽm và sắt. Hàm lượng sắt có trong hai loại quả này đủ để cung cấp lượng máu còn thiếu trong cơ thể trẻ. Nó cũng giúp lưu thông khí huyết hiệu quả. Hơn nữa, dâu tây và mâm xôi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa. Bởi vậy nó giúp bé tạo dựng nên một hệ thống miễn dịch kiên cố cho cơ thể.
  • Một số loại trái cây khác: Bên cạnh các loại trái cây chứa nhiều sắt thì cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung cho trẻ bị thiếu máu những loại quả chứa nhiều vitamin C. Các loại quả này sẽ hỗ trợ bé trong việc hấp thụ sắt. Có thể kể đến một số loại như cam, quýt, ổi, kiwi…

Xem thêm: Các bài viết khác về Dinh dưỡng cho trẻ em

Trên đây là các thực phẩm tốt cho trẻ thiếu máu. Tuy nhiên, cha mẹ nên chú ý bổ sung song song vitamin C cho trẻ để giúp hấp thụ sắt và không ăn cùng các thực phẩm giàu canxi như sữa, ngũ cốc sẽ cản trở hấp thu sắt. Quan trọng hơn, khi trẻ có các biểu hiện thiếu máu trầm trọng hơn, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế và được bác sĩ thăm khám, tư vấn.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition