Bé ăn được mà không tăng cân – Nguyên nhân do đâu?

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Bé ăn được mà không tăng cân, tăng chiều cao do đâu? Đây là tình trạng của nhiều bé khiến bậc phụ huynh đau đầu không biết nguyên nhân do đâu. Nếu như bé biếng ăn thì hoàn toàn dễ hiểu nhưng bé ăn nhiều, ăn rất tốt mà vẫn không béo được thì các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ và tìm cách khắc phục.

Bé ăn được mà không tăng cân? Nguyên nhân có thể đến từ thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, hoặc tình trạng sức khỏe của bé đang có vấn đề. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn các nguyên nhân khiến bé không thể tăng cân trong trường hợp này.

Nguyên nhân bé ăn được mà không tăng cân

Ăn nhiều nhưng không đủ chất

Các bậc phụ huynh luôn cho rằng trẻ ăn nhiều và đúng giờ sẽ tăng cân tốt. Thế nhưng sự thật các bữa ăn cần đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể thì bé mới dễ tăng cân. Nhu cầu cơ thể không thể chỉ đong đếm bằng số lượng, điều quan trọng chính là chất lượng bữa ăn. Khi cơ thể phát triển cũng cần lượng thức ăn nhiều hơn vì thế cần có sự điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con phát triển.

Theo các chuyên gia, chúng ta nên ăn 15 – 20 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày để đủ chất dinh dưỡng. Hầu hết các bậc phụ huynh chiều con sẽ cho bé ăn theo sở thích mà chưa chú ý đến số lượng cũng như tính đa dạng của thực phẩm để đảm bảo đủ dưỡng chất.

Ăn nhiều nhưng dư thừa

Đây là trường hợp ít gặp và có thể khó tin nhưng khi đưa vào cơ thể trẻ số lượng thức ăn vượt quá khả năng tiêu hóa của bé (bé không tiêu hóa kịp). Phần thức ăn này sẽ không thể hấp thụ hết vào cơ thể khiến bé no hoặc gây tiêu chảy làm bé chướng bụng, khó tiêu dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn và sụt cân.

Ăn nhiều nhưng không phù hợp

Cơ thể của mỗi người đều có khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn khác nhau nên trẻ có thể ăn nhiều so với trẻ đồng trang lứa nhưng lại hấp thu chất dinh dưỡng kém hơn. Vì vậy, cần phải chú ý cho trẻ ăn với một lượng đủ để trẻ dễ dàng hấp thu hết các chất dinh dưỡng và phát triển tốt.

Một số trẻ có bệnh lý ở đường ruột, bệnh lý gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng, bất dung nạp thức ăn,… làm hạn chế khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn.

Trẻ mắc một số bệnh về nội tiết như: Suy giáp trạng, lùn tuyến yên,… cũng là những nguyên nhân chậm lớn.

Bé hiếu động

Một số trường hợp trẻ có chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy. Những bé quá hiếu động chạy nhảy nhiều cũng tiêu hao năng lượng nhiều nên ăn nhiều vẫn tăng cân chậm.

Bé bị giun, sán

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun sán hơn người lớn, khi nhiễm bệnh giun sán sẽ ký sinh trong đường ruột sẽ hút hết các chất dinh dưỡng từ thức ăn khiến bé không hấp thu được dưỡng chất dẫn đến tình trạng gầy gò, chậm tăng cân, hay đau bụng, rối loạn hệ tiêu hóa. Giun sán có thể lây nhiễm qua đường ăn uống do thức ăn không sạch hoặc chưa nấu chín. Do đó đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân.

Theo các bác sĩ khi bé từ đủ 2 tuổi trở lên mới được tẩy giun. Tuy nhiên có thể tẩy sớm hơn khi được sự cho phép của bác sĩ, vì vậy đừng ngần ngại đưa bé đi khám định kỳ.

Bé hấp thu kém, hệ tiêu hoá không tốt

Một số bệnh lý ở hệ tiêu hóa khiến bé ăn được nhưng không tăng cân có thể kể đến như trào ngược, tiêu chảy, táo bón, bất dung nạp thức ăn. Lúc này cơ thể bị giảm khả năng hấp thụ, khó tiêu hóa được lượng thức ăn “khổng lồ”, lâu dần dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Để lâu có thể gây lên bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Ngoài góc độ bệnh lý, hệ tiêu hóa của trẻ lúc nào cũng có lợi và hại khuẩn. Khi lượng lợi khuẩn yếu đi, hại khuẩn tấn công và gây rối loạn tiêu hóa, hoặc sinh ra các chất cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng tại ruột non.

Bé ăn được mà không tăng cân - Nguyên nhân do đâu?
Bé ăn được mà không tăng cân – Nguyên nhân do đâu?

Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho bé theo độ tuổi

Dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có 2 nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ và sữa ngoài. Dinh dưỡng trong sữa mẹ phụ thuộc vào chế độ ăn của người mẹ. Do đó các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất vào chế độ ăn uống hàng ngày, đảm bảo đủ 4 nhóm chính là chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Với sữa ngoài, cha mẹ nên lựa chọn những thương hiệu lớn, phù hợp với tuổi của con.

Đừng quên số cữ uống và lượng sữa mỗi cữ sẽ thay đổi theo từng độ tuổi của trẻ. Nếu cha mẹ chưa biết chính xác con cần uống bao nhiêu sữa là đủ có thể tham khảo bài viết của H&H Nutrition.

Dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng tuổi

Trên 6 tháng tuổi là trẻ đã có thể ăn dặm. Lúc này sữa vẫn là nguồn thức ăn chính, các bữa ăn dặm sẽ góp phần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Nếu trong thời gian này bé ăn nhiều nhưng không tăng cân thì các bậc cha mẹ chú ý cần phải cân đối 4 nhóm thực phẩm là:

  • Chất đạm từ thịt, gà, cá, trứng
  • Tinh bột từ yến mạch, khoai tây, gạo tẻ
  • Chất béo từ các loại hạt hoặc mỡ động vật
  • Vitamin và khoáng chất từ rau xanh, xoài chín, đu đủ, chuối tiêu,…
  • Để bé hấp thụ một cách tốt nhất các dưỡng chất có trong thực phẩm, thời gian đầu mẹ nên cho bé ăn dặm 1-2 bữa/ ngày, sau đó tăng dần lên nhưng cần tạo thói quen ăn đúng giờ

Cách khắc phục tình trạng bé ăn được mà không tăng cần

  • Chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp

Nếu như nguyên nhân bé chậm tăng cân là do sữa bé không đủ chất dinh dưỡng thì mẹ cần cải thiện bữa ăn của mình. Cần chú trọng xây dựng thực đơn, sao cho đảm bảo đủ 4 nhóm chính là chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin.

Với những bé ăn sữa ngoài, mẹ nên chọn loại sữa có thương hiệu phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của con.

Những bé ăn dặm mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng các loại thực phẩm, tránh ép bé ăn quá nhiều so với nhu cầu cơ thể, dễ khiến bé gặp phải tình trạng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa

  • Chế biến đúng thức ăn

Cách chế biến món ăn cũng ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng, nếu chế biến không đúng cách sẽ gây hao hụt các dưỡng chất có trong thực phẩm. Thêm vào đó việc sử dụng nguồn thực phẩm kém chất lượng, bị nhiễm khuẩn hay không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột hoặc là tiêu chảy. Hạn chế cho bé ăn lại thực phẩm cũ, đun nấu nhiều lần.

  • Bổ sung thực phầm giàu chất xơ

Chất xơ là không thể thiếu để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất, nhóm thực phẩm này còn có vai trò làm tăng nhu động ruột, ngăn ngừa, điều trị táo bón, đầy hơi. Các bé thường rất lười ăn rau xanh nên bố mẹ nên khéo kéo sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, ngũ cốc, rau, củ trong các bữa ăn của bé.

  • Tránh thực phẩm khó tiêu

Càng bé hệ tiêu hóa của trẻ càng yếu, bố mẹ nên chọn những thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu, lành tính, hạn chế đồ chiên rán, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ hoặc những thực phẩm trẻ bị dị ứng. Việc khó tiêu gây ra cảm giác đầy bụng không đói, trẻ mất cảm giác thèm ăn. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều mà không tăng cân.

  • Cho trẻ uống đủ nước

Nước chiếm tới 98% của sự sống, nó giúp điều hòa, trao đổi các chất dinh dưỡng ở trong cơ thể. Trao đổi chất tốt bé sẽ tăng cân rất nhanh, ngược lại tức là khả năng hấp thu của bé kém.. Vì vậy để bé tăng cân đều mẹ hãy động viên uống đủ 2 lít nước và vận động cơ thể mỗi ngày.

