3+ Điều cần biết về CHẾ ĐỘ ĂN cho người UNG THƯ

Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Xuân Huyền - Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng - Chức vụ: Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế

Chế độ ăn cho người ung thư như thế nào để tăng cường sức mạnh và chống chọi tác động của bệnh là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Trong bài chia sẻ sau đây H&H Nutrition sẽ cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ nhất về dinh dưỡng, chế độ ăn cho người ung thư. Cùng theo dõi nhé

Ung thư là một căn bệnh quái ác, khi các tế bào trong cơ thể tăng sinh mất kiểm soát sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể từ đó hình thành nên các tổ chức ung thư. Các tổ chức ung thư sẽ phát triển xâm lấn vào các tổ chức lân cận xung quanh nó, nguy hiểm hơn nữa nếu các tổ chức ung thư di căn đến các bộ phận khác ở xa hơn trong cơ thể. Việc phát hiện và điều trị kịp thời ung thư là vô cùng cần thiết, cần phải phát hiện sớm và điều trị ung thư một cách kịp thời từ đó sẽ làm tăng thời gian sống cho bệnh nhân.

3+ Điều cần biết về CHẾ ĐỘ ĂN cho người UNG THƯ

Những tác động của chế độ ăn cho người ung thư

Trong quá trình điều trị ung thư, người bệnh có thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống để giúp tăng cường sức mạnh và chống chọi với các tác động của bệnh ung thư và quá trình điều trị ung thư. Ăn uống hợp lý khi đang điều trị ung thư có thể giúp người bệnh:

  • Cảm thấy tốt hơn.
  • Cung cấp năng lượng cho người bệnh.
  • Duy trì cân nặng, dự trữ chất dinh dưỡng.
  • Chịu đựng tốt hơn khi điều trị thuốc và hóa chất vào trong cơ thể.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng khi điều trị ung thư.
  • Chữa lành và phục hồi nhanh hơn.

Ăn uống điều độ có nghĩa là ăn nhiều loại thực phẩm để có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để chống lại bệnh ung thư. Những chất dinh dưỡng này bao gồm protein, chất béo, carbohydrate, nước, vitamin và khoáng chất.

Những chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn cho người ung thư

Chế độ ăn cho người ung thư - Những chất dinh dưỡng cần thiết cho người ung thư
Chế độ ăn cho người ung thư – Những chất dinh dưỡng cần thiết cho người ung thư

Protein

Người bệnh cần protein để để sửa chữa mô cơ thể bị tổn thương và giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Khi cơ thể người bệnh không nhận đủ protein, quá trình dị hoá diễn ra để cung cấp nhiên liệu cần thiết cho quá trình hoạt động của cơ thể. Điều này làm cho thời gian khỏi bệnh lâu hơn và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Những người mắc bệnh ung thư thường cần nhiều protein hơn bình thường. Sau phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, thường cần thêm protein để chữa lành các mô và giúp chống lại nhiễm trùng.

Các nguồn cung cấp protein dồi dào bao gồm cá, thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, trứng, các sản phẩm từ sữa ít béo, các loại hạt và bơ hạt, đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng, và các loại thực phẩm từ đậu nành.

Chất béo (Fat)

chế độ ăn cho người ung thư
Vai trò của chất béo đối với bệnh nhân ung thư

Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Chất béo và dầu là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Cơ thể hấp thu chất béo và sử dụng chúng để dự trữ năng lượng, vận chuyển một số loại vitamin qua máu.

Nên chọn chất béo không bão hòa (dầu ô liu, hạt cải và đậu phộng) và chất béo không bão hòa đa (hướng dương, ngô, hạt lanh và hải sản) thay cho chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.

Chất béo bão hòa chủ yếu được tìm thấy trong các nguồn động vật như mỡ động vật, sữa nguyên chất hoặc giảm chất béo, pho mát và bơ. Chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Một số loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe là thức ăn nhanh và bánh nướng được làm bằng dầu thực vật hoặc chế biến từ thực vật. Chất béo chuyển hóa có thể làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt.

Carbohydrate

Carbohydrate (chất đường bột) là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Carbohydrate cung cấp cho cơ thể nhiên liệu cần thiết cho hoạt động thể chất và chức năng cơ quan thích hợp.

Chất xơ là một phần của thức ăn thực vật mà cơ thể không tiêu hóa được. Có 2 loại chất xơ. Chất xơ không hòa tan giúp di chuyển chất thải thức ăn ra khỏi cơ thể nhanh chóng, và chất xơ hòa tan kết hợp với nước trong phân giúp phân mềm.

Các nguồn cung cấp carbohydrate khác bao gồm bánh mì, khoai tây, gạo, mì, mì ống, ngũ cốc, ngô, các loại đậu,… Đồ ngọt (món tráng miệng, kẹo và đồ uống có đường) có thể cung cấp carbohydrate, nhưng cung cấp rất ít vitamin, khoáng chất.

Những cách hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Chế độ ăn cho người ung thư
Cách bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh nhân ung thư

Chế độ ăn cho người ung thư nên được tư vấn bởi chuyên gia dinh dưỡng và thay đổi chế độ ăn, liệu pháp dinh dưỡng bao gồm đồ uống bổ sung dinh dưỡng, và hỗ trợ dinh dưỡng.

Một bệnh nhân ung thư không thể tiêu thụ đủ lượng calo và chất dinh dưỡng bằng đường miệng thông thường thì có thể được cho ăn bằng các cách phổ biến dưới đây:

  • Dinh dưỡng qua ống sonde: Các chất dinh dưỡng được cung cấp qua một ống đưa vào dạ dày hoặc ruột. Qua đó thức ăn được đưa trực tiếp vào dạ dày của bệnh nhân, đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng cho bệnh nhân nào không thể ăn bằng đường miệng hoặc ăn đường miệng không đủ.
  • Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch: Các chất dinh dưỡng được truyền vào máu, như đạm, đường, béo sẽ được thẩm thấu vào các tế bào qua đường máu giúp cung cấp tức thời nguồn dinh dưỡng cho người bệnh.

Các chất dinh dưỡng được cung cấp trong công thức lỏng có nước, protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.

Tuy vậy, việc người bệnh ăn uống qua đường miệng vẫn là phương pháp hiệu quả nhất. Việc sử dụng đường thay thế qua sonde hoặc tĩnh mạch chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư như:

  • Chán ăn.
  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Khô miệng.
  • Các vết loét miệng.
  • Thay đổi vị giác.
  • Đau họng và khó nuốt.
  • Rối loạn tiêu hoá.
  • Giảm cân nhanh.

Khi bệnh nhân chán ăn, không chịu ăn, có thể bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách sử dụng các loại sữa tăng cường protein, thay đổi chế độ ăn hàng ngày để người bệnh không cảm thấy nhàm chán, thường xuyên ăn nhiều bữa ăn nhỏ với đồ ăn nhẹ trong ngày. Ăn các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn khi cảm thấy khỏe hơn, ăn ngay khi đói để đảm bảo năng lượng luôn được cung cấp cho cơ thể.

Trên đây là những lưu ý cho bệnh nhân ung thư có thể đảm bảo được dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh việc bổ sung chế độ ăn cho người ung thư hằng ngày, các bệnh nhân cũng có thể sử dụng sữa cho người ung thư được các chuyên gia khuyên dùng.

Xem thêm: Top sữa cho người bệnh ung thư hàng đầu hiện nay

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

    3+ Điều cần biết về CHẾ ĐỘ ĂN cho người UNG THƯ




    Cơ sở chính: 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

    Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

    Hotline Tư vấn: 088 8977 433

    Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

    đánh giá post

    Nguyễn Văn Trung

    Tôi tên là Nguyễn Văn Trung. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM ngành Khoa học dinh dưỡng và Ẩm thực. Hiện tôi đang công tác tại H&H Nutrition - Hệ thống Dinh dưỡng y học đầu tiên tại Việt Nam. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những kiến thức y khoa và những lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe vàng và mang lại sức khỏe tốt nhất cho cộng đồng thông qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh. Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi kiến thức y khoa để mang đến cho khách hàng những giải pháp dinh dưỡng tối ưu nhất. Quy trình kiểm duyệt nội dung tại H&H Nutrition