Trẻ từ 1 đến 5 tháng tuổi bị nôn trớ – 3+ Giải pháp hữu hiệu dành cho mẹ

Trẻ ở độ tuổi nào hay bị nôn trớ, nôn trớ có nguy hiểm hay không và ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ? Trẻ từ 1 đến 5 tháng tuổi tuổi bị nôn trớ là bình thường hay bất thường? Để giải đáp thắc mắc về nôn trớ ở trẻ từ 1 đến 5 tháng tuổi chúng ta hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu nhé !

Trẻ 3 tháng tuổi bị nôn trớ
Trẻ 3 tháng tuổi bị nôn trớ nguyên nhân do đâu?

Nôn là tình trạng các chất trong dạ dày hoặc ruột bị đẩy ra ngoài qua miệng, do sự co bóp của dạ dày ruột kèm theo sự co thắt của các cơ vân thành bụng.

Trớ là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng, hoặc có thể qua miệng ra ngoài số lượng ít, do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nôn trớ là triệu chứng của đường tiêu hóa hay gặp, đặc biệt ở trẻ em từ 1-5 tháng tuổi.

Xem thêm:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ từ 1-5 tháng tuổi

Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc bé từ 1 đến 5 tháng tuổi

  • Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no trẻ thường dễ nôn trớ ngay sau khi ăn hoặc khi thay đổi tư thế
 Trẻ 4 tháng tuổi bị nôn trớ
Trẻ 4 tháng tuổi nôn trớ do bú quá no
  • Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ từ 1 đến 5 tháng tuổi nuốt phải nhiều khí vào dạ dày gây đầy hơi nôn trớ.
  • Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay.
  • Quấn tã chăn quá chật: đặc biệt ở trẻ từ 1- 5 tháng tuổi dễ bị nôn trớ khi mẹ quấn tã quá chặt.
  • Dị ứng với sữa bò hoặc thức ăn khác: nôn thường kèm theo nổi mề đay, chàm, hen hoặc ỉa chảy.

Do vậy để hạn chế tình trạng nôn trớ của trẻ từ 1-5 tháng tuổi mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn và chế độ chăm sóc trẻ.

Nôn trớ của trẻ từ 1 đến 5 tháng tuổi trong bệnh lý nội khoa

  • Các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, bệnh lý làm giảm nhu động ruột
  • Viêm đường hô hấp trên: viêm mũi họng, viêm tai
trẻ từ 1 đến 5 tháng bị nôn trớ
Viêm mũi họng dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ
  • Bệnh nhiễm trùng thần kinh: viêm não, viêm màng não
  • Tăng áp lực nội sọ: Xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrombin
  • Hội chứng sinh dục thượng thận
  • Do rối loạn thần kinh thực vật: hay gặp là co thắt môn vị
  • Dị ứng với protein sữa bò: không dung nạp chất gluten (bệnh Celiac)

Nôn trớ trong bệnh lý ngoại khoa

  • Nôn do dị tật đường tiêu hóa: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản: thường nôn ngay trong những ngày đầu mới sinh
  • Nôn do tắc ruột, xoắn ruột: thường kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung đại tiện, đi ngoài phân có máu, dịch dạ dày.
  • Nôn do các bệnh cấp cứu ngoại khoa đường tiêu hoá: lồng ruột, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc

Ngoài những nguyên nhân do sai lầm về ăn uống và chăm sóc các mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ từ 1 đến 5 tháng tuổi có nôn trớ bất thường, nôn trớ liên tục để kịp thời đưa con đi khám bác sĩ và phát hiện sớm các bệnh lý bất thường khác.

Xử trí và chăm sóc trẻ từ 1 đến 5 tháng tuổi bị nôn trớ

Xử trí khi trẻ nôn trớ

Ngay khi trẻ nôn trớ

  • Nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn.
  • Làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi (miệng trước, mũi sau)
trẻ từ 1 đến 5 tháng bị nôn trớ
Cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để trẻ không bị hít chất nôn trớ vào phổi
  • Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật hết chất nôn còn lại trong họng ra ngoài
  • Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay những đồ vải có dính chất nôn cho trẻ. Khi trẻ đã hết cơn nôn cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ.
  • Giúp trẻ ngủ từ từ.
  • Không dùng thuốc chống nôn hoặc loại thuốc dân gian khi chưa có chỉ định hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ
  • Tiếp tục theo dõi trẻ

Hướng dẫn chăm sóc trẻ nôn trớ từ 1-5 tháng tuổi

  • Nếu nôn trớ do sai lầm về ăn uống và chăm sóc chưa đúng cách. Mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, chế độ chăm sóc và theo dõi tiếp tại nhà
  • Nếu trẻ nôn trớ bệnh lý: cần giải quyết nguyên nhân phải đưa đến cơ sở y tế.

Chia nhỏ bữa ăn của bé: mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.

Không để bé nằm ngay khi ăn: Ẵm đứng trẻ 30 phút sau ăn để hạn chế tình trạng nôn trớ hoặc tìm cách cho trẻ ợ hơi để giải thoát khí dư thừa do trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị nuốt khí trong lúc bú mẹ hoặc bú bình.

Cho trẻ bú đúng cách: Hướng dẫn bà mẹ tư thế bú đúng, cách ngậm bắt vú đúng. Cho trẻ bú từ từ, đủ cữ, không ép trẻ ăn quá no. Nếu trẻ ăn hỗn hợp thì nên hướng dẫn mẹ cách cho trẻ bú bình, cách pha sữa.

trẻ từ 1 đến 5 tháng bị nôn trớ
Cho trẻ bú đúng tư thế để hạn chế tình trạng nuốt khí

Tư thế ngủ: Cho bé nằm đầu cao một góc 30 độ, làm cho thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.

Bổ sung canxi cho trẻ: Nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.

Xem thêm: Bổ sung Canxi, hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đối với bé bú sữa công thức hãy cân nhắc đổi sữa có hàm lượng đạm whey cao hơn để giúp bé hấp thu tốt hơn, ngoài ra có thể lựa chọn những loại sữa đặc trị cho trẻ em nôn trớ cũng giúp bé cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa trên.

Xem thêm: Sữa France Lait AR dành cho trẻ nôn trớ

Mẹ có thể tham khảo cách massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ. Và cách massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ ở trẻ.

Nôn trớ ở trẻ từ 1-5 tháng tuổi thông thường hoàn toàn có thể được cải thiện nếu mẹ cải thiện một vài thói quen nhỏ khi chăm sóc bé.

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ

  • Sau khi đã điều chỉnh mà nôn trớ không cải thiện
  • Trẻ sốt, lơ mơ, co giật, nôn liên tục, chất nôn có máu hay dịch mật (xanh, vàng)
trẻ từ 1 đến 5 tháng bị nôn trớ
Trẻ nôn trớ nhiều và liên tục cần được đưa đi khám bác sĩ
  • Trẻ có cơn ngừng thở, tím tái.
  • Thở nhanh, co lõm nhiều.
  • Khò khè hoặc ho kéo dài.
  • Chậm lên cân, quấy khóc bứt rứt nhiều.

Nôn trớ ở trẻ từ 1-5 tháng tuổi sẽ giảm dần khi trẻ từ 6-12 tháng tuổi và tự hết sau 1 năm đầu đời do hệ tiêu hoá của trẻ bắt đầu hoàn thiện dần. Tuy nhiên không vì vậy mà bố mẹ lại chủ quan khi thấy con mình bị nôn trớ. Hi vọng qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp thêm cho các mẹ những kiến thức bổ ích về chăm sóc và xử trí trẻ nôn trớ ở trẻ từ 1-5 tháng tuổi.

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

2/5 - (1 bình chọn)

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition