DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI MẤT VỊ GIÁC VÀ KHỨU GIÁC HẬU COVID

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Lê Thị Thu Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Mất vị giác và khứu giác hậu Covid là những biến chứng kéo dài mà bệnh nhân nhiễm covid sẽ gặp sau khi đã điều trị khỏi bệnh

Mất vị giác và khứu giác thường xuất hiện khi bạn bị nhiễm covid và sẽ có thể kéo dài sau khi bạn đã điều trị khỏi bệnh. Tình trạng mất vị giác và khứu giác kéo dài sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại khác. Hãy cùng lắng nghe các chuyên gia dinh dưỡng H&H Nutrition tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng của mất vị giác và khứu giác là gì?

Thay đổi mất vị giác và khứu giác là triệu chứng phổ biến cùng với sốt, ho, khó thở; và thường xuất hiện sớm khi mắc Covid 19. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh, nhưng khi xuất hiện không có nghĩa là diễn tiến của bệnh nặng hơn.

mất khứu giác và vị giác hậu covid

Mất vị giác và khứu giác hậu Covid

Nghiên cứu khác nhau cho thấy có đến 20 – 50% bệnh nhân có rối loạn về mùi vị ở nhiều mức độ khác nhau như:

  • Mất hoàn toàn khứu giác.
  • Giảm khứu giác, khó phân biệt được các mùi khác nhau.
  • Rối loạn vị giác với các vị cơ bản như mặn, ngọt, chua, đắng…
  • Giảm khả năng nhạy cảm với các yếu tố hóa học từ thức ăn như: cảm giác cay nóng của ớt, cảm giác mát lạnh của bạc hà hay hơi ấm của gừng.
  • Thay đổi vị giác, khứu giác qua việc việc cảm nhận một số mùi vị không tồn tại như: mùi kim loại, mùi khét, mùi tro, mùi tủ lạnh, mùi thịt thối…

Tại sao Covid 19 ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác?

Khứu giác và vị giác kết hợp với nhau để tạo sự ngon miệng khi ăn. Mùi được giải phóng khi chúng ta nhai thức ăn, kết hợp với các vị cơ bản từ đầu lưỡi như mặn, ngọt, chua, đắng, umami…để tạo trải nghiệm thống nhất về mùi vị. Ví dụ khi ăn một thỏi socola, nếu mất khứu giác, lưỡi chỉ nhận được vị đắng khó chịu. Nên đa số bệnh nhân mất khứu giác sẽ đi kèm với triệu chứng mất vị giác.

Cơ chế mất mùi trong COVID-19 vẫn đang được khám phá và tìm hiểu. Nguyên nhân chính xác chưa được xác định rõ, nhưng có thể là do tổn thương các tế bào thần kinh khứu giác, cùng với tình trạng viêm và phù nề niêm mạc mũi ngăn cản tế bào thần kinh khứu giác tiếp nhận mùi hương.

Ảnh hưởng của mất vị giác và khứu giác

Đa số mọi người sẽ phục hồi vị giác và khứu giác trong vài tuần và không để lại tác động nghiêm trọng nào, nhưng khoảng 10% người mắc bệnh sẽ diễn tiến dai dẳng.

Việc thay đổi vị giác, khứu giác nghe có vẻ là vấn để nhỏ, không nguy hiểm đến sức khỏe của người mắc. Nhưng ai gặp cảm giác này mới hiểu, thật khó có thể mô tả với những người chưa từng trải nghiệm nó.

Đây là hai trong năm giác quan quan trọng của con người. Mất hay giảm cảm giác về mùi vị đều ảnh hưởng đến chất lượng sống của người mất vị giác và khứu giác hậu covid.

mất khứu giác và vị giác hậu covidCovid-19 ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác

Việc thay đổi mùi vị đối với chế độ ăn uống có thể khiến gặp phải các vấn đề sau:

  • Một số người có xu hướng ăn nhiều hơn, vì lượng thức ăn nhiều mới đủ để cảm nhận được mùi vị thực phẩm và thỏa mãn trong ăn uống.
  • Một số người khác lại cảm thấy rất khó chịu về mùi và vị, chán ăn, không còn biết mình đang ăn cái gì, ăn ngon hay dở, giảm cảm giác đói, giảm lượng thức ăn và giảm cân.

Ngoài ra, không cảm nhận được mùi làm giảm chất lượng sống. Bệnh nhân sẽ không tận hưởng được mùi thơm của hoa, hay mùi hương quen thuộc của vợ/chồng hoặc con, cảm giác hôi miệng, tự ti vì hơi thở có mùi… Kết quả là tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần, tình trạng dinh dưỡng, cảm nhận bản thân, gia đình và mọi người xung quanh.

Lời khuyên dinh dưỡng cho người mất vị giác và khứu giác hậu Covid 19

Người sau khỏi bệnh COVID-19 nếu biết kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng và tập luyện sẽ giúp phục hồi mùi vị của mình. Dưới đây là những lời khuyên bạn có thể thử:

  • Hãy tập trung nhiều hơn vào màu sắc, kết cầu và sự đa dạng trong bữa ăn. Trang trí đĩa ăn trở nên bắt mắt, hấp dẫn.
  • Trộn nhiều kết cấu trong một bữa ăn. Ngay cả khi không cảm nhận được rõ mùi vị, bạn vẫn cảm nhận được nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, ăn sữa chua với trái cây sẽ hấp dẫn hơn là chỉ ăn riêng hũ sữa chua. Hãy nhai thật chậm để cảm nhận độ giòn – mềm, âm thanh phát ra khi cắn thức ăn đó.
  • Nếu vẫn có thể ngửi được thì đừng quên thêm một chút rau thơm, hương vị để món ăn hấp dẫn hơn.
  • Thay đổi nhiệt độ thức ăn: Nhiều người mất vị giác, khứu giác cho rằng thức ăn ở nhiệt độ mát hay lạnh sẽ dễ tiếp nhận hơn thức ăn nóng. Bạn có thể áp dụng kể cả với nước lọc, thử sữa chua, sinh tố, sữa lắc, salad hoặc trái cây đông lạnh.
  • Tạo niềm vui từ việc chế biến, trình bày bữa ăn, nấu những món mới, và tạo không gian ăn uống thoải mái, vui vẻ trong bữa ăn…

mất khứu giác và vị giác hậu covidThay đổi trong lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn

Thử nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác nhau

Bạn sẽ không tiếp nhận được mùi vị của thực phẩm này nhưng vẫn có thể bị hấp dẫn bởi thực phẩm khác. Hãy thử nhiều loại đồ ăn khác nhau để lựa chọn thực phẩm phù hợp trong giai đoạn này.

Ví dụ, đồ ăn có vị chua giúp tăng cường và kích thích vị giác, tăng tiết nước bọt để tiêu hóa thức ăn, giảm khô miệng. Hoặc thêm các gia vị, thảo mộc, nấm…để tăng hương vị thực phẩm.

Ăn món ăn yêu thích

Việc mất vị giác và khứu giác hậu covid làm ảnh hưởng đến chế độ ăn uống. Để tránh giảm cân có thể ưu tiên những thực phẩm yêu thích, tốt nhất là những thực phẩm lành mạnh, còn nếu những món này hơi không tốt cho cơ thể, hãy ăn với lượng vừa phải.

Chia thành các bữa nhỏ trong ngày

Với những ai cảm thấy việc ăn một bữa ăn lớn là áp lực, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ hơn, cách 2 – 4 tiếng để giảm nguy cơ chán ăn, hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Thử với thực phẩm dinh dưỡng bổ sung

Khi không muốn ăn gì, và cảm thấy việc uống dễ hơn nhiều thì những bữa ăn thay thế dạng lỏng, thực phẩm dinh dưỡng y học bổ sung… là lựa phù hợp để vừa cung cấp đủ năng lượng mà không quá áp lực trong quá trình ăn uống. Ví dụ:

mất khứu giác và vị giác hậu covid

Lên kế hoạch thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người mất khứu giác và vị giác hậu covid

  • Một ly sinh tố trái cây yêu thích cùng các loại hạt có thể sử dụng cho bữa phụ trong ngày nếu không thể ăn được trái cây nguyên quả.
  • Sử dụng thử những thực phẩm y học bổ sung dạng lỏng như soup xay, soup pha sẵn để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn dễ uống, tiện dụng, không cần chuẩn bị quá nhiều.
  • Thay vì dùng sữa bình thường, hãy dùng sữa cao năng lượng. Sữa cao năng lượng chứa nhiều calo hơn sữa bình thường với cùng thể tích. Người bệnh có thể nhận đủ năng lượng mà không cần áp lực phải uống quá nhiều.

Xem thêm: Thực phẩm dinh dưỡng y học

Với các vitamin và khoáng chất khác, lý tưởng nhất là bổ sung qua thức ăn, nhưng nếu ăn uống không đủ thì có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung để đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết. Hãy tìm nơi uy tín để chọn được sản phẩm phù hợp. Ưu tiên chọn sản phẩm có lượng vitamin và khoáng chất ở mức an toàn, chứa nhiều chất chống oxy hóa, omega 3. Giàu vitamin A, B, C và kẽm, … sẽ giúp tăng sức đề kháng và tăng ngon miệng của người bệnh.

Xem thêm: Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cơ thể

Uống đủ nước

Khi thiếu nước, khô miệng làm ảnh hưởng đến vị giác. Hãy uống đủ nước, uống ngụm nhỏ rải đều trong ngày. Có thể uống nước lọc. Hạn chế rượu và đồ uống quá ngọt, quá nhiều cafein vì tăng mất nước trong cơ thể.

Những yếu tố khác

  • Hãy kiên trì và linh hoạt

Nếu bạn bị mất vị giác với vị mặn, chua, có thể thử thức ăn có vị ngọt, chua nhiều hơn. Lắng nghe cơ thể và cho mình cơ hội thử lại những món ăn đó sau một thời gian.

  • Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục không chỉ giúp tăng sức đề kháng, duy trì sức khỏe mà còn khiến tinh thần thoải mái, tăng cường trao đổi chất, tăng hoạt động tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Từ đó, cơ thể sẽ tăng nhu cầu và việc ăn uống cũng dễ dàng hơn.

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt.

Việc này sẽ giảm mùi vị khó chịu trong khoang miệng, giúp ăn ngon miệng hơn.

Thử các cách khác nhau sẽ giúp cải thiện tình trạng mất vị giác, khứu giác. Vì nếu tình trạng mất khứu giác, vị giác kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bạn. Nếu vẫn gặp khó khăn, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn. H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế nơi giải đáp những thắc mắc dinh dưỡng, những băn khoăn lo lắng của bạn về sức hậu Covid. Cung cấp cho bạn dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng khoa học và hợp lý.

Xem thêm:

Bs. Trịnh Thị Cẩm Tuyên - Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Bs. Trịnh Thị Cẩm Tuyên – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI MẤT VỊ GIÁC VÀ KHỨU GIÁC HẬU COVID




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline: 

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    đánh giá post

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition