Viêm gan B là gì? Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác Sĩ Lê Thị Thu Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Nhiễm siêu vi viêm gan B (HBV) là vấn đề y tế toàn cầu, dù đã có vắc xin phòng ngừa an toàn và hiệu quả. Tình hình nhiễm siêu vi viêm gan B Theo WHO (2017), ước tính thế giới năm 2015 có khoảng 257 triệu người nhiễm HBV mạn và 884.400 người tử vong. Bệnh viêm gan B có thể gặp ở người lớn và trẻ em, trong đó ghi nhận ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân gây bệnh viêm gan B là gì? Viêm gan B có phải bệnh mãn tính không? Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không? H&H Nutrition xin chia sẻ những kiến thức bổ ích về bệnh lý này đến quý đọc giả.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B? Viêm gan B có phải bệnh mãn tính không?

Viêm gan B do Hepatitis B Virus (HBV) gây ra, thuộc họ Hepadnaviridae. Virus này có hình cầu, đường kính khoảng 42 nm. Lớp vỏ lipoprotein bao quanh có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Phần lõi chứa kháng nguyên: HBeAg và HBcAg. Vật liệu di truyền là DNA sợi kép. Câu hỏi đặt ra liệu rằng: Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

Thời gian ủ bệnh của siêu vi HBV từ 3 đến 6 tháng. Giai đoạn đầu, virus gây bệnh viêm gan B cấp tính. Sau 6 tháng, nếu cơ thể vẫn còn sự hiện diện của virus đang hoạt động thì được gọi là viêm gan B mãn tính và nguy cơ sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan và có thể mang gánh nặng bệnh tật suốt đời. Trong trường hợp, nếu mẹ bị viêm gan B có lây sang con không? Và con có bị viêm gan mãn tính không? Tất cả sẽ được chia sẻ trong phần sau.

Viêm gan B có lây qua đường nước bọt không?

Bệnh viêm gan B, có thể diễn tiến cấp tính hoặc mãn tính, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Bệnh này liệu có lây truyền không? Và nếu lây thì qua những con đường nào?

Người là nguồn dự trữ chính của siêu vi HBV. Tải lượng virus HBV trong cơ thể người:

  • Cao nhất: ở trong máu
  • Trung bình – thấp: ở trong tinh dịch, dịch âm đạo, nước bọt
  • Rất thấp: ở nước tiểu, phân, sữa mẹ, dịch tiết hô hấp, nước mắt, mồ hôi

Bệnh viêm gan B có khả năng lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường tiếp xúc với máu người bệnh. Tình huống có thể gặp như chấn thương, vết thương hở, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tiêm chích, ngoài ra còn qua đường quan hệ tình dục,…

Trong các dịch tiết như nước bọt, nước tiểu, nước mắt, dịch tiết hô hấp,… có sự tồn tại của siêu vi viêm gan B (HBV) tuy nhiên với mật độ thấp. Đối với các bệnh truyền nhiễm ngoài yếu tố có sự xuất hiện của các tác nhân thì tải lượng (hay mật độ) của chúng phải đủ lớn thì mới sinh thành bệnh. Vì vậy, giải đáp cho câu hỏi: “ Viêm gan B có lây qua đường nước bọt không?” thì câu trả lời là có thể lây nhiễm nhưng tỷ lệ xác suất rất thấp.

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?
Viêm gan B có lây qua đường nước bọt không?

Xem thêm: Viêm gan B có lây qua đường nước bọt không? Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

Theo khảo sát của WHO, có hơn 90% trẻ em sinh ra từ mẹ bị nhiễm viêm gan B, có thể bị lây HBV và sau này sẽ diễn biến sang mãn tính, đe dọa xơ gan lúc trưởng thành.

Điều này được giải thích là do bào thai trong bụng lớn lên nhờ được nuôi dưỡng bởi máu của mẹ qua nhau thai. Khi mẹ bị nhiễm viêm gan B, trong máu của người mẹ có chứa rất nhiều virus HBV. Lượng lớn virus này trong máu sẽ truyền từ mẹ sang con. Tỷ lệ trẻ bị lây bệnh càng cao vào tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ) và sau khi sinh nếu không có biện pháp bảo vệ. Lời khuyên đến những người mẹ khi có ý định mang thai nên xét nghiệm kiểm tra bệnh viêm gan B để nắm được tình trạng sức khỏe bản thân và có phương pháp dự phòng cho thai nhi.

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?
Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

Thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan B

Vậy với những bệnh nhân bị viêm gan B cần có chế độ ăn uống như thế nào?

Theo các bác sĩ và chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, những bệnh nhân bị viêm gan B sẽ được thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Với các nguyên tắc dinh dưỡng như sau:

  • Đảm bảo việc duy trì hoạt động bình thường của gan, tránh xáo trộn tình trạng sinh học bình thường của cơ thể.
  • Bảo vệ các tế bào gan, tránh để các tế bào gan hoạt động quá sức sẽ nhanh chóng dẫn đến suy kiệt và tổn thương.
  • Cung cấp nguyên liệu cần thiết cho việc chỉnh sửa các hư hỏng của tế bào và phục hồi các tế bào bị tổn thương.

Thực phẩm chứa đạm

Nhu cầu đạm của bệnh nhân viêm gan B phụ thuộc vào chức năng gan.

  • Trong giai đoạn viêm gan cấp: gan còn hoạt động như bình thường nên nhu cầu chất đạm có thể tăng hơn bình thường một chút (khoảng 1.2-2g/kg/ngày) để ngăn chặn tình trạng thoái biến đạm nội sinh.
  • Khi chức năng gan bị suy giảm: cần giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn (dưới 0.8g/kg/ngày) nhằm giảm tải cho tế bào gan đang hoạt động.
  • Ưu tiên chọn các loại đạm trắng hay còn gọi là đạm thực vật như các loại đậu đỗ, đậu hũ, đậu nành,…hoặc đạm từ gia cầm. Lưu ý trong khẩu phần mỗi bữa ăn nên phối hợp nhiều loại thực phẩm cung cấp đạm khác nhau thay vì chỉ tập trung 1 loại thực phẩm duy nhất như bữa cơm phải có thịt, có cá, có đậu,…

Thực phẩm tinh bột

Nên lựa chọn các loại thực phẩm tinh bột thô (ít qua chế biến) như: Bột mì, gạo tẻ, đậu tương, đậu đen, đậu xanh…Đây đều là những thực phẩm tốt cho người viêm gan B, chúng chứa nhiều năng lượng giúp cơ thể cải thiện tình trạng bệnh.

Thực phẩm chứa chất béo

Chất béo nên chiếm khoảng 15-20% năng lượng khẩu phần ăn. Điều quan trọng là nên loại chất béo tốt là các chất béo không bão hòa có trong dầu thực vật (trừ dầu dừa) và dầu cá. Các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa tốt cho người viêm gan B như:

  • Dầu thực vật: Dầu ngô, dầu hướng dương, dầu mè,…
  • Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt mè, hạt hướng dương,…
  • Quả: Quả hạch và quả bơ
  • Ngũ cốc: Ngô, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành,…
Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?
Dinh dưỡng cho người viêm gan B

Vitamin

Vitamin là dưỡng chất thiết yếu cho con người, chúng giúp hệ miễn dịch của cơ thể phát triển góp phần tăng khả năng điều trị viêm gan B. Nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin cho bệnh nhân bị viêm gan B, trong đó chú ý các vitamin tan trong chất béo như: A, D, E, K

  • Thực phẩm giàu vitamin A: cá trích, cá hồi, các loại rau lá có màu xanh, khoai lang, bông cải xanh, bí đỏ, dưa hấu, mơ, xoài, ngũ cốc, trứng…
  • Thực phẩm giàu vitamin D: dầu gan cá, trứng cá (đen và đỏ), chế phẩm từ đậu nành (đậu hũ và sữa đậu nành), sữa, trứng,…
  • Thực phẩm giàu vitamin E: hạt hướng dương, hạnh nhân, rau bina, bơ, quả kiwi, cá hồi, tôm, dầu ô liu, dầu mầm lúa mì và bông cải xanh,…
  • Thực phẩm giàu vitamin K: cải bó xôi, cải xoăn, mùi tây, măng tây,…

Ngoài những thực phẩm kể trên, khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng, những bệnh nhân bị viêm gan B cũng được các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng khuyến khích sử dụng các loại sữa hỗ trợ tốt cho việc cải thiện bệnh. Đơn cử là dòng sữa sau:

Sữa dinh dưỡng Y học NUTRICARE LIVER

Sữa Nutricare Liver hỗ trợ giải độc và bảo vệ gan do hạn chế gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, rối loạn chức năng gan: thông qua Arginine và Methionine giúp giải độc gan, đường chất Choline làm giảm tích lũy mỡ gan. Cải thiện chức năng gan nhờ Selen, kẽm, vitamin nhóm B có trong thành phần. Ngoài ra, sữa còn giúp tăng cường miễn dịch và phục hồi sức khỏe: Sữa non Colostrum giàu kháng thể IgG: hỗ trợ cho hệ miễn dịch được tăng cường.

Đối tượng sử dụng: người trước và sau khi uống rượu bia, người có cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, ốm yếu, người sử dụng thuốc kéo dài, người có rối loạn chức năng gan như: viêm gan, xơ gan…

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?
Nutricare Liver

Xem thêm chi tiết sản phẩm: Sữa dinh dưỡng Y học NUTRICARE LIVER dạng BỘT (hộp 400g) – Dinh dưỡng tối ưu cho NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN CHỨC NĂNG GAN

Cách pha sữa: Cho 5 muỗng gạt Sữa Nutricare Liver (khoảng 45g) và 180ml nước đun sôi để ấm từ 45 – 50oC, khuấy đều trước khi uống. Sữa Nutricare Liver đã pha cần sử dụng hết trong vòng 3 giờ. Dùng khoảng 2 ly/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

H&H Nutrition chia sẻ đã phần nào giải đáp được thắc mắc của các đọc giả về việc “Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?”. Nếu quý đọc giả còn câu hỏi về bệnh hoặc quan tâm đến các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B hoặc cần thiết kế thực đơn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hãy liên hệ với công ty chúng tôi H&H Nutrition với đội ngũ chuyên gia tư vấn dinh dưỡng nhiều kinh nghiệm chuyên môn sẽ luôn đồng hành cùng quý đọc giả.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng - Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

Đặt lịch khám

Viêm gan B là gì? Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Fanpage: Group:
5/5 - (1 bình chọn)

Nguyễn Văn Trung

Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition