Bệnh lao phổi nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Bệnh lao phổi nên ăn gì? Cụ thể người bệnh nên bổ sung kẽm, vitamin, chất xơ… Sau đây, chuyên gia dinh dưỡng của H&H Nutrition sẽ cung cấp đến bạn các thông tin cần thiết.

Bệnh lao phổi có thể gây ra nhiều nguy hại cho người bệnh. Những bệnh nhân lao phổi cần được điều trị, cũng như chăm sóc với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Bệnh lao phổi nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi chung của nhiều người. Từ bài viết dưới đây, chuyên gia dinh dưỡng của H&H Nutrition sẽ cung cấp đến bạn các thông tin bổ ích liên quan đến dinh dưỡng cho người bệnh lao phổi.

Tổng quan về bệnh lao phổi?

benh-lao-phoi-nen-an-gi-1
Bệnh viêm phổi là bệnh truyền nhiễm

Trước khi các chuyên gia dinh dưỡng của nhà H&H Nutrition giải đáp đến bạn thông tin xoay quanh việc bệnh lao phổi nên ăn gì? Bạn cần nắm rõ về tổng quan  căn bệnh này trước, điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện và phòng ngừa tốt nhất.

Lao phổi được biết đến như một loại bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi vi khuẩn lao tên Mycobacterium Tuberculosis. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể như phổi, xương khớp, ruột, não,… Trong đó, bệnh lao phổi là phổ biến nhất và nó cũng là nguồn lây bệnh cho những người xung quanh.

Bệnh viêm phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra, với những người bệnh lao phổi mức độ nặng sẽ có khả năng lây lan cao khi họ ho, hắt hơi,… Những người xung quanh vô tình hít phải không khí có chứa trực khuẩn lao sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý, không phải ai hít phải trực khuẩn lao đều sẽ bị bệnh mà do hệ miễn dịch tác động, giúp ngăn chặn không cho vi khuẩn có thể phát triển, sinh sôi. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn yếu, nó không có khả năng kháng khuẩn sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh lao.

Bệnh lao phổi thường có các biểu hiện như thế nào?

Bên cạnh các thông tin tìm kiếm về việc bệnh lao phổi nên ăn gì thì thông tin về biểu hiện của bệnh cũng được nhiều người quan tâm. Bạn cần nắm bắt các biểu hiện bệnh sớm để kiểm soát bệnh được tốt hơn.

  • Ho và khạc đờm: Ho là một triệu chứng của bệnh phổi cấp tính và mãn tính. Người bệnh bị ho trên 3 tuần không phải do viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, giãn phế quản mà đã dùng thuốc nhưng không thuyên giảm thì bạn cần nghĩ ngay đến bệnh lao phổi.
  • Triệu chứng ho khạc đờm xanh trên 3 tuần không thuyên giảm.
  • Ho ra máu: Ho do các nguyên nhân khác thường không kèm theo máu, nhưng bị ho ra máu là triệu chứng quan trọng của bệnh lao. Một triệu chứng thường gặp ở người bị lao phổi, thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.
  • Bị đau ngực và khó thở: Đây cũng là biểu hiện dễ nhận thấy của người bị lao phổi. Ho nhiều gây ức chế lên phế quản, gây khó thở và đau ngực.
  • Bị sụt cân: Những người bệnh bị sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng,… Dù đã bồi dưỡng nhiều cách nhưng cân nặng vẫn không thể cải thiện. Lúc này, hãy nghĩ đến bệnh lao.
  • Sốt về chiều.
  • Đổ mồ hôi đêm: Bệnh lao có thể gây mất ngủ do ho và sốt, kèm theo là đổ mồ hôi đêm. Bạn cần lưu ý vì đây cũng là biểu hiện quan trọng của bệnh lao.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi và chán ăn: Cơ thể người bệnh luôn cảm thấy thiếu ngủ, mệt mỏi, không muốn ăn và lúc nào cũng cảm thấy không còn năng lượng, chỉ muốn nằm cả ngày.

Bạn cần lưu ý không phải ai bị bệnh lao cũng có tất cả các biểu hiện kể trên, có nhiều người chỉ xuất hiện một vài triệu chứng nhẹ. Bên cạnh đó, các biểu hiện này cũng thường gặp ở các bệnh khác không phải bệnh lao. Vì vậy, để biết mình có mắc bệnh lao không thì bạn nên đến thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho  bệnh nhân lao phổi

Để biết chính xác bệnh lao phổi nên ăn gì và kiêng gì ở thông tin tiếp theo. Đầu tiên bạn cần có thông tin chính xác nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho người bệnh.

Khi bị tấn công bởi các vi khuẩn lao phổi, lúc này phổi của người bệnh bị tổn thương gây ra mệt mỏi, sức đề kháng yếu, bị ho liên tục, miễn dịch giảm dần,… Gây ra tình trạng chán ăn, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân. Vì vậy cần chú trọng cải thiện chế độ dinh dưỡng cho những người mắc bệnh lao phổi để có thể giúp tăng hiệu quả điều trị và người bệnh cũng nhanh chóng hồi phục.

Cụ thể cần chú ý 3 điều sau khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh lao phổi:

  • Năng lượng nạp vào sẽ tùy theo thể trạng, có nghĩa phải phù hợp với chỉ số BMI của người bệnh. Nếu là người gầy, cần ăn nhiều để đạt được chỉ số BMI trên 18,5. Nếu người bệnh có thể trạng bình thường thì lượng thức ăn cần nạp vào không thay đổi.
  • Các loại thức ăn trong bữa ăn cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: Đường, đạm, dầu mỡ, Vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, ưu tiên cung cấp lượng đường có trong quả chín để thải độc gan và hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
  • Những món ăn cho người bị bệnh lao phổi cần đa dạng để dễ hấp thu, đầy đủ dưỡng chất và tạo sự kích thích ăn uống. Vì người bệnh lao dễ chán ăn do tác dụng phụ của thuốc điều trị lao phổi.

Người bị bệnh lao phổi nên ăn gì và kiêng gì tăng cường miễn dịch?

benh-lao-phoi-nen-an-gi
Thực đơn cho người bị lao phổi

Các chuyên gia dinh dưỡng của H&H Nutrition sẽ giúp bạn giải đáp cho câu hỏi người bệnh lao phổi nên ăn gì và kiêng gì, dựa vào nguyên tắc chung của chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi.

Người bị bệnh lao nên bổ sung gì?

Bổ sung khoáng chất

  • Kẽm: Yếu tố cần thiết cho sự đông máu và có tác dụng giảm tốc độ lão hóa da, tăng tốc độ hồi phục vết thương, cân bằng hệ miễn dịch. Trong quá trình điều trị, người bệnh lao có thể bị thiếu hụt kẽm do tác dụng của thuốc dẫn đến người bệnh chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Trong khẩu phần ăn mỗi ngày, người bệnh cần được bổ sung kẽm trong những thực phẩm như: Đậu hà lan, lòng đỏ trứng gà, hải sản, thịt lợn nạc,…
  • Sắt: Một chất quan trọng tạo nên thành phần hemoglobin của hồng cầu, và là thành phần không thể thiếu trong nhân tế bào. Người bị lao phổi thường bị thiếu máu do thiếu sắt, vì vậy người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng giàu sắt. Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều sắt vào trong khẩu phần ăn gồm: Nấm hương, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ,…
  • Những thực phẩm có chứa nhiều Kali: Thực phẩm này có vai trò tăng sinh các tế bào khỏe mạnh, làm giảm xuất huyết. Thực phẩm chứa nhiều Kali như: Gan, rau xanh, khoai tây, dầu thực vật,…

Bổ sung thêm chất xơ

Khi được nhắc bệnh lao phổi nên ăn gì thì chất xơ là một thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn. Chất xơ có vai trò giúp người bệnh cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hay táo bón. Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ: Phomai, rau xanh, trái cây,…

Tăng cường bổ sung Vitamin

Vitamin là một chất quan trọng, không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày. Người bị lao phổi cần bổ sung các loại Vitamin sau:

  • Vitamin A, E, C: Những chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể người. Chúng sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhờ đó tránh nhiễm khuẩn và quá trình oxy hóa. Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, E, C là: Rau có màu xanh, thịt gà, thịt bò, gan,…
  • Vitamin K, itamin nhóm B: Vì đường tiêu hóa của người bệnh bị tổn thương dẫn đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém, gây thiếu hụt Vitamin K và Vitamin nhóm B. Sự thiếu hụt này có thể làm trở ngại quá trình đông máu, làm giảm chức năng của hệ miễn dịch hay gây viêm dây thần kinh ngoại biên.

Người bị lao phổi không nên ăn gì?

Sau khi tìm hiểu về việc người bệnh lao phổi nên ăn gì thì những nhóm thực phẩm không nên ăn cũng được quan tâm. Điều này nhằm hỗ trợ xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp quá trình điều trị được tốt hơn.

Người bệnh lao cần phải kiêng một số loại thức ăn để giảm tình trạng sốt kéo dài, rối loạn thần kinh, hay ra mồ hôi trộm. Ngoài ra, những loại thực phẩm này có thể khiến người bệnh ho dai dẳng và nhiều hơn, có thể khạc đờm ra máu. Đồng thời làm giảm công dụng của thuốc, gia tăng các tác dụng phụ nguy hiểm.

  • Những loại thức ăn cay và nóng cần được hạn chế như: Gừng, ớt, tiêu,…
  • Những chất kích thích: Trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá,…
  • Những loại thức ăn đã được chế biến sẵn, có nhiều dầu mỡ,…

Mặt khác, dinh dưỡng của người bị lao phổi cũng cần được tham khảo từ bác sĩ điều trị trực tiếp. Bởi họ chính là người nắm rõ được tình trạng bệnh và có thể đưa ra các lời khuyên hợp . Việc nhận tư vấn dinh dưỡng và thiết kế thực đơn dinh dưỡng từ bác sĩ chuyên môn sẽ mang lại hiệu quả điều trị nhanh nhất.

Tóm lại, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục được sức khỏe. Hy vọng thông qua bài viết này, H&H Nutrition có thể giúp bạn tham khảo về vấn đề người bệnh lao phổi nên ăn gì và kiêng gì. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến việc vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh khạc nhổ bừa bãi để tránh gây lây lan cho những người xung quanh. Liên hệ với các chuyên gia dinh dưỡng của H&H Nutrition nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp.

>>> Xem thêm:

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bệnh lao phổi nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: Group:
    5/5 - (1 bình chọn)

    Đàm Thu Trang

    Tôi là Đàm Thu Trang. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition- Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho quý khách hàng nguồn kiến thức dinh dưỡng quý báu và thực tế giúp bạn có những chọn lựa thông minh, phù hợp nhằm duy trì một sức khỏe vàng. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành cùng khách hàng để đưa ra những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition