Bệnh tăng tiểu cầu là gì? Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Tiểu cầu và bạch cầu là hai thành phần chính trong máu cơ thể người. Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu hay không? Cùng H&H Nutrition tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Đối với nhiều người không phân biệt được bạch cầu và tiểu cầu thường hay nhầm lẫn các bệnh lý liên quan đến hai thành phần này. Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng và những thông tin liên quan đến bệnh lý ung thư máu cũng như sữa cho người ung thư.

Tổng quan về bệnh tăng tiểu cầu

Bệnh tăng tiểu cầu là gì?

Bệnh tăng tiểu cầu hay còn gọi là bệnh đa tiểu cầu là tình trạng tăng số lượng tiểu cầu trong máu vượt mức cho phép.

Phân loại bệnh tăng tiểu cầu

Bệnh tăng tiểu cầu được chia làm hai loại chính bao gồm:

  • Tăng tiểu cầu nguyên phát: là tình tình trạng tế bào gốc trong tủy xương bị bất thường và tạo ra quá nhiều tiểu cầu mà không rõ nguyên nhân nhưng không gây ảnh hưởng đến các tế bào máu khác.
  • Tăng tiểu cầu thứ phát: là tình trạng xảy ra khi một bệnh lý, một điều kiện hoặc một tác nhân bên ngoài nào đó làm gia tăng số lượng tiểu cầu. Nhưng các tế bào tiểu cầu trong tăng tiểu cầu thứ phát đều là bình thường.

Nguyên nhân gây nên bệnh tăng tiểu cầu

  • Tăng tiểu cầu nguyên phát: Hiện chưa rõ nguyên nhân gây nên tình trạng tăng tiểu cầu nguyên phát ở người mắc bệnh tăng tiểu cầu nguyên phát. Tuy nhiên, có một số do yếu tố di truyền mang tính hiếm gặp hoặc do đột biến di truyền gây nên.
  • Tăng tiểu cầu thứ phát: Một số điều kiện bên ngoài gây nên bệnh tăng tiểu cầu thứ phát như thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu tan huyết, ung thư, phản ứng của cơ thể đối với thuốc gây nên, bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như lao,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng tiểu cầu

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tăng tiểu cầu thường không có triệu chứng biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh nhân khi mắc bệnh tăng tiểu cầu thường có thấy đau đầu, chóng mặt hoặc choáng váng, đau ngực, sức khỏe giảm sút, thường hay bị ngất, thay đổi thị lực, tê hoặc ngứa ran gan bàn tay bàn chân,…

Bệnh lý tăng tiểu cầu thường được xác định chính xác nhất bằng việc thực hiện các xét nghiệm máu liên quan để chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần đo số lượng tiểu cầu trong máu.
  • Xét nghiệm phết máu để kiểm tra tình trạng về hình dạng của tiểu cầu.
  • Xét nghiệm gen di truyền để xác định nguyên nhân bệnh có phải do nguyên nhân di truyền.

Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu?

Ung thư máu là gì?

Ung thư máu là hiện tượng lượng bạch cầu tăng quá nhanh và quá nhiều trong thời gian ngắn. Dẫn đến tình trạng hồng cầu bị phá hủy khiến cho người bệnh thiếu hụt một lượng lớn hồng cầu trong máu.

Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu?
Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu? Những điều cơ bản về ung thư máu

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư máu?

Ung thư máu tuy khó phát hiện sớm nhưng thường xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo sớm như:

  • Xuất hiện các đốm đỏ trên da;
  • Nhức đầu dữ đội;
  • Đau xương khớp;
  • Mệt mỏi xanh xao do thiếu hồng cầu trong máu;
  • Thường xuyên bị sốt cao;
  • Liên tục chảy máu cam.

Dựa trên những kiến thức trên có thể kết đưa ra câu trả lời cho thắc mắc bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không? Bằng việc kết luận bệnh tăng tiểu cầu là một bệnh lý liên quan đến số lượng tiểu cầu và bệnh tăng tiểu cầu không phải là bệnh ung thư máu.

Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu?
Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?

Những hậu quả thường gặp của bệnh tăng tiểu cầu

Vai trò của tiểu cầu trong máu là tham gia vào quá trình đông máu của cơ thể. Chúng kết dính với nhau tạo thành cục máu đông để ngăn chặn sự chảy máu khi một mạch máu nào đó bị tổn thương hoặc tham gia quá trình hình thành cục máu đông trong mạch máu gọi là huyết khối. Do đó, nếu tăng tiểu cầu quá mức có thể gây nên một số hậu quả sau:

Huyết khối

  • Huyết khối hình thành trong thành mạch máu nhỏ ở tay chân sẽ khiến tay chân tê bì và đỏ. Có thể dẫn đến cảm giác bỏng rát dữ dội và đau nhói ở lòng bàn tay bàn chân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Huyết khối hình thành ở tim, mạch máu não gây nên các bệnh về tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim cực kỳ nguy hiểm.
  • Huyết khối hình thành ở bào thai đối với phụ nữ mang thai khiến cho nguy cơ sảy thai tăng cao hơn bình thường.

Xuất huyết

Gây các hiện tượng chảy máu cam, bầm tím xuất huyết trên cơ thể do lượng tiểu cầu hình thành cục máu đông trong trường hợp tăng tiểu cầu có thể sử dụng hết lượng tiểu cầu có trong cơ thể nên không đủ lượng tiểu cầu hàn gắn lại những tổn thương trên cơ thể.

Những lưu ý khi mắc bệnh tăng tiểu cầu

Đối với bệnh nhân khi đã mắc bệnh tăng tiểu cầu thì cần lưu ý những vấn đề sau để tránh các biến chứng nguy hiểm từ bệnh tăng tiểu cầu:

  • Bệnh nhân nên đi khám bệnh thường xuyên để kiểm tra mức độ tăng tiểu cầu trong máu và có hướng dẫn tư vấn điều trị và tư vấn dinh dưỡng cụ thể;
  • Nếu bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh sử dụng thuốc giảm tiểu cầu và có các phẫu thuật chỉ định can thiệp cần thông báo cho bác sĩ để có phác đồ chính xác cho từng bệnh nhân;
  • Bệnh nhân cần theo dõi các dấu hiệu của chứng huyết khối và chảy máu nếu có bất thường cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời;
  • Đối với việc chăm sóc dinh dưỡng hàng ngày bệnh nhân cần lưu ý trong việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng của bản thân sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân;

Những điều cần lưu ý trong thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư máu

Đối với bệnh nhân ung thư máu bên cạnh tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị thì bệnh nhân cần phối hợp chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý theo sự tư vấn dinh dưỡng của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị của người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư máu
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư máu

Bệnh nhân ung thư máu nên ăn gì?

Đối với bệnh nhân ung thư máu trong quá trình điều trị do tác dụng của thuốc hóa trị và xạ trị khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút. Do đó chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân cần lưu ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm đảm bảo tiêu chí sau:

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein giúp hỗ trợ cơ thể có sức đề kháng và tái tạo tế bào trong cơ thể.
  • Tăng cường thực phẩm giàu sắt giúp bù lại lượng sắt bị thiếu trong cơ thể để hình thành tế bào hồng cầu.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây yếu hệ miễn dịch từ bên ngoài đối với cơ thể. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Bệnh nhân ung thư máu không nên ăn gì?

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người bệnh trong việc tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân ung thư máu:

  • Không nên ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm để quá lâu hết hạn sử dụng điều này gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức đề kháng của cơ thể
  • Tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích nhằm giảm các bệnh liên quan đến tim mạch, gan, dạ dày. Ngoài ra, chất nicotin có trong thuốc lá ảnh hưởng đến hồng cầu trong máu làm cản trở quá trình điều trị ung thư máu.

Fortimel Protein và top 3 loại sữa cho người ung thư máu

Fortimel protein là sữa cho người ung thư là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hiệu quả cho bệnh nhân trong quá trình xạ trị và mất cảm giác ăn uống của bệnh nhân ung thư. Là nguồn thực phẩm được các bác sĩ và chuyên gia tư vấn dinh dưỡng khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư trong việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh.

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam phổ biến 3 loại sữa cho người ung thư máu là: Sữa Forticare, sữa Prosure, Sữa Fortimel. Là các loại sữa chuyên dành cho các bệnh nhân ung thư máu nhằm bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho bệnh nhân với các thành phần dinh dưỡng nổi trội.

  • Sữa Forticare – Sữa cho người ung thư máu với hàm lượng protein cao (11.3g/ 125ml) cung cấp 1,6kcal/ml giúp bệnh nhân có đủ năng lượng cho các các hoạt động của cơ thể. Đồng thời Forticare còn chứa các acid béo n-3 và omega 3 giúp chuyển hóa năng lượng tối ưu và an toàn cho hệ tim mạch. Sữa Forticare đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh và an toàn đối với hệ tiêu hóa.
Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu
Sữa Forticare

Chi tiết sản phẩm: Sữa FORTICARE Nutricia Hà Lan (125ml x4) – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân UNG THƯ

  • Sữa Prosure – Sữa cho người ung thư máu giúp bệnh nhân tăng cân làm giảm tình trạng sụt cân, mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư máu. Sữa Prosure chứa thành phần dinh dưỡng vượt trội như Protein, Fat, Carbohydrate, DHA, Sắt, Vitamin B1. Ngoài ra sữa giúp tăng khả năng hoạt động của hệ thống cơ xương trong quá trình hóa trị, xạ trị.
Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu
Sữa Prosure

Chi tiết sản phẩm: Sữa PROSURE 380g – Dinh dưỡng vàng cho bệnh nhân UNG THƯ

  • Sữa Fortimel Protein – Sản phẩm dinh dưỡng sữa cho người ung thư máu. Sữa  Fortimel protein thích hợp cho người bệnh giai đoạn ung thư ăn uống kém, tiêu hóa kém, người bị suy kiệt cơ thể do ảnh hưởng của quá trình hóa trị, xạ trị. Fortimel protein là dòng sữa cao năng lượng, giàu protein giúp bệnh nhân hồi phục khối cơ. Ngoài ra, công thức sữa còn bổ sung thêm các chất béo tốt giàu omega 3 – omega 6 hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, kháng thể giúp người bệnh nâng thể trạng khi hóa trị, xạ trị.
Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu
Sữa Fortimel Protein

Chi tiết sản phẩm: Sữa Fortimel Protein 125ml – Dinh dưỡng cao năng lượng cho người sau phẫu thuật, người già

Bài viết trên H&H Nutrition đã chia sẻ với bạn đọc những thông tin quan trọng về bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu hay không cũng như chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư máu. Hi vọng với những chia sẻ trên bạn đọc đã tích lũy cho mình những kiến thức về vấn đề này. Ngoài ra, H&H Nutrition với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn và thiết kế thực đơn phù hợp với từng cá nhân, từng loại bệnh lý khác nhau phù hợp với mục tiêu, tình trạng sức khỏe, thói quen hay sở thích ăn uống và điều kiện kinh tế gia đình nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Xem thêm: 

BS - Nguyễn Thị Xuân Huyền - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
BS Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Bệnh tăng tiểu cầu là gì? Tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline:

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Fanpage: H&H – Dinh dưỡng tối ưu

    Group:

    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition