Mẹo để hạn chế thực phẩm có tính acid

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Viện trưởng

Chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm có tính acid có thể gây ra một số tác động tiêu cực đối với cơ thể. Ngày nay, mọi người đang hướng đến chọn theo phương pháp hạn chế hoặc loại bỏ những thực phẩm có tính acid ra khỏi chế độ ăn uống của mình thường ngày nhằm cân bằng được mức độ pH của cơ thể

Cơ thể là một hệ thống cân bằng nhờ sự phối hợp của các cơ quan và sự chuyển hoá, trong đó có hoạt động cân bằng acid – base máu nhờ các hệ đệm như phổi, thận… Chế độ ăn không ảnh hưởng nhiều đến pH máu. pH máu giảm thường do có bệnh lý như đái tháo đường, bệnh phổi, bệnh thận. Tuy nhiên, một số người chọn cách hạn chế thực phẩm có nhiều acid để giảm tải lượng acid đến thận. H&H Nutrition sẽ chia sẻ cho bạn mẹo để hạn chế thực phẩm có tính acid qua bài viết dưới đây nhé!

thực phẩm có tính acidDùng pH để đo độ xác định thực phẩm có tính acid

Tính acid là gì?

Thông thường, pH cho biết tính acid của một môi trường:

  • pH = 7 là trung tính.
  • pH thấp hơn là môi trường acid.
  • pH cao hơn là môi trường kiềm.

Ví dụ: acid trong pin cực cao (pH= 0), trong khi chất tẩy rửa có tính kiềm rất cao (pH= 14). Nước cất có pH ở mức trung tính là 7, không có tính axit cũng không có tính kiềm.

Trong cơ thể, các bộ phận khác nhau có độ pH khác nhau. pH máu lý tưởng là 7,35 – 7,45, hơi kiềm. Dạ dày có tính axit ở độ pH 3,5, giúp phân hủy thức ăn.

Thực phẩm có tính acid cao

Thức phẩm có tính acid khi độ pH dưới 4,6. Gồm:

  • Phomai.
  • Cá, hải sản.
  • Thực phẩm nhiều muối.
  • Thịt và thực phẩm giàu đạm.
  • Thực phẩm giàu tinh bột.
  • Nước ngọt có gas…

Các nghiên cứu về mối liên quan giữa ăn nhiều đạm động vật với tỷ lệ mắc bệnh mạn tính do thay đổi pH vẫn chưa rõ ràng.

Trái cây chứa nhiều acid

Dù hầu hết trái cây đều có tính acid, nhưng chúng lại có tác dụng kiềm hoá (làm giảm nồng độ acid trong cơ thể). Dưới đây là lượng acid được tạo ra trong quá trình tiêu hóa 100g các loại trái cây, giá trị âm có nghĩa là chúng là tạo môi trường kiềm hơn:

  • Chanh: -0,4
  • Mận: -1,7
  • Nho xanh: -2,4
  • Nho tím: -1,9
  • Lựu: -8,1
  • Quả việt quất: -0,6
  • Dứa: -1,1
  • Táo: -1,8
  • Đào: -1,5
  • Cam: -1,6
  • Cà chua: -1,8
  • Nho khô: -9.0
  • Blackberry: -1.0
  • Chuối: -5,2
Mẹo để hạn chế thực phẩm có tính acid
Chanh loại thực phẩm có tính acid cao

Dù trái cây có tính kiềm trong cơ thể, nhưng độ acid ban đầu có thể làm những ai bị loét hoặc trào ngược xuất hiện triệu chứng khó chịu như đau bụng, khó tiêu… Nên những người này thường được khuyên hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính acid.

Rau tươi

Giống như trái cây, rau có tính acid nhưng vào cơ thể lại có tác dụng kiềm. Dưới đây là lượng acid được tạo ra trong quá trình tiêu hóa 100g các loại rau tươi, giá trị âm có nghĩa là chúng là tăng tính kiềm:

  • Bắp cải trắng (sống): -1,5
  • Củ cải đường (thô): -5,4
  • Nấm đông cô (nấu chín): -0,2
  • Cải xoăn (thô): -2,6
  • Bí ngòi (nấu chín): -0,6
  • Rau bina (sống): -1,5
  • Dưa leo (sống): -2.0
  • Khoai tây (nấu chín): -1,7
  • Củ cải (sống): -4,7
  • Bí ngô (nấu chín): -1,9
  •  Atisô (nấu chín): -0,5

Đồ uống có nhiều acid

Tránh đồ uống có photpho cao như bia hoặc sôcôla. Đồ uống có gas chứa acid cacbonic, làm tăng tổng lượng acid trong cơ thể. Tốt nhất là uống nước lọc thông thường.