  • Cho trẻ tẩy giun định kỳ

Giun là nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều mà không tăng cân khá phổ biến. Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, trẻ nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bé cũng như can thiệp kịp thời bố mẹ đừng ngại đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về chế độ ăn. Điều này sẽ quyết định sự phát triển của cân nặng, tầm vóc cũng như trí não trong tương lai.

Các loại sữa tăng cân cho trẻ được chuyên gia khuyên dùng

Một số dòng sữa tăng cân cho trẻ chất lượng tốt, được chuyên gia khuyên dùng là:

Đây là sản phẩm được sản xuất bởi công ty TNHH thương mại Nutri Việt Nam, phù hợp với trẻ 1 – 10 tuổi biếng ăn, tiêu hóa kém, gầy yếu. Trong 205ml sữa Etomil Kid AZ cung cấp 247.3 kcal năng lượng, 15g protein, 29.5g đường bột, 18g chất béo, 6.8mg DHA, 88.02mg MCT, 351mg canxi, 25,92g MK7, 16.2mg chất xơ cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Đây là dòng sữa cao năng lượng, hàm lượng đạm cao, hỗ trợ bé tăng cân, phục hồi sức khỏe tốt, hỗ trợ, hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thụ. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp bé cải thiện chiều cao, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác.

Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?
Sữa Etomil Kid AZ (900g) cao năng lượng cho trẻ nhẹ cân và suy dinh dưỡng

Xem chi tiết sản phẩm tại: Sữa Etomil Kid AZ (900g) cao năng lượng cho trẻ nhẹ cân, biếng ăn và suy dinh dưỡng

Sản phẩm này được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho trẻ thấp còi, nhẹ cân, kém phát triển. Trong 100g bột sữa Opticare Pedia cung cấp 472 kcal năng lượng, 15g đạm, 20.8g chất béo cùng MCT, DHA, Colostrum, Lysine, Canxi, Kali và rất nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu khác. Sữa Opticare Pedia có các vitamin nhóm B, kẽm, năng lượng, đạm whey kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt, tăng cường khả năng phân giải và hấp thụ dưỡng chất để tăng cân hiệu quả. Bên cạnh đó, sữa còn giúp trẻ giảm táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, phát triển hệ thần kinh, xương, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch,…

Opticare Pedia
Sữa tăng cân Opticare Pedia được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho bé

 

Xem chi tiết sản phẩm tại: Sữa Opticare Pedia – Tiêu hoá khoẻ mạnh, tăng cân đều

Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, quy trình nghiêm ngặt, sữa ColosBaby Gold 0+ là sản phẩm chất lượng giúp trẻ 0 – 12 tháng tuổi tăng cân, phát triển tốt. Trong 100ml sữa pha chuẩn có chứa 80 kcal năng lượng, 1.92g đạm, 4.92g chất béo, 0.35g chất xơ FOS, hàm lượng IgG cao. Sản phẩm này hỗ trợ nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ, kích thích vị giác, cân bằng hệ vi sinh đường ruột để tăng cân hiệu quả. 

Sữa tốt cho bé 0-6 tháng tuổi
Sữa ColosBaby Bio Gold 0+ 800g có công thức dinh dưỡng độc đáo hỗ trợ bé phát triển tối ưu

Xem chi tiết sản phẩm tại: Sữa Colosbaby Gold 0+ 800g- MIỄN DỊCH KHỎE và TĂNG CÂN TỐT

Qua bài viết trên của H&H Nutrition, bé ăn được mà không tăng cân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan và chủ quan. Các nguyên nhân chính có thể kể đến như chế độ dinh dưỡng, hệ tiêu hóa, thói quen ăn uống, thực đơn,…

Hy vọng từ bài viết này sẽ giúp mẹ sẽ thay đổi cách chăm sóc trẻ để bé được phát triển toàn diện không thiếu hoặc thừa chất. Cuối cùng đừng quên tẩy giun định kỳ cũng như kiểm tra chiều cao cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Nếu như còn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết của H&H Nutrition để có cuộc sống lành mạnh.

Xem thêm:

BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bé ăn được mà không tăng cân - Nguyên nhân do đâu?





    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition