3+ Cách xử lý an toàn và hiệu quả cho trẻ 7 tháng bị tiêu chảy

Tiêu chảy là chứng bệnh phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên nếu không biết xử lí đúng cách có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, bị ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển toàn diện, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới ảnh hưởng tính mạng.. Trên toàn cầu, hơn 10 triệu trẻ em tử vong mỗi năm, trong đó khoảng 1,5 triệu trẻ em chết vì tiêu chảy.

Có 57,69% trường hợp tiêu chảy ở trẻ em trong độ tuổi 7-12 tháng.

trẻ 7 tháng tuổi bị tiêu chảy
Tiêu chảy ở trẻ 7 tháng luôn là mối quan tâm của nhiều gia đình

Hầu như bé nào cũng từng mắc tiêu chảy ít nhất một lần. Tiêu chảy kéo dài có thể gây ra tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng thậm chí là tử vong ở trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần có kiến thức để phòng tránh hiệu quả chứng bệnh này cho bé.

Xem thêm: Các sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em 7 tháng?

Tiêu chảy do vi rút

Rotavirus (đây là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cho trẻ từ 7-24 tháng tuổi).

Rotavirus là loại vi rút đường ruột phổ biến nhất, thường gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ và là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của hơn 610.000 trẻ em trên toàn thế giới hằng năm. Với biểu hiện đặc trưng là sốt, nôn mửa và tiêu chảy,… Rất nhiều trẻ đã tử vong do không được điều trị kịp thời.

Mắc vi rút rotavirus do:

  • Người và một số động vật như bò, cừu, khỉ, chó,… có thể là ổ chứa virus. Virus Rota có thể gây bệnh trên động vật như khỉ, trâu, bò, cừu, ngựa, chuột, chó, mèo, thỏ,… chưa trưởng thành và có thể từ đó lây bệnh cho người. Rota virus ở động vật có thể lây truyền trực tiếp sang người hoặc tái tổ hợp với các chủng rota gây bệnh trên người.
  • Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cao gấp nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.
  • Ăn bổ sung không đúng cách: Cho trẻ ăn thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng, thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến.
  • Nước uống không sạch (không đun sôi hoặc để lâu) hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
  • Dụng cụ, tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
  • Xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn.
  • Không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn…

Ngoài ra còn có các loại khác như: Calicivirus, Adenovirus, Astrovirus,…

Xem thêm: Tăng cường miễn dịch cho trẻ phòng ngừa tiêu chảy

Ký sinh trùng

Những loài kí sinh trùng mà thường gây tiêu chảy cho bé là Entamoeba Histolytica, Giardia Lamblia và Cryptosporidium. Xâm nhập chủ yếu qua đường ăn uống do ăn thực phẩm hoặc nước uống không hợp vệ sinh chúng ở tại đường tiêu hóa phát triển và gây bệnh, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy ở bé.

Do vi khuẩn

Ngoài những nguyên nhân do vi rút, ký sinh trùng thì vi khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ một số loại thường gặp như là:

  • E.coli: Gây 25% tiêu chảy cấp.
  • Trực trùng lị Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ.
  • Salmonella không gây thương hàn Campylobacter jejuni.
  • Vi khuẩn tả Vibrio cholera.

Ngoài ra ở trẻ 7 tháng tuổi, trẻ vẫn còn có thể bú sữa mẹ và chính việc sử dụng thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống cao huyết áp, antacid hay thuốc nhuận tràng cũng có thể dẫn đến tiêu chảy ở trẻ.

Nếu trẻ 7 tháng đã được ăn dặm thì bạn nên chú ý xem khẩu phần ăn của trẻ đã phù hợp với độ tuổi của trẻ chưa và nên điều chỉnh một chế độ ăn hợp lý cho trẻ.

Các dấu hiệu và triệu chứng trẻ em 7 tháng bị tiêu chảy

Thông thường, triệu chứng phổ biến nhất của tiêu chảy ở trẻ em là đi phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà trẻ bị bệnh có những triệu chứng như:

  • Phân có máu
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Mất kiểm soát nhu động ruột
  • Đau hoặc bị chuột rút ở bụn
  • Buồn nôn
  • Mất nước

Trẻ 7 tháng bị tiêu chảy phải làm sao?

trẻ 7 tháng bị tiêu chảy
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ khi bị tiêu chảy

Khi áp dụng các cách cầm tiêu chảy nhanh nhất tại nhà thì bố mẹ cần lưu ý tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

Bù nước để tránh mất nước do tiêu chảy cho trẻ 7 tháng

  • Cho trẻ uống ngay oresol, pha theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm với nước đun sôi để nguội Cần khuấy đều cho tới khi chất bột tan hoàn toàn trong nước. Không được pha với sữa, nước khoáng, nước canh, nước trái cây hoặc nước ngọt… và tuyệt đối không cho thêm đường.
  • Oresol: không điều trị tiêu chảy nhưng điều trị mất nước điện giải.
  • Oresol giữ được 24giờ sau khi pha.
  • Đối với trẻ em 7 tháng, cho uống liên tục nhiều ngụm nhỏ bằng thìa hoặc cốc nhỏ. 50ml/lần, ngày cho uống khoảng 2 – 3 lần.
  • Nếu trẻ nôn, chờ khoảng 10 phút rồi tiếp tục cho uống nhưng phải uống chậm hơn.
  • Nếu từ chối uống hoặc ói ngay sau khi uống thì cần theo dõi sát mất nước.
  • Tuyệt đối bạn không nên tự ý cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh vì kháng sinh vô tình tiêu diệt đi những vi khuẩn có lợi của trẻ làm cho bệnh của trẻ càng kéo dài hơn.

Xem thêm: Bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Với những trẻ đang bú mẹ thì cho bú càng nhiều càng tốt .Nếu cho bé ăn dặm ăn đồ ăn lỏng và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó, cho trẻ ăn thành nhiều bữa, tăng thêm ít nhất 2 bữa so với khi không bị bệnh; thức ăn cần nấu nhừ, dễ tiêu. Tuyệt đối không bắt trẻ bị tiêu chảy nhịn ăn vì sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh sẽ bổ sung cho hệ tiêu hóa của bé các vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại và các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Từ đó giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm dần tình trạng tiêu chảy, trướng bụng, đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.

Cần theo dõi chặt chẽ trẻ 7 tháng bị tiêu chảy, nếu không giảm (số lần đi lỏng và số lượng phân), cần cho trẻ đi bệnh viện ngay.

Xem thêm: Lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ 7 tháng bị tiêu chảy

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những biểu hiện sau

  • Có dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, không có nước mắt, lõm thóp (với trẻ dưới 18 tháng), không đi tiểu tiện trong khoảng 4-6 giờ, đòi uống nước thường xuyên,…
  • Sốt cao không thuyên giảm, li bì, co giật.
  • Ăn kém, bú kém.
  • Nôn nhiều.
  • Đi ngoài có máu.
  • Tiêu chảy dạng kiết lỵ.

Cách phòng tiêu chảy cho trẻ 7 tháng

trẻ 7 tháng bị tiêu chảy
Tiêm phòng cho trẻ 7 tháng để phòng ngừa tiêu chảy
  • Cẩn thận rửa tay và tay của con bạn sau khi ở nơi công cộng và trước khi ăn
  • Một số bệnh tiêu chảy lây lan qua thực phẩm, vì vậy nên rửa cẩn thận sản phẩm và nấu chín kỹ thịt và trứng.
  • Nên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi xử lý tã bẩn hoặc nôn.
  • Sử dụng khăn lau để làm sạch phòng tắm và thay đổi bàn.
  • Để phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ em 7 tháng: Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo nên tiêm chủng cho tất cả trẻ nhỏ để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Trên đây là một số chia sẻ của H&H Nutrition. Chúng tôi hi vọng với các thông tin trên có thể giúp các mẹ có thêm kiến thức hiểu biết về bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ từ đó có thể phòng tránh và chăm sóc các bé phát triển một cách toàn diện.

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trịcho trẻ em và người lớn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm.

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

  • Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
  • Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
  • Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
  • Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline: 088.8844.733

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

đánh giá post

Ths, Bs Đặng Ngọc Hùng

Là Founder của H&H Nutrition. Tốt nghiệp Đại học Y dược TP. HCM năm 2011. Tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa - chuyên ngành Y tế công cộng năm 2019. Hiện có chứng chỉ dinh dưỡng lâm sàng - Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, Chứng chỉ định hướng chuyên khoa dinh dưỡng lâm sàng - Đại học Y dược TP. HCM. Đã từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Giảng viên thỉnh giảng tổ chức phi chính phủ LIFE, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, Cao đẳng Đại Việt. Tác giả sách " DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - ĂN TRONG TỈNH THỨC".Website: https://dinhduongtoiuu.com/ths-bac-si-dang-ngoc-hung/Facebook: https://www.facebook.com/dang.ngochung.5