Thực phẩm ít có tính acid

Nghiên cứu cho thấy thức ăn ít có tính acid giúp hạn chế mất cơ, tăng cường trí nhớ và tỉnh táo.

Dưới đây là thực phẩm mà bạn có thể sử dụng vào chế độ ăn của mình:

Mẹo để hạn chế thực phẩm có tính acid
Đậu nành một trong thực phẩm có tính acid thấp
  • Đậu nành, đậu phụ, đậu lăng
  • Sữa và chế phẩm từ sữa
  • Hầu hết các loại rau tươi.
  • Hầu hết các loại trái cây
  • Thảo mộc và gia vị, trừ gia gia vị có nhiều muối.
  • Một số ngũ cốc nguyên hạt, như gạo lứt, yến mạch, kê, quinoa.
  • Chất béo tốt như dầu ô liu, bơ, quả hạch và hạt…

Ảnh hưởng của việc ăn quá nhiều thực phẩm có tính acid

Chế độ ăn nhiều đạm động vật, phomai, đồ uống có gas có thể tăng tính acid trong nước tiểu, gây sỏi acid uric… Ngoài ra, khi ăn quá nhiều thực phẩm có tính acid có thể làm giảm xương và cơ do khi pH của máu giảm, cơ thể sẽ sử dụng canxi từ xương để điều chỉnh lại pH trong máu.

Tuy nhiên, ăn một lượng vừa phải thực phẩm có tính acid cao trong chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với trái cây và rau quả không làm mất cơ xương hay làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Acid photphoric (nước soda sẫm màu), có liên quan đến mật độ xương thấp hơn. Quá nhiều acid cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh lý gan và tim mạch.

Nên hạn chế những thực phẩm ảnh hưởng đến sự cân bằng acid-bazơ máu dưới đây:

  • Muối và gia vị có lượng natri cao, như: nước tương, nước sốt, nước mắm, bột ngọt, bột canh…
  • Phomai như: mozzarella, Parmesan và brie.

Ăn đầy đủ với trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh. Thỉnh thoảng ăn đạm thực vật như đậu nành, đậu lăng, đậu phụ… thay cho đạm động vật. Đó là những cách để cân bằng acid máu và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Phòng ngừa

Nhiều nhà nghiên cứu đề xuất ăn nhiều nguồn thực phẩm tạo kiềm, như trái cây và rau quả,với tỷ lệ 3: 1. Độ pH của thực phẩm trước khi ăn không quan trọng bằng lượng acid hoặc kiềm tạo ra trong quá trình tiêu hóa hoặc chuyển hóa thực phẩm đó.

Tóm lại

Ở một người khỏe mạnh, cơ thể điều chỉnh pH máu chặt chẽ bằng một loạt các cơ chế phức tạp. Ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm không làm thay đổi nhiều pH trong máu.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống cân bằng gồm nhiều trái cây, rau, sữa và sữa chua, nhiều nguồn đạm thực vật hơn và hạn chế thực phẩm chế biến sẽ hữu ích để duy trì sự cân bằng acid / bazơ máu và tăng cường sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

H&H Nutrition là địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để bạn lựa chọn những sản phẩm bảo vệ sức khỏe tối ưu cho bạn và những người thân xung quanh bạn. Bên cạnh, bạn còn được chuyên gia tư vấn dinh dưỡng trực tiếp trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm và giải đáp mọi lo lắng của bạn.

Nguồn tham khảo

Tips for Limiting Acidic Foods: https://www.healthline.com/nutrition/acidic-foods#bottom-line  

Xem thêm

Mẹo để hạn chế thực phẩm có tính acidBs. Trịnh Thị Cẩm Tuyên– Chuyên gia dinh dưỡng tại H&H Nutrition

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    Mẹo để hạn chế thực phẩm có tính acid




    Địa chỉ:

    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline: 

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    5/5 - (1 bình chọn)

    Nguyễn Thị Thu Hà

    Tôi là Nguyễn Thị Thu Hà. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM ngành Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất.Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition