Cân bằng thực đơn cho trẻ béo phì 9 – 10 tuổi

Tình trạng thừa cân béo phì không những ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động hằng ngày của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ do nguy cơ cao với các bệnh lý mạn tính. Từ nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ béo phì, cha mẹ có thể lựa chọn thực phẩm cho trẻ 9 và 10 tuổi hợp lý hơn cũng như xây dựng thực đơn cho trẻ trong giai đoạn tiền dậy thì một cách khoa học.

Thực đơn cho trẻ béo phì 9 - 10 tuổi
Thực đơn cho trẻ béo phì 9 – 10 tuổi

 Béo phì ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), béo phì là tình trạng mỡ được tích luỹ quá mức hoặc không bình thường tạo một vùng cơ thể hay toàn thân tới mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để biết chính xác và cụ thể tình trạng béo phì của trẻ, cần có sự đánh giá của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Béo phì ở trẻ 9 - 10 tuổi
Béo phì ở trẻ 9 – 10 tuổi

Trẻ béo phì có các yếu tố nguy cơ cao với các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,… ở giai đoạn hiện tại và những giai đoạn về sau. Các nghiên cứu cho thấy những tình trạng béo phì của trẻ có thể duy trì đến khi trẻ trường thành nếu không có chương trình quản lý cân nặng kịp thời.

Một số trường hợp trẻ béo phì tự ti với mọi người xung quanh, điều này tác động đến tâm lý trẻ. Một số trẻ bị tổn thương tâm lý kéo dài đến tuổi trưởng thành như trầm cảm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và chất lượng học tập của trẻ.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ béo phì 9 – 10 tuổi

Tạo cảm giác no trước bữa ăn cho trẻ béo phì

  • Cha mẹ có thể cho trẻ uống một ly nước, ăn một chén canh,… trước bữa ăn để tạo cảm giác no cho trẻ. Điều này giúp giảm lượng thức ăn trẻ ăn vào.
  • Nên cho trẻ ngừng ăn trước khi trẻ ăn quá no.

Phân chia lượng thức ăn cho trẻ theo từng buổi trong ngày

  •  Nên ăn nhiều hơn vào buổi sáng, giảm dần lượng thức ăn đưa vào cơ thể trẻ vào buổi chiều và tối. Hạn chế cho trẻ ăn sau 20 giờ.

Sử dụng thực phẩm nguyên vẹn

  • Cung cấp cho trẻ những thức ăn giàu chất xơ như khoai, bắp, rau củ,…nhằm đảm bảo nhu cầu năng lượng của trẻ, vừa bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn.
  • Nên cho trẻ ăn trái cây tươi ít ngọt thay vì uống nước ép vì chất xơ trong trái cây sẽ giúp trẻ no lâu hơn.

Giảm các thực phẩm nhiều tinh bột và chất béo

  • Thực đơn cho trẻ béo phì nói chung và cho trẻ béo phì 9 – 10 tuổi nói riêng cần hạn chế tinh bột và chất béo.
  • Thay những món chiên xào nhiều dầu mỡ thành dạng hấp, luộc, nướng vừa làm đa dạng thực đơn của trẻ vừa giúp cải thiện được tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ.
  • Giảm các thực phẩm như bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas, thức ăn nhanh,… vì các thực phẩm này giàu năng lượng nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp làm tăng tình trạng béo phì ở trẻ.
  • Ngoài ra nên cho trẻ uống sữa tách béo, sữa ít đường hoặc không đường, sữa chua,… 

Chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chia nhỏ bữa với cùng số lượng thức ăn kết hợp với chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý sẽ tốt cho trẻ béo phì hơn rất nhiều. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp trẻ không bị đói trong thời gian dài, tránh được tình trạng ăn quá nhiều vào các bữa kế tiếp.

Giúp trẻ tập trung trong khi ăn

  • Nếu cho trẻ xem phim, chơi điện tử, đọc sách,… trong khi ăn, trẻ sẽ khó tập trung vào việc ăn uống của mình. Trẻ bị phân tâm khi ăn sẽ không cảm nhận được vị ngon và tính chất của thức ăn, nhiều trẻ có xu hướng ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì.

Cần có sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình của trẻ béo phì

  • Cần bổ sung nhiều rau, trái cây vào khẩu phần ăn của trẻ béo phì và cả gia đình.
  •  Không tạo sự khác biệt quá lớn về thành phần dinh dưỡng của trẻ và các thành viên trong gia đình vì trẻ có thể cảm thấy “bị phân biệt”, dẫn đến quá trình giảm cân ở trẻ béo phì không đạt mục tiêu.
  • Các thành viên trong gia đình hạn chế để đồ ăn vặt trong nhà cũng như không ăn vặt khi ở gần trẻ. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong những bữa ăn chính để giúp trẻ cảm thấy “tích cực” hơn với bữa ăn chính, hạn chế ăn vặt.

Xem thêm: Bổ sung chất xơ cho trẻ béo phì

Cân bằng thực đơn cho trẻ béo phì 9 – 10 tuổi như thế nào?

Trong giai đoạn tiền dậy thì của trẻ, trẻ cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn. Với trẻ béo phì ở giai đoạn này cần có sự cân bằng giữa thể trạng của trẻ mà vẫn đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện. Sau đây, H & H Nutrition sẽ giới thiệu cho cha mẹ một số cách để xây dựng thực đơn cho trẻ béo phì 9 – 10 tuổi nhé!

Muối, đường

  • Trẻ béo phì phải hạn chế tiêu thụ đường, muối.
  • Trẻ trong giai đoạn tiền dậy thì cần sử dụng < 15 g đường( khoảng 3 muỗng cà phê) và  < 4 g( khoảng hơn 1 muỗng cà phê) muối/ngày.

Chất béo

  •  Chất béo là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng béo phì ở trẻ nhưng không có nghĩa là loại bỏ chất béo hoàn toàn ra khẩu phần ăn của trẻ.
  • Một tỷ lệ phù hợp chất béo trong cơ thể giúp cung cấp năng lượng và hấp thu vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ. Sử dụng chất béo từ thực vật như lạc, đậu nành, hướng dương,…  tốt cho trẻ hơn mỡ động vật.
  • Một phần mỡ tương đương với 5 g mỡ (khoảng 1 thìa cà phê), một phần dầu tương đương với 5 ml dầu ăn (khoảng 2 thìa cà phê).
  • Thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi: 5,5 phần/ngày.
  • Thực đơn cho trẻ béo phì 10 tuổi: 6 phần/ngày.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ 6 - 11 tuổi
Tháp dinh dưỡng cho trẻ 6 – 11 tuổi

Chất đạm

Chất đạm là chất căn bản cho sự sống của tế bào, giúp cơ trẻ nâng cao miễn dịch, sự phát triển của não bộ và nhiều vai trò quan trọng khác. Do đó, thực đơn của trẻ béo phì không thể cắt giảm quá nhiều chất đạm. Các thực phẩm như cá thu, cá hồi,… từ động vật hay nguồn dinh dưỡng giàu chất đạm từ thực vật như các loại đậu cũng rất tốt với chế độ ăn của trẻ thừa cân béo phì.

    • Một phần các thực phẩm giàu đạm cung cấp 7g protein tương đương: 38g thịt lợn nạc, 34g thịt bò, 87g tôm biển, 71g đậu phụ, 71g thịt gà, 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt,…
    • Thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi: 5 phần/ngày.
    • Thực đơn cho trẻ béo phì 10 tuổi: 6 phần/ngày.

Tinh bột

  • Tinh bột là một carbohydrate phức tạp, sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa là glucose – nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Việc cân bằng tinh bột trong chế độ ăn giúp trẻ béo phì đảm bảo đủ năng lượng cho các hoạt động hằng ngày.
  • Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên để trẻ ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt để trẻ được nhận nguồn dinh dưỡng cao nhất.
    • Một phần ngũ cốc và sản phẩm chế biến từ ngũ cốc cung cấp 20g glucid tương đương : 55g cơm ( ½  bát), 60g phở ( ½  bát), 80g bún ( ½  bát nhỏ), 38g bánh mỳ ( khoảng ½  ), 122g bắp luộc ( khoảng 1 trái bắp),…
    • Thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi : 10 – 11 phần/ngày.
    • Thực đơn cho trẻ béo phì 10 tuổi : 12 – 13 phần/ngày.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

  • Nhiều cha mẹ cắt khẩu phần sữa của trẻ béo phì mà không chú ý rằng đã vô tình ngừng cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao, não bộ,… của trẻ.
  • Cần thông thái chọn loại sữa phù hợp với thể trạng của trẻ như sữa ít đường, ít hoặc không có chất béo,…
    • Một phần sữa và chế phẩm sữa cung cấp 100mg canxi tương đương: 15mg phô mai, 1 cốc sữa 100ml, 1 hộp sữa chua 100g,…
    • Thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi : 5 phần/ngày.
    • Thực đơn cho trẻ béo phì 10 tuổi : 6 phần/ngày.

Trái cây và rau củ quả 

  • Trái cây và rau củ quả cũng cấp nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cho trẻ.
  • Cần đa dạng các loại trái cây và rau củ quả cũng như chọn nhiều màu sắc, thay đổi cách trang trí để kích thích thị giác của trẻ giúp trẻ dễ ăn hơn.  

Nước và các chất lỏng khác

  • Mỗi ngày trẻ 9 – 10 tuổi cần uống khoảng 1400ml gồm cả nước, sữa,… tương đương với khoảng 7 ly nước mỗi ngày để giúp cơ thể chuyển hóa tốt.

Xem thêm: Bổ sung sữa cho trẻ thừa cân béo phì nên hay không nên? 

Cân bằng thực đơn cho trẻ béo phì trong giai đoạn tiền dậy thì, nhất là trẻ ở giai đoạn 9 – 10 tuổi cần sự quan tâm, hỗ trợ của cha mẹ và gia đình. Trẻ béo phì nên có sự tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có sự đánh giá và tư vấn tốt nhất. Nếu đảm bảo được dinh dưỡng và chế độ vận động khoa học ở độ tuổi 9 – 10 tuổi, trẻ sẽ dễ duy trì được sức khỏe tốt trong giai đoạn dậy thì. Hy vọng với những thông tin H & H Nutrition đem lại sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn.

Ths. Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths. Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

1/5 - (2 bình chọn)

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition